Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại cuộc họp - Ảnh: VGP
Cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) với 28 tỉnh, thành phố ven biển chiều ngày 17/6.
Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh các địa phương cần sẵn sàng triển khai Nghị quyết số 04 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, nhằm xử lý nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng thủy sản.
Nghị quyết 04 gồm 11 điều hướng dẫn áp dụng 10 điều của Bộ luật Hình sự, là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng thủy sản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, phát triển bền vững ngành thủy sản.
Đối tượng đưa ra xét xử là những người chủ mưu, người môi giới, tổ chức xuất cảnh, nhập cảnh để khai thác thủy sản trái phép và những người tái phạm nhiều lần, không xử người đi làm thuê, Phó Thủ tướng nêu rõ.
"Đây là việc đau lòng nhưng nếu không mạnh tay thì không gỡ được 'thẻ vàng' đối với thủy sản xuất khẩu vào EU. Ngược lại, nếu xử đồng bộ, quyết liệt, mạnh mẽ thì Việt Nam có cơ hội gỡ được 'thẻ vàng' trong đợt thanh tra lần thứ 5 của EC dự kiến vào tháng 9-10 tới", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong thời gian bị "thẻ vàng", 100% container hàng hải sản xuất khẩu đều bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác khiến thời gian bị kéo dài, thậm chí từ 3-4 tuần/container. Riêng phí kiểm tra "nguồn gốc" là khoảng 500 bảng Anh/container, chưa kể phí lưu giữ cảng và hệ lụy kinh doanh của đối tác khách hàng.
Nguy hại hơn, nếu bị nâng lên "thẻ đỏ" thì hàng thủy sản Việt Nam bị cấm xuất khẩu sang EU, thậm chí sang một số quốc gia khác, thì có thể dẫn đến nguy cơ mất đi một ngành hàng; làm suy giảm uy tín, vị thế của Việt Nam.
Phó Thủ tướng yêu cầu trước mắt Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung tuyên truyền rộng khắp, mạch lạc về Nghị quyết 04. Các lực lượng chức năng phải tăng "mức độ, tần suất" trong quản lý, giám sát đội tàu; quyết liệt hơn trong việc truy xuất nguồn gốc hải sản.
Quang cảnh cuộc họp - Ảnh: VGP
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương tổ chức các đoàn tăng cường đi kiểm tra, giám sát ở cơ sở để thấu hiểu xem bà con đang cần gì, chính quyền cơ sở đang cần gì để có giải pháp cụ thể, kịp thời.
Phó Thủ tướng đánh giá cao và khuyến khích các địa phương ban hành chính sách riêng của địa phương mình để hỗ trợ công tác chống IUU bởi nguồn lực của Trung ương không thể đáp ứng được hết nhu cầu của tất cả các địa phương.
Công tác chống IUU được xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của cả hệ thống chính trị như đã được chỉ ra tại Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ và các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về chống IUU và các văn bản khác có liên quan.
Chỉ thị số 32 nêu rõ các cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có "trách nhiệm trực tiếp" đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "thẻ vàng" trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, hệ thống khung pháp lý cho hoạt động chống IUU tiếp tục được hoàn thiện, nổi bật là Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, cơ bản đã đáp ứng yêu cầu theo khuyến nghị của EC.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2028 quy định về đăng kiểm tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu cộng vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.
Phó Thủ tướng mong muốn các bộ, ngành, địa phương cùng nắm tay, chung sức, tập trung thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 04 cùng giải pháp khác như một đợt cao điểm trong vòng 3 tháng tới nhằm cố gắng gỡ được "thẻ vàng" IUU trong đợt thanh tra tới đây của EC.
Theo Vn Economy
(vasep.com.vn) Nguồn cá xa bờ của Nhật Bản đang suy giảm, làm dấy lên lo ngại rằng ngành thủy sản của nước này có thể phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt vào năm 2050.
(vasep.com.vn) Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng Tiên tiến (CEPEA), giá cá rô phi nuôi của Brazil tiếp tục xu hướng giảm trên hầu hết các thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do sự kết hợp giữa tình trạng cung vượt cầu và nhu cầu trong nước yếu hơn.
(vasep.com.vn) Theo Tổ chức Dầu cá và Bột cá Quốc tế (IFFO), sản lượng bột cá toàn cầu trong chín tháng đầu năm 2024 đã tăng gần 23% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng đáng kể này phần lớn là do vụ thu hoạch cá cơm dồi dào của Peru, giúp tăng đáng kể nguồn cung tích lũy của quốc gia này.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn