Trước đây, cá tra Việt Nam đã nhiều lần đối mặt với những lần áp thuế chống bán phá giá khi XK sang Mỹ, tuy nhiên lần này được cho là mức cao nhất lịch sử. Hiện các DN cá tra đều đang lo lắng về mức thuế mới.
Giá cá tra XK sang Mỹ khoảng 3,4 USD/kg, nếu áp thuế 46% thì giá có thể tăng lên gấp rưỡi, tức là khoảng 5,1 USD/kg, tăng 150% - rất khó để cạnh tranh với các sản phẩm cá thịt trắng khác. DN có thể sẽ gặp khó khăn khi càng xuất càng lỗ và không ngoại trừ khả năng phải nghiên cứu giảm bớt tỷ trọng, chuyển hướng thị trường.
Với động thái trên, Chính phủ Mỹ thể hiện rõ quan điểm thương mại quốc tế phải cân bằng và công bằng hơn.
Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy, nửa đầu tháng 3/2025, XK cá tra sang Mỹ đạt 13 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra tính đến ngày 15/3/2025 vẫn ghi nhận Mỹ là quốc gia tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn thứ 2, chỉ sau Trung Quốc, với giá trị đạt 52 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2024.
Trước mắt, DN XK cá tra Việt Nam nên cân nhắc XK trước 5/4 để được hưởng mức thuế 0%. XK trước 9/4, DN phải chịu 10% thuế và 46% sau ngày 9/4/2025, đồng thời giữ lại các giấy tờ liên quan để chứng minh thời điểm xuất hàng.
Ngoài ra, DN nên phối hợp chặt chẽ, vận dụng sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ và các kênh thông tin truyền thông khác để nắm bắt những thay đổi chính sách, quy định của Mỹ.
Đồng thời, DN cần cụ thể hóa hướng đi đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh tìm kiếm và phát triển các thị trường XK mới ngoài Mỹ, trong khi vẫn đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và xây dựng thương hiệu để tăng sức cạnh tranh ngay cả khi có thuế cao.
Kỳ vọng rằng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền sẽ có các chính sách hỗ trợ kịp thời cho các DN bị ảnh hưởng, bao gồm hỗ trợ tài chính, tìm kiếm thị trường mới, và nâng cao năng lực sản xuất. Tận dụng tối đa các lợi thế từ các hiệp định thương mại đã ký kết để bù đắp cho sự sụt giảm ở thị trường Mỹ.
DN XK cá tra nên giữ vững tâm lý, tập trung vào các thỏa thuận với đối tác, bởi chi phí sản xuất, tiền lương, lợi nhuận đều đã được tính toán kỹ lưỡng trong đơn hàng. Áp lực lớn nhất không nằm ở DN mà ở nhà mua hàng và người tiêu dùng khi thuế tăng cao.
Tổng thống Donald Trump áp mức thuế quan riêng với từng quốc gia, thay vì áp thuế lên tổng hàng hóa vào Mỹ như năm 1933, điều này giống như là tín hiệu để Mỹ tiếp tục đàm phán nhằm đạt được những thỏa thuận thương mại trong tương lai. Hy vọng cuộc đàm phán tới đây của Chính phủ hai nước sẽ đạt được những kết quả tích cực.
(vasep.com.vn) Người đứng đầu hiệp hội ngành thủy sản lớn nhất Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ không miễn thuế nhập khẩu bột cá và tôm giống từ Hoa Kỳ khỏi mức thuế 34%.
(vasep.com.vn) Tổng thống Donald Trump áp mức thuế 10% với hầu hết hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, khiến giá thủy sản tại Mỹ có thể tăng mạnh. Các nước bị ảnh hưởng gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... Trong khi đó, các nước như Canada và Mexico được miễn phần lớn.
(vasep.com.vn) Quốc gia này đặt mục tiêu trở thành mô hình hợp tác liên ngành toàn cầu về các vấn đề lao động và an toàn
(vasep.com.vn) Brazil là thị trường đầy tiềm năng cho thủy sản Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 130 triệu USD năm 2024, chủ yếu từ cá tra. Nhu cầu tiêu thụ cao, nguồn cung nội địa thiếu hụt, cùng chính sách nới lỏng tiêu chuẩn nhập khẩu mở ra cơ hội lớn. Việt Nam có thể tận dụng giá cạnh tranh, hợp tác thương mại song phương, và đàm phán MERCOSUR để tăng thị phần.
(vasep.com.vn) Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO) có trụ sở tại London, Vương quốc Anh đã công bố báo cáo về sự khởi đầu mạnh mẽ cho sản xuất bột cá và dầu cá toàn cầu vào năm 2025.
(vasep.com.vn) Ngành surimi Malaysia đang phát triển ở mức vừa phải, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sang châu Á. Hoạt động sản xuất tập trung tại các bang ven biển như Johor, Penang, Sabah và Sarawak.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm của Ecuador đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động bán hàng từ Trung Quốc sang châu Âu và Hoa Kỳ vì mức giá mà người mua tại thị trường chính của họ sẵn sàng trả hiện quá gần với chi phí nguyên liệu thô hiện tại.
(vasep.com.vn) Triển lãm Thủy sản Toàn cầu lần thứ 31, diễn ra từ ngày 6-8/5/2025 tại Fira de Barcelona ở Barcelona, Tây Ban Nha, sẽ có chương trình hội nghị thu hút hơn 80 chuyên gia trong ngành thủy sản để chủ trì hơn 20 phiên họp.
Phát triển thủy sản bền vững theo hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển ngành thủy sản giai đoạn hiện nay. Mặc dù vậy quá trình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, đặc biệt ở các địa phương.
Ngày 9.4.2025, Công ty cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu tổ chức Lễ Khánh thành nhà máy chế biến xuất khẩu HappyFood Vietnam tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây là nhà máy sản xuất tôm hoạt động với công suất 15.000 tấn tôm/năm.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn