Con cá ngừ vây xanh nặng 276 kg này được đánh bắt tại vùng biển Oma, tỉnh Aomori. Oma là khu vực nổi tiếng với cá ngừ vây xanh chất lượng cao và đây là năm thứ 14 liên tiếp cá ngừ từ vùng biển này được chọn là sản phẩm đấu giá cao nhất.
Yamayuki, một công ty trung gian chuyên cung cấp cá, đã thắng thầu với mức giá kỷ lục. Chủ tịch công ty, ông Yamaguchi Yukitaka, chia sẻ: "Con cá này được đánh bắt bởi một ngư dân giàu kinh nghiệm ở Oma. Kích thước, độ tươi và độ béo của cá đều đạt mức hoàn hảo."
Một con cá ngừ vây xanh trong phiên đấu giá tại Chợ Toyosu ở Tokyo, Nhật Bản ngày 5/1/2025. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2019, khi một con cá ngừ được bán với giá kỷ lục 333,6 triệu yen. So với mức giá 114,24 triệu yen của năm ngoái, giá năm nay tăng gấp đôi, phản ánh sự cạnh tranh mạnh mẽ và kỳ vọng lớn trong phiên đấu giá đầu năm.
Chủ tịch Hiệp hội Hợp tác Ngư nghiệp Oma, ông Kotaka Katsutoshi, gọi đây là "một kết quả ngoài mong đợi", đồng thời hy vọng mức giá cao này sẽ thúc đẩy các ngư dân tiếp tục phát triển nghề đánh bắt truyền thống.
Cá ngừ sẽ được phân phối đến các nhà hàng sushi cao cấp Ginza Onodera tại Tokyo, Osaka, Los Angeles và Hawaii. Với mức giá khoảng 750.000 yen/kg, mỗi phần sushi từ con cá này có thể lên tới 30.000 yen (khoảng 190 USD).
Ngành đánh bắt cá ngừ vây xanh ở Nhật Bản đang có dấu hiệu phục hồi. Từ năm 2025, hạn ngạch đánh bắt tại các vùng biển gần Nhật Bản dự kiến tăng 50% so với năm trước. Ông Hayama Toyomi, Giám đốc Hiệp hội các công ty trung gian tại chợ Toyosu, kỳ vọng năm 2025 sẽ tràn ngập cá ngừ chất lượng cao trong các phiên đấu giá.
Thông thường, giá cá ngừ tại chợ Toyosu dao động từ 1-1,5 triệu yen vào mùa đông, nhưng trong phiên đấu giá đầu năm, các mức giá cao thường được đưa ra như một cách khẳng định thương hiệu và mong muốn khởi đầu năm mới thuận lợi.
Không chỉ mang ý nghĩa về chất lượng, giá cá ngừ trong các phiên đấu giá đầu năm còn được coi là chỉ báo cho nền kinh tế Nhật Bản. Một số nhà phân tích nhận thấy sự liên quan giữa mức giá đấu giá cá ngừ đầu năm và chỉ số chứng khoán Nikkei.
Ví dụ, trong các năm 2013, 2017 và 2019, giá cá ngừ đạt đỉnh trùng hợp với sự tăng trưởng của chỉ số Nikkei. Năm 2024, cá ngừ từ Oma đạt mức giá hơn 100 triệu yen sau 4 năm, và chỉ số Nikkei tăng 19% kể từ đầu năm, dù không bằng mức tăng 28% của năm 2023.
Đánh bắt cá ngừ vào mùa đông là một hành trình khắc nghiệt, đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và yêu cầu cao về chất lượng. Các công ty trung gian như Yamayuki thường mua cá theo đơn đặt hàng từ nhà hàng hoặc nhà bán lẻ, khiến phiên đấu giá đầu năm không chỉ là nơi giao thương mà còn phản ánh xu hướng tiêu dùng của người Nhật trong năm mới.
Nguồn: VOH
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc trong tháng 11/2024 giảm 7% so với cùng kỳ năm 2023, với hai nhà cung cấp chính là Ecuador và Ấn Độ ghi nhận mức sụt giảm đáng kể về khối lượng.
Sau thời gian sụt giảm, trong tuần đầu tiên của năm 2025, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng Tháp tăng trở lại.
Ngày 7/1/2025, tại tỉnh Đồng Tháp, nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (IDI) làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng. Đây là nhà máy số 3 của doanh nghiệp này.
Phiên đấu giá đầu năm mới tại chợ Toyosu (Tokyo) ngày 5/1, một con cá ngừ vây xanh được bán với giá 207 triệu yen (khoảng 1,32 triệu USD), mức giá cao gấp đôi năm trước và cao thứ hai trong lịch sử.
Cá rô phi là đối tượng thủy sản nuôi phổ biến thứ hai toàn cầu, do đó, các tổn thất do dịch bệnh virus có thể tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Để giảm thiểu những tác động này, cần triển khai các chiến lược ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả tại các trang trại.
(vasep.com.vn) Năm 2024 vừa qua, ngành tôm phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy vậy, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu, là một trong những trụ cột kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển quốc gia.
Trong lĩnh vực thủy sản, ngành hàng cá tra vẫn tiếp tục đóng vai trò then chốt của tỉnh Đồng Tháp. Con cá tra từ lâu đã được xác định là ngành hàng chủ lực của tỉnh, diện tích nuôi cá thương phẩm đạt 2.630ha, với sản lượng 540.000 tấn. Không chỉ gia tăng về diện tích nuôi qua từng năm, tỉnh cũng rất chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị ngành hàng, xử lý bệnh gan thận mủ, bóng hơi, nhiễm khuẩn, và tận dụng phụ phẩm làm phân hữu cơ, góp phần giảm chi phí sản xuất. Đồng Tháp đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để đưa vào giống cá tra hậu bị cải thiện di truyền, tăng khả năng kháng bệnh và năng suất, dần thay thế đàn bố mẹ cũ.
Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu của nước ta và những thay đổi trong chính sách của quốc gia này (nếu có) sẽ ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
(TBTCO) - Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đã góp phần mở rộng các lợi ích của Hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khi các nước thành viên ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên (MRA).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn