Đây không phải là chuyện mới mẻ gì. Khu vực, quốc gia, dân tộc, tổ chức... đều có văn hoá riêng, hình thành song hành quá trình tồn tại và phát triển của mình. Nếu không chăm lo gìn giữ, xây dựng... văn hoá riêng nói trên sẽ phát triển lệch lạc, không tạo ra nguồn cảm hứng, động lực cho từng cá nhân, ngược lại sẽ là lực cản cho sự phát triển.
Có nhiều cách định nghĩa văn hoá. Ở đây, chấp nhận tiền đề, văn hoá là những cách thức, suy nghĩ mà các thành viên trong tổ chức chia sẻ, các thành viên mới tiếp nhận nếu muốn sớm hoà nhập vào tổ chức đó. Nói cách khác văn hoá là cách thức công việc trong tổ chức được thực hiện. Nói gọn hơn văn hoá là những giá trị hữu hình và vô hình của tổ chức đó. Nhìn nhận văn hoá của tổ chức, có thể từ ngoài vào trong. Bên ngoài là phần vỏ. Đó là nét nhận dạng tổ chức, là những biểu hiện bên ngoài dễ tiếp cận, nhìn nhận. Từ nét kiến trúc, logo, đồng phục, màu sắc... cho đến trang web, danh thiếp, tiêu đề... đều được coi như phần vỏ. Còn có cách gọi đó là một nét nhỏ nhận diện doanh nghiệp.
Phần cơm, bên trong, là những quy tắc ứng xử, quy chế... trong nội bộ và ra bên ngoài. Sâu nhất, phần lõi, quan trọng nhất, là sự giao thoa của hai phần trên qua sự suy nghĩ, chuyển nhận thức ra hành động của các thành viên tạo ra những giá trị riêng của tổ chức đó. Giá trị đó được các thành viên tạo ra, hình thành đôi khi ngoài sự chủ quan từng người, được các thành viên chia sẻ và tạo nên những giá trị khó định lượng như những quy ước bất thành văn, niềm tin, thậm chí là những điều cấm kỵ. Văn hoá tổ chức bị tác động bởi ý chí người lãnh đạo tổ chức đó, kế tiếp ảnh hưởng bởi ngành nghề và văn hoá dân tộc.
Từ những nội dung trên, sẽ thấy vai trò vô cùng lớn lao của lãnh đạo trong các doanh nghiệp. Người lãnh đạo có ý thức xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp từ đầu và có hướng phù hợp, đúng hướng sẽ tác động hết sức to lớn để tăng thêm sức mạnh, phát triển đúng hướng và tồn tại bền vững. Thuỷ sản là ngành bị lệ thuộc thiên nhiên. Chế biến thuỷ sản đòi hỏi vệ sinh an toàn thực phẩm mức cao nhất. Hai yếu tố thuộc nghề nghiệp này tác động khiến việc xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp thuỷ sản không thể quá thiên nặng về tốc độ tăng trưởng, nên coi trọng sự an toàn; không nên quá nặng lợi ích trước mắt, phải lấy sự ổn định, bền vững lâu dài trong tầm hạn quản trị làm trọng... Những điều này khác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghệ... bởi những ngành nghề vừa nêu coi trọng tốc độ phát triển... coi đó là cơ hội, sự thành bại... Cái nhìn chung là vậy, tuy nhiên tuỳ hoàn cảnh, doanh nghiệp thuỷ sản nào có khả năng, có điều kiện tốt vẫn có thể tận dụng cơ hội bức phá cho mình.
Trong quá trình hội nhập sau khi mở cửa, không phải doanh nghiệp Việt nào cũng nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp. Biểu hiện nhất là tư tưởng bóc ngắn cắn dài, làm ăn chụp giật, không coi trọng chữ tín trong kinh doanh đã xảy ra trong quảng thời gian không phải là ngắn. Trong thời buổi hội nhập toàn cầu, khó có chỗ tồn tại cho doanh nghiệp có suy nghĩ như vậy. Quyết định từ Thủ tướng có ý nghĩa trên tình hình này nhằm kịp thời vực dậy các doanh nghiệp làm ăn lệch lạc và xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt mạnh mẽ hơn. Nội dung xây dựng văn hoá doanh nhiệp không phải lớn lao gì, không phải là chuyện quá khó khăn, nhưng tuỳ thuộc không nhỏ vào cái tâm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Cao nhất, đó là xoay quanh xây dựng được ý thức trách nhiệm cao nhất với người tiêu dùng, với cộng đồng xã hội, nhất là chú trọng môi trường. Tiếp theo là ý thức chăm lo, chia sẻ trong nội bộ và ra bên ngoài. Thấp nhất cũng là ý thức coi trọng tiết kiệm việc sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Nói gọn, cốt lõi là cách thức làm sao thúc đẩy doanh nghiệp tồn tại, phát triển bền vững… thuận theo bản sắc văn hóa dân tộc.
Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản hình thành mới song song nhiều doanh nghiệp lụi tàn. Nhiều yếu tố tạo ra hoàn cảnh như vậy. Nhưng nếu ý thức xây dựng văn hoá riêng, đúng hướng từ đầu sẽ góp phần tăng sức mạnh, bản lĩnh cho doanh nghiệp đó. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trở thành giải pháp căn cơ nhất để đạt kết quả tốt nhất trong việc thực hiện sứ mạng, tầm nhìn và các mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời sẽ tạo ra các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp... Rất mong sự quan tâm đúng mực của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thuỷ sản để cộng đồng ngày một mạnh mẽ hơn.
TS.Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn