Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của cả nước vẫn đạt mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, mang lại giá trị 4,1 tỷ USD.
Nửa đầu tháng 7, xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 16% so với nửa đầu tháng 7/2020. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản nửa cuối tháng tháng 7 bị sụt giảm rõ rệt (giảm khoảng 15% - 20% so với nửa đầu tháng) khiến cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả tháng ước đạt 763 triệu USD, ước giảm khoảng 4% so với cùng kỳ.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho biết, Hiệp hội hiện có 270 doanh nghiệp thành viên, tập trung chủ yếu tại ĐBSCL và các tỉnh Nam Trung Bộ. Hiện chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh, thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” được phép duy trì hoạt động.
Với những nhà máy được phép hoạt động, số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ chiếm 30 - 50%, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Điều này khiến cho công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40 - 50% so với trước đây.
Theo bà Trương Thị Lê Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), các công ty chế biến cá tra đang rất khó khăn trong việc thu mua cá nguyên liệu do phải mua gom ở nhiều địa bàn khác nhau, trong khi nhân công thu hoạch rất khó di chuyển do các địa phương tăng cường kiểm soát dịch bệnh.
Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, VASEP dự tính nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt 20 - 30% do giảm khai thác, giảm thả giống nuôi trồng và giảm cả nguồn nhập khẩu và xuất khẩu trong nửa cuối năm có nguy cơ tụt dốc.
Trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn. VASEP và các doanh nghiệp cho rằng, việc thực hiện “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần đối với các doanh nghiệp vừa.
Các doanh nghiệp lớn hơn cũng chỉ duy trì tối đa 4-5 tuần do phải gồng gánh quá nhiều các khoản chi phí để đảm bảo chuỗi sản xuất, thực hiện các quy định chống dịch tại nhà máy. Chưa kể, những hệ lụy nhãn tiền là nguy cơ mất đi lực lượng lao động đã qua đào tạo khiến kế hoạch phục hồi sản xuất khó khăn hơn, những rủi ro công nhân trong nhà máy thực hiện “3 tại chỗ” có thể bị nhiễm Covid-19 xảy ra nếu việc sàng lọc kiểm soát ban đầu và trong suốt quá trình vận hành không được tốt.
Trong khi đó, phương châm “1 cung đường 2 địa điểm” cũng có nhiều bất cập khi các địa phương còn cứng nhắc trong việc xác định 2 địa điểm cần kiểm soát, hoặc yêu cầu cần tập hợp công nhân tại một điểm và xe công ty phải đón đến nhà máy. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi công nhân ở nhiều nơi khác nhau, phải di chuyển đến điểm tập kết chung mà xe ô tô đưa đón thì có hạn, số lượng công nhân trên xe cũng phải đảm bảo không quá 50% số ghế.
Chính vì vậy, trong công văn mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, VASEP khẩn thiết đề nghị ưu tiên tiêm vacxin cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ” ở các địa phương.
VASEP cho rằng, nếu tiêm ngay vacxin cho người lao động tại các nhà máy chế biến thủy sản, chúng ta sẽ vừa giữ được thị trường, đối tác xuất khẩu, vừa duy trì được sản xuất và công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, bao gồm cả nông, ngư dân khai thác biển và sản xuất nguyên liệu ở phía trước.
(vasep.com.vn) Vào năm 2024, tổng sản lượng surimi cá tuyết của Nga tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.800 tấn.
(vasep.com.vn) Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đã đề xuất một biện pháp mới cho công ước MARPOL, nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thương mại trên biển, bao gồm cả tàu đánh cá và vận tải biển toàn cầu. Mục tiêu của công ước này là đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua việc thu hẹp khoảng cách giá giữa nhiên liệu hàng hải truyền thống và nhiên liệu phát thải 'gần bằng 0'.
(vasep.com.vn) Nhật Bản dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng cá hồi nuôi và cá hồi vân, đạt hơn 50.000 tấn vào năm 2027, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ nuôi trồng thủy sản tuần hoàn trên cạn (RAS) và nhu cầu ngày càng cao đối với cá sashimi có nguồn gốc địa phương.
(vasep.com.vn) Diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 đạt 5,7 nghìn ha, bằng với năm 2023; Sản lượng đạt 1,787 triệu tấn, tăng 4,3% so với năm 2023 (1,713 triệu tấn).
- Khóa học "Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm" nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu trong chương trình SSOP của hệ thống HACCP cũng như tiêu chuẩn BRC, IFS, FSSC, BAP.... - Khóa học "HACCP cơ bản trong doanh nghiệp chế biến thủy sản" cập nhật có hệ thống kiến thức về HACCP & vệ sinh ATTP cho các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao kỹ năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống HACCP, công tác quản lý chất lượng trong nhà máy thủy sản.
(vasep.com.vn) Kura Sushi, một trong những chuỗi nhà hàng sushi lớn nhất Nhật Bản, đã lên kế hoạch mở 14 nhà hàng mới tại Hoa Kỳ vào năm 2025, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ sau "khởi đầu tuyệt vời" trong quý đầu tiên của năm tài chính 2025, theo thông tin từ Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hajime Uba.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết (Chionoecetes opilio) tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong năm 2025, do nguồn cung ngày càng khan hiếm. Gary Morrison, giám đốc tăng trưởng và chiến lược của cơ quan báo cáo giá UCN, cho biết giá cua tuyết đông lạnh từ Newfoundland và Labrador (NL) của Canada, kích thước phổ biến 5-8 ounce, đã tăng từ 8,75 USD lên 8,95 USD/pound trong tuần thứ 3 của tháng 1, tăng 8-9% so với đầu tháng 11 và 60-62% so với cùng kỳ năm 2024.
(vasep.com.vn) Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát hiện hàm lượng chất per- và poly-fluoroalkyl (PFAS) trong các mẫu nghêu đóng hộp nhập khẩu từ Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe. Các mẫu này được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 10 /2022 đến tháng 9/2024.
(vasep.com.vn) Indonesia đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia Stelina để tương thích với tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), trở thành quốc gia đầu tiên tích hợp hệ thống chính phủ với các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc quốc tế.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, QIV/2024, XK cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & HK đạt 163 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023, và tăng đều ở tất cả các tháng. Lũy kế XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc & HK trong năm 2024 đạt 581 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn