Xuất khẩu được giá
Năm 2020 là năm thành công của ngành tôm, khi vượt qua nhiều thời điểm thăng trầm, xuất khẩu tôm đã cán đích 411.000 tấn, trị giá 3,73 tỷ USD, tăng 6,72% về lượng và 11,07% về trị giá so với năm 2019.
Mức tăng trưởng này sẽ không có gì đáng nói, nhưng trải qua một năm nhiều ngành hàng chao đảo vì Covid-19 thì kết quả mà ngành tôm đạt được là rất đáng kể.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định: “Năm 2020 là năm thành công đối với ngành tôm khi đã tận dụng tốt lợi thế từ FTA song phương và đa phương ở những thị trường lớn để duy trì và tăng thị phần trong bối cảnh nguồn cung và nhu cầu nhập khẩu tôm thế giới chịu tác động lớn từ Covid-19”.
Năm qua, Covid-19 đã khiến xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu tôm của thế giới có sự thay đổi lớn. Các sản phẩm tôm cỡ nhỏ và trung bình, dạng đông lạnh, đóng hộp, tiện dụng tăng, trong khi nhu cầu tôm tươi sống phục vụ ở những nhà hàng quán ăn giảm mạnh.
Trong bối cảnh đó, con tôm Việt Nam vẫn thẳng tiến tới các thị trường Mỹ, EU, Anh, Canada, Australia, Hồng Kông, Nga, Thụy Sỹ, với giá trị bật tăng so với năm 2019. Riêng xuất sang Mỹ đạt 81.400 tấn, trị giá 866,6 triệu USD, tăng 29,41% về lượng và tăng 32,88% về trị giá.
Xuất khẩu tôm sang thị trường EU đã tăng trở lại sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020.
Mục tiêu 4,5 tỷ USD không quá xa
Những ngày đầu năm 2021, ngành tôm đón thêm thông tin tốt lành khi Mỹ ra thông báo hủy quyết định áp thuế tôm xuất khẩu của “ông lớn” Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.
Quyết định ngày 11/2/2021 cho phép Minh Phú tiếp tục được xuất khẩu tôm đông lạnh vào Mỹ mà không phải chịu thêm thuế chống bán phá giá áp dụng cho tôm Ấn Độ hay bất kỳ loại thuế chống bán phá giá nào khác.
Dù thương mại thủy sản chưa thoát khỏi ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng ngành tôm được dự báo tiếp tục phát triển nhờ cú hích FTA, đặc biệt với kinh nghiệm thích ứng sự biến đổi của thị trường từ năm 2020. |
Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty Thuỷ sản Minh Phú cho biết, doanh nghiệp còn được hoàn lại các khoản thuế chống bán phá giá đã tạm nộp trước đó.
Minh Phú đã xuất khẩu được 55.000 tấn tôm thành phẩm, với kim ngạch đạt 580 triệu USD năm 2020. Mục tiêu năm 2021 là 71.000 tấn tôm chế biến, kim ngạch 790 triệu USD.
Bà Kim Thu, chuyên gia thuộc VASEP đánh giá, ngành tôm có thể tranh thủ khi đang có lợi thế hơn các đối thủ nhờ Việt Nam kiểm soát tốt đại dịch Covid-19. Các quốc gia nhập khẩu cũng thường ưu tiên chọn mua tôm từ Việt Nam.
Ngoài ra, những FTA với nhiều thị trường lớn đã vào đường ray thực thi, đang được các doanh nghiệp tận dụng triệt để cũng rộng đường cho tôm xuất khẩu.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký kết 15 FTA, trong đó 14 FTA đã có hiệu lực, FTA mới nhất là UKVFTA với Vương quốc Anh. Năm 2021, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng sẽ tận dụng ưu đãi từ các FTA, đặc biệt là EVFTA.
Theo EVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Nhờ EVFTA, ngành tôm có lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước sản xuất khác, trong đó lợi thế rõ rệt với tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh khi tôm sú được giảm từ mức thuế GSP 4,2% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm, trong khi Thái Lan không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ không có FTA chịu thuế GSP 4,2%, Indonesia hưởng thuế GSP 4,2%, Ecuador thuế cơ bản 12%.
Công ty TNHH Thông Thuận (Thông Thuận Sea Food) cho biết, EU chiếm 45% cơ cấu thị trường tôm xuất khẩu của doanh nghiệp, Thông Thuận đã chớp thời cơ xuất khẩu tôm sang EU để hưởng thuế 0% theo EVFTA ngay sau 1 tháng FTA này có hiệu lực.
Để khai thác thị trường này, doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất theo chuỗi khép kín từ con giống đến nuôi và chế biến xuất khẩu, các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Thông Thuận Group đáp ứng đầy đủ về chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất khắt khe của EU và nhiều thị trường khó tính khác.
Năm 2020, ước tính doanh thu xuất khẩu tôm của Thông Thuận sang EU đạt trên 45 triệu USD. Năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm sang EU sẽ vượt xa kết quả năm trước.
Dù thương mại thủy sản chưa thoát khỏi ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng ngành tôm được dự báo tiếp tục phát triển nhờ cú hích FTA, đặc biệt với kinh nghiệm thích ứng sự biến đổi của thị trường từ năm 2020.
Những thuận lợi cả về chủ quan lẫn khách quan và sự chủ động chuyển mình của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến tôm được kỳ vọng đưa ngành tôm cán đích mục tiêu xuất khẩu 4,4-4,5 tỷ USD trong năm 2021. Quy mô thị trường tôm toàn cầu dự báo sẽ tăng lên 64,53 tỷ USD vào năm 2026 (năm 2020 là 48,7 tỷ USD), là cú hích cho tôm Việt tăng trưởng xuất khẩu.
(vasep.com.vn) Chiều 27/12, Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản Hàn Quốc Dongwon Industries vừa cho ra mắt sản phẩm mới là Tuna Yukhoe.
(vasep.com.vn) Eurofish Group, một công ty đóng hộp cá ngừ và đánh bắt cá lớn ở Ecuador, đã mở rộng sự hiện diện của mình tại châu Âu và thắt chặt quan hệ tại Tây Ban Nha và Ý. Công ty cũng đã thuê một giám đốc thương mại mới.
Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi ước đạt xấp xỉ 300 triệu USD và bột cá đạt 237 triệu USD. Hàn Quốc dẫn đầu về nhập khẩu chả cá surimi, còn Trung Quốc chiếm 90% thị trường xuất khẩu bột cá của Việt Nam.
“Bức tranh” xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục tươi sáng hơn nữa trong năm 2025 sau khi hoàn thành chỉ tiêu đạt 10 tỷ USD năm 2024. Quan trọng là các doanh nghiệp cần ứng xử tốt trước những thách thức, giải quyết các tồn đọng về con giống, làm chủ về nguyên liệu, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh...
(vasep.com.vn) Công ty Ichimasa Kamaboko, một nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang chuẩn bị tăng công suất sản xuất trong nước đối với sản phẩm thanh surimi lên 20%.
(vasep.com.vn) Genki Global Dining Concepts, một chuỗi nhà hàng sushi hàng đầu của Nhật Bản, đang chuẩn bị tái gia nhập thị trường Hoa Kỳ, nhắm tới Texas như một phần trong chiến lược tăng trưởng toàn cầu của mình.
(vasep.com.vn) Công ty Phát triển Thủy sản Oman thuộc sở hữu nhà nước đang triển khai một dự án nuôi cá ngừ trị giá 12,2 triệu USD tại Qurayyat, một thị trấn ven biển cách thủ đô Muscat 150 km về phía đông nam.
Ngày 28/11/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thành Nam đã ký ban hành Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), ngư dân đã cập cảng được hơn 13,6 triệu pao sò điệp trong 8 tháng đầu của vụ khai thác 2024-2025, tính đến ngày 11/12. Con số này chỉ bằng 56,39% trong tổng số 24,2 triệu pao số lượng dự kiến cập bến hằng năm (APL).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn