Hơn nữa, việc duy trì mở rộng các đối tượng và danh mục “hàng chế biến” phải kiểm dịch như dự thảo này là biện pháp quá mức và không cần thiết, cũng chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành như quy định pháp luật và thông lệ quốc tế hiện hành.
Do vậy, VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét không đưa không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật/sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y (trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh). Các sản phẩm chế biến ở trên chỉ chịu kiểm soát theo quy định của Luật ATTP.
Ngày 30/12/2019, Bộ NN&PTNT (Bộ NN) đã ra Quyết định số 5051/QĐ-BNN-PC ban hành kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, trong đó giao Vụ Pháp chế của Bộ chủ trì xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung TT15/2018 ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hành hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN.
Tháng 1/2021, VASEP đã nhận được Dự thảo TT15/2018 (mã số HS đối với danh mục hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT).
Ngày 25-26/01/2021, Bộ NN&PTNT tổ chức họp rà soát, thẩm định dự thảo Thông tư thay thế TT15/2018, đại diện VASEP được mời tham dự và đã có ý kiến trao đổi, góp ý tại tại hội thảo.
Tiếp tục lắng nghe ý kiến của các cơ quan liên quan, nghiên cứu nội dung dự thảo và trao đổi với các doanh nghiệp hội viên, ngày 19/2/2021, VASEP đã gửi Công văn số 14 /CV-VASEP tới Bộ NN&PTNT, Vụ Pháp chế và Cục Thú y góp ý bằng văn bản về nội dung dự thảo thông tư thay thế TT15/2018.
Tại công văn này, VASEP thống nhất cao việc cụ thể hoá các quyết nghị trong các Nghị quyết (19 và 02) của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành bằng việc chi tiết mỗi sản phẩm có mã H/S sẽ thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành bởi quy định của Luật nào (Thú y, ATTP hay Chất lượng hàng hoá) trong phạm vi hàng hoá quản lý bởi ngành nông nghiệp. Đồng thời cũng đánh giá cao cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu của dự thảo. Đồng thời, VASEP cũng ủng hộ hoàn toàn việc phải kiểm dịch các động vật và sản phẩm động vật sống, tươi, ướp hoặc không ướp đá vì đây là các đối tượng có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan ra môi trường và là tác nhân có thể gây bệnh cho vật nuôi.
Tuy nhiên, VASEP nhấn mạnh rằng, nhiều sản phẩm chế biến từ động vật/sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vẫn tiếp tục thuộc danh mục phải kiểm dịch (theo Luật Thú y) là chưa phù hợp. Việc duy trì mở rộng các đối tượng/danh mục “hàng chế biến” phải kiểm dịch như Dự thảo là biện pháp quá mức và không cần thiết, chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, với quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế hiện nay.
VASEP cũng đã phân tích rõ những dẫn chứng và cơ sở để Hiệp hội và các DN hội viên đưa ra ý kiến đánh giá và kiến nghị như trên với Bộ NN&PTNT.
Bất cập về pháp lý
Luật Thú y và Luật ATTP
Theo quy định tại Luật Thú y, thì các loại sản phẩm hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm dịch động vật chỉ bao gồm động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản có trong danh mục. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thú y, thì “sản phẩm động vật” chỉ bao gồm các bộ phận, các phần của cơ thể động vật, thủy sản . Luật Thú y không quy định sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” thuộc diện phải kiểm dịch động vật.
Tại chương 3 của Luật An toàn Thực phẩm về “Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm” cũng chỉ quy định thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật mới phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y (Điều 11). Đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn chỉ phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường (Điều 12).
Tuy nhiên, các văn bản dưới Luật (TT26/2016/TT-BNN và TT36/2018/TT-BNN đối với thuỷ sản của Bộ NN&PTNT) quy định về kiểm dịch đối với “sản phẩm động vật” đang được giải thích và áp dụng theo hướng sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (kể cả loại bao gói sẵn) đều thuộc diện phải kiểm dịch động vật. Hay nói cách khác, khái niệm “sản phẩm động vật” đã được mở rộng quá mức quy định tại Luật Thú y. Chính vì thế, chúng tôi thấy các “tiêu chí” và danh mục bao trùm rộng như này cũng đã được đưa vào cột chỉ định “kiểm dịch” trong Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT.
Một điểm bất cập nữa là Khoản 3 Điều 3 Luật Thú y đưa “sơ chế” và “chế biến” vào chung một khái niệm. Trong khi, đây vốn là hai khái niệm với các nội hàm rất khác nhau. Theo Điều 2 của Luật An toàn thực phẩm thì khái niệm “chế biến” được quy định tại khoản 4 khác hoàn toàn với khái niệm “sơ chế” được quy định tại khoản 16 .
Việc mở rộng khái niệm “sản phẩm động vật” của các văn bản dưới Luật kể trên và không có sự phân biệt rõ với khái niệm “sơ chế, chế biến” như đã nêu là nguyên nhân quan trọng làm tăng diện hàng hóa phải kiểm dịch động vật, cản trở nỗ lực cắt giảm danh mục hàng hóa, tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành.
4 thông tư của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm dịch thuỷ sản
Trong 10 năm qua (2010-2020), Bộ NN&PTNT đã có 4 thông tư hướng dẫn, quy định về kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản gồm: Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 2/2/2010 của Bộ NNPTNT, sau đó được thay thế bởi Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016; TT26/2016 được sửa đổi, bổ sung một phần bởi Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 và Thông tư 11/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2019.
Nhưng:
Càng về sau “danh mục hàng thuỷ sản” nhập khẩu phải kiểm dịch càng mở rộng hơn: Từ 2010-2020, cùng với việc thay thế, sửa đổi bổ sung các thông tư, thì càng về sau “danh mục hàng thuỷ sản” nhập khẩu phải kiểm dịch càng mở rộng hơn mà không có bất cứ sự thay đổi nào về cơ sở pháp lý hoặc báo cáo nguy cơ, thông lệ quốc tế hay thông tin dịch bệnh.
Kết quả “cải cách và cắt giảm” theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP của Bộ NN&PTNT như thế nào? Giai đoạn 2015-2020, năm nào Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và cắt giảm kiểm tra chuyên ngành. Trong đó, đa phần có quyết nghị phân công Bộ NN&PTNT về “cải cách, cắt giảm kiểm dịch thuỷ sản đông lạnh”. Nhưng chính giai đoạn này, Bộ NN&PTNT lại liên tiếp sửa đổi, bổ sung nội dung các thông tư: TT26/2016 thay thế bằng TT06/2010; TT36/2018 thay thế TT26/2016. Theo đó, hàng hoá thủy sản NK (đặc biệt là hàng thủy sản chế biến (đông lạnh, khô, đồ hộp…) và/hoặc được “liệt kê” là có nguy cơ cao phải kiểm dịch tăng lên. Điều này đặt ra một câu hỏi về kết quả “cải cách và cắt giảm” theo như tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP của Bộ NN&PTNT như thế nào?
Chưa phân biệt được các chỉ tiêu về “dịch bệnh” và “an toàn thực phẩm”: Trong 10 năm này, ngoài việc gia tăng danh mục hàng thuỷ sản chế biến phải kiểm dịch (bệnh), thì còn có bất cập lớn nữa là chưa phân biệt được các chỉ tiêu về “dịch bệnh” và “an toàn thực phẩm” khi mà sản phẩm là thực phẩm dùng cho người. Hầu hết các chỉ tiêu vi sinh đang quy định tại TT26/2016 và TT36/2018 đều là các chỉ tiêu ATTP là tác nhân gây bệnh cho người khi ăn phải, chứ không phải là các chỉ tiêu dịch bệnh - tác nhân làm lây lan dịch bệnh cho đối tượng thuỷ sản/động vật nuôi. Nói cách khác, là có sự đánh tráo khái niệm, trùng lắp nội dung và khiến quy mô hàng hoá và đối tượng chịu điều chỉnh là quá mức cần thiết.
Chưa phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế
Thực tế hiện nay, nhiều nước không yêu cầu kiểm dịch (bệnh) đối với hàng thủy sản đông lạnh hoặc chế biến chín, đóng bao bì kín. Các nước (từ tiên tiến như Mỹ, EU, Nhật, Canada…) đến các nước trong khu vực, hầu hết chỉ kiểm tra theo quy định/chỉ tiêu của ATTP đối với sản phẩm thuỷ sản chế biến (đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, ướp muối). Nhiều nước yêu cầu nước XK kiểm tra và cấp chứng thư sức khoẻ (Health Certificate) cho các lô hàng thuỷ sản chế biến XK sang họ, cũng chỉ áp dụng các quy định và chỉ tiêu ATTP (thực phẩm dùng cho người).
Hiện nay Australia và Trung Quốc cũng có yêu cầu kiểm một số chỉ tiêu dịch bệnh trên tôm đối với tôm đông lạnh nhập khẩu áp dụng với một số dạng sản phẩm tôm “raw” đông lạnh (chưa hấp chín, hoặc chưa ướp tỏi) cho các chỉ tiêu dịch bệnh có thể lây lan trong môi trường nuôi của Australia (người dân có thói quen dùng tôm làm mồi câu). Các chỉ tiêu này gồm các virus gây bệnh trên tôm như virus gây hội chứng Taura, đầu vàng, đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT (giao Cục NAFIQAD) cũng không kiểm tra các chỉ tiêu bệnh dịch hay vệ sinh thú y đối với hàng thuỷ sản XK đi các thị trường (trừ một số chỉ tiêu virus gây bệnh trên tôm XK sang Australia và Hàn Quốc), chỉ kiểm các chỉ tiêu ATTP (vi sinh, cảm quan/ngoại quan theo Quyết định 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/11/2011 và các chỉ tiêu hóa học theo Quyết định 1471/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/6/2012 của Bộ NN&PTNT).
Trước đây, Bộ NN&PTNT không yêu cầu kiểm dịch với sản phẩm thủy sản đông lạnh và chế biến chín, đóng bao bì kín
Năm 2008, trong “Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản” banh hành kèm theo Quyết định 110/2008/QĐ-BNN ngày 12/11/2008, Bộ NN&PTNT không yêu cầu kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh và chế biến chín, đóng bao bì kín.
Hơn nữa, tại Công văn số 107b/CV-VASEP ngày 30/7/2009 của VASEP gửi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Cục Thú y cũng đã kiến nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT “quy định rõ hàng thủy sản đông lạnh và sản phẩm thủy sản đông lạnh không thuộc diện phải thực hiện thủ tục đăng ký và kiểm dịch thú y”. Quan điểm và đề xuất trên của Hiệp hội cũng đã được nêu tại một số cuộc họp song phương và đa phương với Bộ NN&PTNT trong giai đoạn 2008-2012 với Bộ NN&PTNT và Cục Thú y – giai đoạn sau sáp nhập hai Bộ, giao thú y thuỷ sản về Cục Thú y quản lý và Cục bắt đầu xây dựng Thông tư kiểm dịch Thuỷ sản.
VASEP hoàn toàn nhất trí về sự cần thiết phải kiểm dịch chặt chẽ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp đá, nhưng về mặt khoa học và quản lý, không áp dụng tương tự cho các sản phẩm thực phẩm (dùng cho người) ở dạng chế biến (đông lạnh, chín, đóng bao bì kín….) vì về nguyên tắc, các mặt hàng thủy sản đông lạnh và sản phẩm chế biến chín, đóng bao bì kín (như đồ hộp, hàng khô tẩm gia vị ăn liền,…) không thể mang và không có nguy cơ mang theo mầm bệnh và không thể gây ra lây lan dịch bệnh cho thủy sản trong môi trường xung quanh.
Với sản phẩm thuỷ sản chế biến như nói trên, áp dụng các quy định quản lý theo Luật ATTP là phù hợp cả về khoa học, pháp lý và thực tiễn thông lệ quốc tế
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn