Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng tốc vào những tháng cuối năm 2017

Sản xuất 17:15 05/09/2017
Theo nhiều ý kiến nhân định, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ tăng tốc vào những tháng cuối năm 2017 và sẽ đạt 8 tỷ USD trong năm nay. Chúng tôi có đã có bài phỏng vấn trực tiếp ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam về vấn đề này.

Thưa ông, theo số liệu xuất khẩu của đến 15/8, xuất khẩu thủy sản đã đạt gần 4 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2016. Và nhiều hy vọng đến cuối năm 2017 sẽ đạt 8 tỷ đô la. Vậy theo ông đâu là những yếu tố góp phần vào sự tăng trường này?

Mặc dù từ đầu năm đến nay có rất nhiều quy định áp đặt lên thủy sản VN của thị trường nhập khẩu gây bất lợi. Tuy nhiên các mặt hàng đều duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định nhờ nhu cầu tăng và hồi phục ở một số thị trường, đặc biệt là thị trường Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đồng Yên Nhật Bản tăng giá so với USD và các ngoại tệ khác sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu vào thị trường Nhật. Cụ thể, sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 31,7%.

Tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu cá tra tại thị trường này tiếp tục tăng so với năm trước. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc năm nay đã tác động tích cực đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này, tăng mạnh 25,1% so với năm 2016 chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu 2 mặt hàng tôm và mực, bạch tuộc…

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu về VSATTP và trách nhiệm về môi trường và xã hội cũng là yếu tố góp phần tăng trưởng cho xuất khẩu thủy sản. Các DN chế biến và XK VN đã tăng cường kiểm soát trên toàn chuỗi giá trị cũng như thức hiện đúng và nghiệm ngặt các quy định của từng thị trường xuất khẩu như chương trình thanh tra các da trơn của của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Ông đang nói về các quy định thị trường, vừa qua nhiều thông tin đã nói nhiều về thách thức tại thị trường Hoa kỳ đối với cá tra về khả năng cá tra có thể không được tiếp tục xk vào thị trường này. Có cơ sở nào cho dự đoán này không thưa ông?

Trước hết chúng tôi cần khẳng định lại một lần nữa là không có cơ sở nào về việc cấm hoặc ngừng nhập khẩu cá tra vào Hoa Kỳ. Ngành cá tra Việt Nam đã phát triển tốt với hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, và về kỹ thuật ngành cá tra Việt Nam có thể đạt được tiêu chuẩn tương đương với Hoa Kỳ và hoạt động xuất khẩu vẫn diễn ra bình thường.

Có thể nói rằng đây là một thách thức lớn với với Doanh nghiệp Việt Nam khi phải kiểm soát nghiêm ngặt toàn chuỗi từ con giống, thức ăn, vấn chuyển đến nhà máy, chế biến… Tuy nhiên đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ NNVN & Bộ NN Hoa kỳ để giúp các Doanh Nghiệp Việt Nam thực hiện đúng các qui định và qua đó các doanh nghiệp sẽ làm tốt hơn nữa việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu đến thành phẩm.

Một thị trường có sức tăng trưởng khá tốt là Trung Quốc. Những người hoạt động trong lĩnh vực thủy sản Việt Nam cho rằng có một chiến lược chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của Doanh nghiệp Việt Nam, nhận định về vấn đề này như thế nào thưa ông?

Tôi không cho rằng đây là một chiến lược mà là sự dịch chuyển tự nhiên theo nhu cầu thị trường. Trong bối cảnh xuất khẩu sang EU giảm mạnh, thì thị trường Trung Quốc lại tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam do nhu cầu tiêu dùng hàng ngày tăng và là thị trường gần.

Do vậy, đôi lúc những doanh nghiệp không xuất khẩu được sang EU thì chuyển hướng bán hàng sang Trung Quốc khiến cho xuất khẩu vào Trung Quốc tăng lên. Trong khi chưa mở của hoàn toàn cho cá hồi Na Uy thì cá tra là một sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường này do tươi, ngon, dễ chế biến theo món ăn truyền thống của nước này.

Theo ông chất lượng cá tra xuất khẩu sang trung Quốc hiện nay ra sao? Và doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề gì để phát triển lâu dài tại thị trường này.

Thực tế nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc đã và đang thay đổi (nhất là khu vực thành thị), người tiêu dùng Trung Quốc đang chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm sạch; hàng rào kiểm dịch của Trung Quốc ngày càng chặt chẽ hơn. Do đó các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề chất lượng khi XK vào thị trường này, bởi nếu tăng trưởng về số lượng mà bỏ qua chất lượng thì sẽ đánh mất danh tiếng và hình ảnh của cá tra Việt Nam ở các thị trưởng khác truyền thông như EU, Mỹ cũng như các thị trường tiềm năng như Nam Mỹ, Nhật Bản…

Và để giải quyết cho tình trạng này, về phía các cơ quan quản lý chất lượng Việt Nam cần gặp gỡ và trao đổi với phía Trung Quốc để bắt đầu xây dựng cơ chế và lộ trình kiểm soát song phương về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng các biện pháp kiểm soát tận gốc, truy xuất nguồn gốc lô hàng trong trường hợp có vấn đề về kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thực vật xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Các cơ quan phụ trách về xuất khẩu cần kiểm soát nghiệm ngặt hình thức xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; chuyển dần từ phương pháp xuất khẩu tiểu ngạch nhiều rủi ro sang phương pháp xuất khẩu chính ngạch.

Câu hỏi cuối cùng dành cho ông liên quan đến Vietfish sẽ diễn ra 29-31/8/2018 tại Tp HCM. Hiện chúng ta đã xuất khẩu đi các nơi trên thế giới vào các hệ thống bán lẻ uy tín như Tesco, Wallmart, Costco… nhưng người tiêu dùng lại biết rất ít về thủy sản VN. Vietfish có phải là kênh tiếp thị cho khách nội địa?

Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt trên khắp thế giới vào các hệ thống bán lẻ hàng đầu, tuy nhiên rất ít người tiêu dùng Việt Nam biết đến ngành thủy sản nước nhà. Một trong những lý do bởi trước đây, các Doanh nghiệp lớn chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng và năng suất sản lượng để xuất khẩu và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, chính sách chiết khấu của các hệ thống bán lẻ tại Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Trong vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đã có hướng đầu tư vào thị trường nội địa đặc biệt tiềm năng đối với các mặt hàng phối chế, hàng giá trị gia tăng. Vì vậy việc tham gia hội chợ Vietfish để mở rộng thị trường nội địa cũng là một trong những mục tiêu quan trong của các Doanh nghiệp tham gia hội chợ năm nay.

Nắm bắt được vấn đề và nhu cầu của Doanh nghiệp, hội chợ Vietfish năm nay đẩy mạnh truyền thông, nâng cao thương hiệu đến với công chúng, gia tăng lượng khách tham quan và nhận biết đến người tiêu dùng nội địa. Đồng thời Vietfish cũng là kênh quảng bá hình ảnh và sản phẩm cho Doanh nghiệp trong thị trường nội địa đầy tiềm năng.

Vietfish sẽ được diễn ra vào ngày 29-31/8/2018 tại trung tâm triển lãm SECC, Quận 7, Hồ Chí Minh với hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, cùng với hơn 360 gian hàng và 15 quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Malaysia, Thái lan, Singapore… Đây sẽ là kênh truyền thông và quảng bá hiệu quả cho Doanh nghiệp và cho ngành thủy sản Việt Nam.

(Theo CafeF)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC