Thưa Thứ trưởng, ngành thủy sản đang bứt phá trong những tháng cuối năm, vậy công tác xúc tiến thương mại trong giai đoạn này như thế nào?
- Trong 7 tháng của năm 2024, tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước đạt 5.225,8 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác thuỷ sản ước đạt 2.303,7 nghìn tấn, tăng 0,9%, đạt 65% kế hoạch năm 2024; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 5,29 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2023 và đạt 55,7% kế hoạch năm 2024.
Với đà này, cộng thêm các hoạt động xúc tiến thương mại của Chính phủ, doanh nghiệp tăng cường mở rộng thêm nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường ngách, thị trường Halal – đây là một thị trường có tiềm năng, lợi thế rất lớn. Năm 2023, thị trường này nhập khẩu hơn 9,3 triệu tấn sản phẩm thủy sản, năm nay chắc chắn sẽ hơn. Sản lượng hơn, xuất khẩu hơn thì chúng ta sẽ về đích, đạt được kế hoạch năm 2024. Qua đó, sang năm 2025 sẽ tạo tiền đề để ngành thủy sản về đích theo kế hoạch xuất khẩu trong giai đoạn 2021 – 2025.
Hiện nay, Trung Quốc là một trong những thị trường lớn của thủy sản Việt Nam, Thứ trưởng đánh giá thế nào về tiềm năng của thị trường này?
- Đối với thị trường Trung Quốc hơn 1,4 tỷ dân, không chỉ quan trọng với thủy sản mà cả ngành nông sản. Thị trường Trung Quốc luôn đứng nhất, nhì, với giá trị xấp xỉ trên 21 tỷ USD, đây là lợi thế rất lớn, tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tiếp tục đàm phán để có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu.
Mới đây, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngày 19/8/2024, Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu, mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa nông sản sang thị trường này. Nhưng thủy sản đến nay chưa ký được. Như vậy, đối với thị trường hết sức tiềm năng như Trung Quốc, về lâu dài để mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc, chúng ta phải cố gắng hướng tới đàm phán, ký kết được Nghị định thư xuất khẩu đối với mặt hàng thủy sản.
Đợt kiểm tra công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) sắp tới nếu vượt qua sẽ gia tăng giá trị xuất khẩu hải sản của DN Việt Nam thế nào, thưa ông?
- Như chúng ta đã biết, “thẻ vàng” IUU bị áp cho hải sản Việt Nam từ 23/10/2017 đến nay đã gần 7 năm, ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Chúng ta vẫn rất nỗ lực, cố gắng để khắc phục. Bộ NN&PTNT cùng với các Bộ, ngành triển khai rất quyết liệt và tích cực các giải pháp chống khai thác IUU. Đoàn thanh tra lần thứ tư của EC cũng đã ghi nhận sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, khi chúng ta bị áp “thẻ vàng” đã hạn chế một số sản phẩm vào châu Âu- thị trường rất quan trọng của thủy sản Việt Nam. Mặt khác, còn ảnh hưởng đến một vài thị trường nữa. Như vậy, việc khắc phục “thẻ vàng” đang được thực hiện rất quyết liệt để vượt qua lần kiểm tra sắp tới của EC.
Vậy cơ chế chính sách cho việc gỡ “thẻ vàng” IUU cũng như phát triển xuất khẩu đối với ngành thủy sản như thế nào, thưa Thứ trưởng?
- Đối với việc gỡ “thẻ vàng” IUU, hiện cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không còn thiếu cái gì. Khung pháp lý đến nay đã cơ bản được hoàn thiện với Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được sửa đổi, bổ sung theo khuyến nghị của EC. Ban Bí thư đã có Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản.
Vấn đề là tổ chức triển khai thực hiện như thế nào. Hiện 11 đề án và các giải pháp đang được hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành thực hiện đến hết năm 2025 và đến năm 2030. Như vậy, môi trường và cơ sở pháp lý rất đầy đủ; Thủ tướng Chính phủ cũng đã họp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) và ngân hàng với gói 15.000 tỷ đồng, hết gói này lại thêm gói 15.000 tỷ đồng nữa. Như vậy, với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho doanh nghiệp... sẽ tạo đà cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Xin cảm ơn ông!
( Theo haiquanonline.vn)
Ngành công nghiệp logistic vốn có tính chu kỳ, trải qua nhu cầu tăng cao và sự phức tạp trong hoạt động trong một số giai đoạn nhất định. Bằng cách hiểu các mùa cao điểm này, bạn có thể lập kế hoạch và chuẩn bị để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá năm giai đoạn cao điểm trong logistic vào năm 2025, cách chúng có thể tác động đến chuỗi cung ứng của bạn và các chiến lược để quản lý từng đợt cao điểm trong mùa cao điểm.
(vasep.com.vn) Chính phủ Greenland đã đặt tổng sản lượng đánh bắt được phép đối với cá bơn Greenland (halibut) ngoài khơi ở khu vực Tây Greenland vào năm 2025 là 16.503 tấn, duy trì giới hạn đánh bắt như năm trước, giám đốc bán hàng tại Nam và Đông Âu của Royal Greenland, Sore Eschen, cho biết.
(vasep.com.vn) Các nhà bảo tồn đã đưa chính phủ Hoa Kỳ ra tòa với cáo buộc các nhà quản lý nghề cá liên bang không theo dõi đầy đủ tình trạng động vật có vú biển vướng vào lưới kéo thương mại ở vùng biển Alaska.
Ngày 26/12, tại huyện Tiên Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất một số loài thủy sản chủ lực năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
(vasep.com.vn) Chiều 27/12, Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản Hàn Quốc Dongwon Industries vừa cho ra mắt sản phẩm mới là Tuna Yukhoe.
(vasep.com.vn) Eurofish Group, một công ty đóng hộp cá ngừ và đánh bắt cá lớn ở Ecuador, đã mở rộng sự hiện diện của mình tại châu Âu và thắt chặt quan hệ tại Tây Ban Nha và Ý. Công ty cũng đã thuê một giám đốc thương mại mới.
Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi ước đạt xấp xỉ 300 triệu USD và bột cá đạt 237 triệu USD. Hàn Quốc dẫn đầu về nhập khẩu chả cá surimi, còn Trung Quốc chiếm 90% thị trường xuất khẩu bột cá của Việt Nam.
“Bức tranh” xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục tươi sáng hơn nữa trong năm 2025 sau khi hoàn thành chỉ tiêu đạt 10 tỷ USD năm 2024. Quan trọng là các doanh nghiệp cần ứng xử tốt trước những thách thức, giải quyết các tồn đọng về con giống, làm chủ về nguyên liệu, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh...
(vasep.com.vn) Công ty Ichimasa Kamaboko, một nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang chuẩn bị tăng công suất sản xuất trong nước đối với sản phẩm thanh surimi lên 20%.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn