Với việc chủ động trong đàm phán và linh hoạt trong tìm kiếm các thị trường thay thế, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nỗ lực vượt các rào cản thương mại để cá tra-basa Việt Nam tiếp tục có mặt tại thị trường Mỹ và nhiều thị trường lớn khác trên thế giới.
*Tìm kiếm các thị trường thay thế
Phán quyết lần thứ 13 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) với việc áp thuế cao nhất từ trước tới nay với mặt hàng cá tra-basa phi lê đông lạnh của Việt Nam đang khiến cho cánh cửa vào thị trường Mỹ ngày càng trở nên hẹp hơn với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm ứng phó các lần áp thuế vô lý của DOC trước đây, Công ty TNHH Công nghiệp Thuỷ sản Miền Nam đã có sự chuyển hướng kinh doanh, tìm kiếm các thị trường mới thay thế như Trung Quốc, Nam Mỹ, Trung Đông, Nga và một số nước châu Âu để giảm thiểu các tác động bất lợi của phán quyết thuế chống bán phá giá này.
Công ty cũng phát triển các sản phẩm mới có tính đặc trưng, có giá trị gia tăng cao như xúc xích cá tra, humbuger cá, cá viên… để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ăn nhanh của khách hàng nước ngoài.
Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Thuỷ sản Miền Nam cho biết, với việc tìm kiếm thị trường như vậy cũng như chủ động được tới 90% nguồn nguyên liệu đầu vào, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cá tra-basa của Công ty vẫn tăng khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2017 cho dù DOC áp thuế chống bán phá giá vô lý lên sản phẩm cá tra-basa phi lê đông lạnh của Việt Nam.
Về phía Công ty Godaco - bị đơn bắt buộc mà DOC chọn xem xét hồ sơ áp dụng biên độ phá giá 2,39 USD/kg, Tổng Giám đốc Công ty Godaco Nguyễn Văn Đạo cho biết, cá tra-basa Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và các thị trường mới nổi sau này hoàn toàn có thể thay thế thị trường Mỹ.
Vì vậy, Godaco đang tính toán phương án dừng hoạt động xuất khẩu sang Mỹ, thay vào đó sẽ tập trung khai thác những thị trường thuận lợi hơn như EU, Trung Quốc.
Cùng quan điểm này, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) Trương Đình Hoè nhìn nhận, cá tra Việt Nam vẫn có sức hút trên thị trường thế giới. Hiện thị trường EU, Nam Mỹ đang phục hồi trong khi thị trường Trung Quốc đang tăng trưởng tốt với nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm có giá trị cao.
*Chủ động đàm phán với phía Mỹ
Là một trong số 2 doanh nghiệp hiếm hoi của Việt Nam không phải chịu áp thuế chống bán phá giá cao của Mỹ lần này cũng như trong 8 năm liên tiếp vừa qua, ông Ngô Quang Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông cho biết, Biển Đông và Công ty Thuỷ sản Vĩnh Hoàn đã chủ động đàm phán với nguyên đơn là Hiệp hội Cá nheo của Mỹ dựa vào các tính toán về mức giá bán ở Mỹ, mức giá trị thay thế ở nước thứ ba và các vấn đề sản xuất chưa phù hợp…
Nhờ vậy, hai doanh nghiệp đã không phải chịu mức thuế bán chống phá giá cao lần này và sản phẩm cá tra-basa của Biển Đông, Vĩnh Hoàn vẫn tiếp tục được xuất khẩu sang Mỹ mà không có sự trở ngại nào.
Nhìn nhận về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, Chu Thắng Trung khẳng định: Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Trong đó, việc theo đuổi các vụ kiện như doanh nghiệp Việt Nam thường thực hiện chỉ là một cách tiếp cận. Ngoài ra, tham vấn, trao đổi và đàm phán giữa các bên liên quan để đạt được thoả thuận chung đem lại lợi ích cho các bên cũng chính là cách tiếp cận hiệu quả trong bối cảnh hiện nay.
*Tiên quyết vẫn phải là chất lượng
Muốn xuất khẩu được thuỷ sản qua thị trường các nước thì doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực tế là trong hội nhập kinh tế thế giới, muốn xuất khẩu được thuỷ sản qua thị trường các nước thì doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây chính là điều kiện tiên quyết để vượt qua mọi rào cản bảo hộ và bám trụ thành công tại các thị trường lớn nhưng khó tính như Mỹ, EU, Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hoè khẳng định.
Với hướng tiếp cận thị trường như vậy, Tổng Giám đốc Công ty Biển Đông cho biết, từ nhiều năm trước Công ty đã định hướng chọn phân khúc thị trường có chất lượng cao và giá tốt để xuất khẩu cá tra-basa.
Theo đó, Công ty đã đầu tư vùng nuôi chất lượng, an toàn từ khâu con giống, thức ăn… để cả quy trình đạt được tiêu chuẩn BAP về thực hành tốt của Mỹ hoặc các tiêu chuẩn của EU. Chiến lược này ban đầu cũng gặp khó khăn bởi nhiều doanh nghiệp khác luôn lấy tiêu chí hạ giá bán để vào thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, sự kiên định lấy tiêu chí chất lượng để cạnh tranh này là hướng đi đúng và sản phẩm cá tra của Biển Đông đã được người tiêu dùng tại các siêu thị lớn của Mỹ chấp nhận lâu dài ngay cả khi giá bán cao hơn so với sản phẩm cá tra của các doanh nghiệp khác.
Đây cũng là phần quan trọng nhất của “bí quyết” 8 năm liên tiếp Biển Đông thoát khỏi danh sách bị áp thuế chống bán phá giá của DOC, ông Trường chia sẻ.
Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng như hiện nay thì giải pháp hữu hiệu để trụ vững trên thị trường thế giới là phải chung tay nâng cao chất lượng sản phẩm tránh tính trạng xuất khẩu bằng mọi giá để rồi bị áp thuế cao của nước ngoài.
VASEP cho biết, với những giải pháp doanh nghiệp đang triển khai, xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2018 sẽ hoàn thành mục tiêu kim ngạch trên 1,8 tỷ USD cho dù xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ đang gặp khó khăn./.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn