Xử lý dứt điểm lồng bè nuôi thủy sản trái phép

Sản xuất 14:07 17/04/2017
Tình trạng nuôi lồng bè trái phép trên sông không chỉ gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông mà còn phá vỡ quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Trong thời gian tới, cùng với việc tổ chức quy hoạch vùng nuôi hợp lý, các cơ quan chức năng sẽ kiên quyết xử lý lồng bè trái phép.

 Lồng bè vẫn âm thầm mọc lên

Tại khu vực cầu Cửa Lấp, phường 12 (TP.Vũng Tàu) chúng tôi gặp một người đàn ông đang tất bật đưa vỏ hàu, proximang lên các bè nuôi. Anh ta cho biết, bắt đầu nuôi hàu ở Cửa Lấp mấy tháng nay dù không được cấp phép. “Ở đây cũng có nhiều người nuôi hàu, nhưng cả năm có thấy ai nhắc nhở gì đâu”- anh ta nói.

Tại khu vực cầu Cỏ May, cách đây mấy ngày, có 2 lồng bè rộng hàng trăm mét vuông được dựng trái phép trên sông. Các bè này đóng từ tre và thùng phuy nhựa, liên kết chắc chắn bằng dây cước.

Còn tại khu vực sông Dinh có hàng chục lồng bè lớn, nhỏ đã được dựng trái phép từ nhiều năm nay. Hầu hết trên các lồng bè được người dân dựng nhà tôn và sinh hoạt ngay trên sông. Điều đáng lo ngại các lồng bè này nằm sát hành lang luồng đường thủy, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Điều khá bất ngờ là trong khi các lông bè trái phép rộng hàng trăm mét vuông được dựng lên lồ lộ trên sông thì các địa phương cũng không hay biết. Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Bá Soan, Chủ tịch UBND phường 12 (TP.Vũng Tàu) cho biết: Việc nuôi lồng bè trái phép trên sông Dinh là có, còn khu vực Cửa Lấp thì phường chưa ghi nhận thông tin. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra tình ở khu vực Cửa Lấp để có hướng xử lý.

Bà Trần Thị Thu Hường, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu cung cấp thêm thông tin: Theo thống kê, đến nay, trên địa bàn sông Dinh đoạn qua TP.Vũng Tàu có 62 trường hợp nuôi lồng bè trái phép. Ở các khu vực cầu Cửa Lấp, Cỏ May chưa có báo cáo cụ thể từ các phường.

Bà Hường chia sẻ: Nhiều năm nay, việc xử lý trường hợp nuôi hải sản bằng lồng bè trái phép trên sông gặp nhiều khó khăn. Các phường thiếu phương tiện kiểm tra và khi kiểm tra thấy vi phạm thì việc xử phạt cũng mới chỉ dừng lại ở chỗ nhắc nhở chứ chưa có biện pháp xử lý triệt để.

“Khi các khu vực nuôi được quy hoạch, thành phố sẽ di dời các lồng bè về một chỗ, khi đó chúng tôi sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm” - bà Hường nói.

Thiếu sự phối hợp đồng bộ

Ông Trần Văn Cường, Phó giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tình trạng lồng bè nuôi thủy sản trái phép mọc lên rầm rộ là do sự buông lỏng quản lý và thiếu phối hợp giữa chính quyền địa phương với các sở, ngành.

Ông Cường cũng cho biết thêm, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 khu vực đang tập trung nuôi lồng bè gồm: sông Dinh, Chà Và và Rạch Tranh. Trong đó, khu vực sông Chà Và được quy hoạch nuôi. Thời gian gần đây, do cống số 6 bị ô nhiễm nghiêm trọng nên các hộ nuôi thủy sản ở sông Chà Và (gần với cống số 6) phải di dời lồng bè đến sông Rạch Tranh và sông Dinh - những nơi không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm. Trước thực trạng này, tỉnh đã khảo sát, chọn vị trí để bổ sung thêm 2 điểm được phép nuôi mới tại khu vực sông Dinh và sông Rạch Tranh. Dự kiến, trong tháng 4-2017, UBND tỉnh sẽ công bố 2 vị trí mới. Trước mắt, Sở NN&PTNT phối hợp với chính quyền địa phương và các ban ngành đẩy mạnh giải tỏa hoạt động đăng đáy trái phép đang hoạt động trên các sông để có không gian quy hoạch bè nuôi.

Trên sông Dinh hiện có 62 lồng bè nuôi thủy sản trái phép, sông Rạch Tranh và Mỏ Nhát có tổng cộng 23 lồng bè nuôi thủy sản trái phép và sông Rạng là 11 lồng bè. Theo ông Phạm Đăng Lâm, Phó chánh Thanh tra - Sở GTVT, để hạn chế việc nuôi lồng bè trái phép lấn luồng, gây ảnh hưởng an toàn đường thủy, Thanh tra Sở GTVT đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, đồng thời thả phao luồng để bảo đảm an toàn cho các phương tiện khi lưu thông trên sông.

Báo Bà Rịa Vũng Tàu

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC