Giá tôm giảm
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu tôm ở Cà Mau, từ sau Tết Nguyên đán năm 2020, giá tôm sú nguyên liệu tương đối ổn định, loại 20 con/kg giá 240.000 - 250.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng có xu hướng giảm. Cụ thể, chân trắng loại 100 con/kg giá 90.00 - 92.000 đồng/kg (giảm 10.000 - 15.000 đồng/kg). Tình hình giá tôm giảm làm người nuôi ở ĐBSCL lo lắng. Trước đó, vào năm 2019, giá tôm nguyên liệu một thời gian dài ở mức thấp khiến nhiều người chịu không nổi phải nuôi cầm chừng hoặc treo ao.
Đưa chúng tôi thăm ao tôm gần đến thời kỳ thu hoạch, ông Nguyễn Văn Phục (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) lo lắng: “Mới 2 tuần trước giá tôm loại 100 con/kg, thương lái mua trên 100.000 đồng/kg, nhưng bây giờ giảm sâu. Dù giá thời điểm này chưa phải là thấp lắm, nhưng nếu tiếp tục giảm thì người nuôi sẽ khốn khó”.
Cà Mau và Bạc Liêu là 2 tỉnh dẫn đầu ĐBSCL về xuất khẩu tôm. Theo Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu, trong tháng 1-2020, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 62 triệu USD, tăng trên 9% so với cùng kỳ. Còn tại Cà Mau, xuất khẩu tháng 1-2020 ước đạt 58 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ. Ông Trần Hoàng Em, Tổng thư ký Hội Chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau (CASEP), cho biết: Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm toàn tỉnh đạt trên 1,15 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng khoảng 6%-7%, tương đương hơn 102 triệu USD. Riêng tháng 1-2020, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 6,99 triệu USD. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đã thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tạm dừng việc giao hàng khiến cho việc xuất khẩu gặp khó khăn.
Mới đây, Sở Công thương tỉnh Cà Mau đi khảo sát trực tiếp tình hình hoạt động của 6 công ty xuất khẩu thủy sản trên địa bàn. Các doanh nghiệp cho biết, đối với xuất khẩu hàng qua Trung Quốc bằng đường bộ hiện nay tuy có nới lỏng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng bằng đường thủy, cơ bản vẫn hoạt động bình thường, không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, sức tiêu thụ hàng hóa của các đối tác Trung Quốc giảm, do hạn chế lưu thông, tiếp nhận nhập cảng, vận chuyển hàng hóa đi phân phối tiêu thụ.
Chủ động mở rộng thị trường
Theo nhận định của Sở Công thương các tỉnh ĐBSCL, nếu dịch Covid-19 kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường Trung Quốc và lan tỏa đến các thị trường lân cận, tác động xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu, như nguy cơ bị hủy đơn hàng do các nước thực hiện biện pháp hạn chế đi lại và đóng cửa kinh doanh. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp giảm sản lượng thu mua nguyên liệu tôm sẽ ảnh hưởng đến các hộ nuôi tôm, nhất là về giá thành.
Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu cho biết, để giải quyết những khó khăn do ảnh hưởng dịch, ngành công thương và các ngành hữu quan của tỉnh sẽ phối hợp trong chỉ đạo phát triển sản xuất và hỗ trợ doanh nghiệp. Ngành nông nghiệp phải đảm bảo được sản lượng tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về vùng nuôi, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh trong nuôi trồng thủy sản… Sản lượng tôm nguyên liệu tăng thì sản lượng tôm đông lạnh chế biến sẽ tăng, giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên. Bên cạnh đó, nếu việc xuất khẩu tôm đông lạnh nguyên con sang thị trường Úc và các thị trường khác được thực hiện, thì kim ngạch xuất khẩu sẽ cải thiện.
Tại Cà Mau, ông Nguyễn Việt Trung, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương tỉnh Cà Mau), nhìn nhận, sẽ theo dõi sát tình hình diễn biến dịch Covid-19 nhằm thông tin kịp thời cho doanh nghiệp có kế hoạch phù hợp; phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là về vốn. Ông Trung cho biết thêm: “Trước tình hình dịch Covid-19, sở khuyến cáo các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác; khai thác thị trường mới; tranh thủ, tận dụng cơ hội Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) đã được Nghị viện EU phê chuẩn, có hiệu lực trong những tháng tới, sẽ tạo kỳ vọng cho con tôm Việt Nam sang thị trường này nhiều hơn khi thuế giảm mạnh”. Theo hiệp định trên, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức cơ bản 12%-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, sẽ tạo lợi thế cho xuất khẩu tôm của Cà Mau và ĐBSCL.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn