Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, ông Hoàng Văn Tuấn cho biết, căn cứ vào thực tế của từng địa phương và nhằm hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của thời tiết, dịch bệnh đến tôm nuôi, tỉnh xây dựng khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2019, khuyến cáo nông dân tuân thủ trong quá trình sản xuất để giảm những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra.
Theo đó, vùng U Minh Thượng thả giống từ trung tuần tháng 12/2018 đến trung tuần tháng 4/2019; vùng ven sông Cái Lớn thuộc Tây sông Hậu thả giống từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3/2019; vùng Kiên Lương, Hà Tiên, Giang Thành thả giống tôm nuôi trong 2 tháng 3 - 4/2019; vùng ven biển Hòn Đất thả giống tôm trong 2 tháng 4 - 5/2019.
Để nuôi tôm đạt hiệu quả, ngành thủy sản Kiên Giang đẩy mạnh khuyến ngư, tuyên truyền về cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ thả giống trên từng vùng, tiểu vùng sản xuất, hướng dẫn quy trình canh tác, phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi, quản lý tốt môi trường để bảo đảm phát triển an toàn, bền vững. Ngoài ra, tập trung tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi tôm công nghiệp, nhất là ở vùng Tứ giác Long Xuyên; triển khai nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn.
Ông Hoàng Văn Tuấn nhấn mạnh, tỉnh tăng cường kiểm tra cơ sở kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương dưỡng giống thủy sản và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để giám sát, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống. Ngoài ra, xây dựng chuỗi sản xuất tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu; hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn phù hợp với loại hình tôm - lúa, quảng canh cải tiến để cải thiện năng suất, chất lượng và hiệu quả tôm nuôi. Bên cạnh đó, đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng, trạm bơm điện nhằm chủ động nguồn nước phục vụ nuôi tôm…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2018 của tỉnh hơn 123.850 ha, sản lượng thu hoạch tôm nuôi ước đạt 73.390 tấn, vượt 6,36% kế hoạch và tăng 10,71% so cùng kỳ. Tỉnh đẩy mạnh phát triển nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên, với mô hình nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn đạt VietGAP và mô hình nuôi tôm sú - lúa quản lý cộng đồng đạt VietGAP. Cùng đó, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu sang sản xuất luân canh tôm - lúa và chuyên tôm khoảng 4.000 ha; phát triển mô hình nuôi xen kết hợp tôm - cua, tôm sú - càng xanh ở các huyện vùng U Minh Thượng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, nuôi tôm ở Kiên Giang gặp nhiều khó khăn về con giống, ảnh hưởng bất lợi đến phát triển lĩnh vực ngành nghề này. Tổng nhu cầu tôm giống phục vụ nuôi tôm năm 2018 khoảng 9,5 tỷ con, nhưng con giống tại địa phương chỉ đáp ứng 30 - 35% nhu cầu trong tỉnh. Sản xuất giống chưa cung ứng đủ cho người nuôi, chủng loại chưa nhiều, chất lượng giống tốt, giống sạch còn thấp.
Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được phát hành trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, ghi nhận một năm thành công với tổng giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển bền vững và tiềm năng vượt trội của ngành thủy sản trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.
(vasep.com.vn) Indonesia đang tiến một bước để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc từ đại dương đến bàn ăn của ngành cá ngừ trị giá hàng triệu đô la của mình. Quốc gia châu Á này đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia, Stelina, để tương thích với Tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), qua đó trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này.
Nhờ mạnh tiên phong nuôi cá bông lau thương phẩm, ông Lê Hồng Phương trở thành chủ trang trại cá bông lau lớn nhất vùng, nhiều năm liền có lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), thị trường bột cá và dầu cá toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về sản lượng và nhu cầu vào cuối năm 2024.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn