Trung Quốc tăng sản lượng thủy sản lên 66 triệu tấn: Thách thức mới đối với tôm Việt Nam?

Nguyên liệu 10:36 12/03/2022 Bảo Ngọc
Đây là câu hỏi được ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đặt ra tại Hội nghị trực tuyến “Phát triển ngành tôm năm 2022 và ký quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022” sáng 11/3.

Tại Hội nghị trực tuyến “Phát triển ngành tôm năm 2022 và ký quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022”, Tổng cục Thủy sản đặt nhiệm vụ trọng tâm đưa kim ngạch xuất khẩu trên 4,0 tỷ USD (tăng 2,56% so với năm 2021).

Tuy nhiên, Tổng cục Thủy sản cũng trích dẫn điều tra của Liên minh thủy sản toàn cầu (GAA) với điểm đáng chú ý: Sản lượng tôm của thế giới năm 2021 tăng khoảng 8,9% so với năm 2020 và dự đoán năm 2022 vẫn tiếp tục tăng, điều này sẽ gây ra những thách thức, tác động rất lớn đối với ngành tôm Việt Nam.

Cụ thể, cạnh tranh tại thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam trở nên gay gắt hơn, giá tôm nguyên liệu thế giới có xu hướng giảm và sự thay đổi về quy định kiểm dịch đối với sản phẩm nhập khẩu ở nhiều quốc gia, những cảnh báo về an toàn thực phẩm sẽ gây áp lực lớn cho ngành tôm Việt Nam.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. 

Đánh giá sâu về thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, lần đầu tiên năm 2021, Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ trên 1 tỷ USD với gần 90.000 tấn sản phẩm, tăng 20% so với năm 2020.

Tuy nhiên tổng nhập khẩu tôm của Mỹ từ nhiều nước cũng có kỷ lục mới với 896 ngàn tấn và 8,013 tỷ USD, tăng 20% và 25% tương ứng so với năm 2020. Trong đó, nhập khẩu tôm của Mỹ tăng gấp đôi từ Ecuador và 25% từ Ấn Độ.

Việt Nam có thế mạnh về tôm chế biến, ngược lại với Ấn Độ, Ecuador chiếm thị phần lớn với tôm vỏ và tôm sú lột vỏ.

Theo ông Hòe, năm 2022, Mỹ vẫn sẽ là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam. Với sự hồi phục của chuỗi HORECA (khách sạn - nhà hàng - dịch vụ ẩm thực) và với thế mạnh tôm chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ năm 2022 sẽ tiếp tục tăng.

Thị trường Châu Âu, sau ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu tôm vào EU giảm trong quý III và bắt đầu tăng mạnh trở lại trong quý IV/2021, phần lớn là xuất khẩu tôm cỡ nhỏ.

Năm 2022, nhu cầu tiêu thụ tôm tại thị trường Châu Âu bắt đầu tăng trở lại, đặc biệt tại Anh, Đức, Hà Lan, Bỉ,... Tuy nhiên, mức tiêu thụ tại Châu Âu sẽ bị tác động bởi chiến tranh Nga - Ukraina nên phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu và kế hoạch kinh doanh trong tương lai tại thị trường này.

“Xu hướng dự trữ thực phẩm có thể làm tăng nhu cầu nhập khẩu nhưng đi kèm giá thấp. Thị trường Châu Âu cần thêm thời gian để dự báo tăng đáng kể trong 2022”, ông Hòe nhận định.

Đối với thị trường Nhật Bản, đây là thị trường lớn và là thị trường truyền thống của xuất khẩu tôm Việt Nam, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu tôm trong nhiều năm. Là thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất với giá bán bình quân cao nhất.

Hiện Indonesia và Ấn độ đang đẩy mạnh xuất khẩu tôm, đặc biệt là tôm sú sang thị trường này. Tuy nhiên tôm Việt Nam vẫn chiếm thị phần cao nhất tại Nhật Bản. Với kết quả xuất khẩu của 2 tháng đầu năm 2022, thị trường Nhật Bản bắt đầu tăng nhu cầu trở lại, trong đó các nhà cung cấp tôm của Việt Nam vẫn được chọn lựa.

Dự báo năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ vượt mốc 4 tỷ USD.

Đáng chú ý, tại thị trường Trung Quốc, do bị ảnh hưởng bởi chính sách “Zero COVID”, năm 2021 xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm sâu nhất trong vòng 5 năm nay. Những tháng cuối năm 2021, số liệu cho thấy xuất khẩu tăng mạnh trở lại và tiếp tục duy trì sang tháng 1 và 2 năm 2022.

Năm 2021 Trung Quốc nhập khẩu 611.000 tấn tôm, đặc biệt tăng mạnh trong những tháng cuối năm, trong đó 50% đến từ Ecuador . Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ 3 của Trung Quốc, cạnh tranh với tôm từ Ecuador và Ấn Độ.

“Ngày 11/2/2022 Trung Quốc công bố sẽ tăng sản lượng thủy sản lên 66 triệu tấn trở thành nguồn cung cấp protein số 1 cho người dân Trung Quốc. Đây có phải là thách thức mới đối với tôm Việt Nam?”, ông Hòe đặt câu hỏi.

Ông Hòe phân tích: Năm 2022, nguyên liệu tôm đủ cho chế biến nhưng giá sẽ tăng hơn do các yếu tố đầu vào sẽ biến động phức tạp. Các thị trường lớn nhất sẽ nhanh phục hồi nhu cầu, vấn đề kẹt cảng ở Mỹ dự kiến sẽ giải quyết xong trước tháng 6/202. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc vẫn cần thêm thời gian để dự báo.

“Khả năng lạm phát sẽ làm giá thành sản xuất tăng làm tăng giá bán và làm suy yếu tốc độ tăng đơn hàng. Chiến tranh Nga-Ucraina tác động mạnh đến chi phí cũng như hoạt động logistics sẽ là một thách thức không nhỏ cho tăng trưởng xuất khẩu tôm. Dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2022 sẽ tăng trưởng từ 10-12% và kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 4 tỷ USD”, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam dự báo.

(Theo DNVN)

thach thuc doi voi tom viet nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam QI/2024

 |  09:09 07/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2024, kim ngạch XK cá tra Việt Nam sang các thị trường đạt 156 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ. Giá trị XK cá tra Việt Nam trong QI/2024 đạt 411 triệu USD, giảm 3% so với QI/2024.

Thị trường bột cá toàn cầu có thể phục hồi nhờ sản lượng cá cơm Peru tăng

 |  09:08 07/05/2024

(vasep.com.vn) Tổ chức dầu cá, bột cá thế giới (IFFO) dự đoán với hạn ngạch khai thác cá cơm 2,475 triệu tấn trong mùa khai thác đầu tiên của năm 2024, Peru có thể sẽ giúp thị trường dầu cá và bột cá toàn cầu phục hồi trong những tháng tiếp theo.

Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

 |  09:05 07/05/2024

(vasep.com.vn) Năm 2023 là một năm không thành công không chỉ của các nhà XK cá ngừ Việt Nam mà còn của Thái Lan tại thị trường Trung Đông. XK cá ngừ của Thái Lan sang khối thị trường này giảm 21% về giá trị và 27% về khối lượng so với năm 2022. Do đó, Trung Đông tụt xuống thứ 2 trong bảng xếp hạng các thị trường XK của Thái Lan sau Mỹ, chiếm 22% tổng kim ngạch XK trong năm 2023.

Infographic: Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  09:02 07/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi tăng trưởng trong tháng đầu năm 2024, XK nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam sụt giảm liên tục trong 2 tháng sau đó. Tính đến hết tháng 3/2024, XK nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam thấp hơn 8% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 30 triệu USD.

Navico sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu trong năm 2024

 |  08:54 07/05/2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Navico (ANV)) sẽ trình lại cổ đông về phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu đã thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 nhưng chưa được thực hiện.

Cương quyết không để tàu cá vươn khơi khi chưa đủ điều kiện

 |  16:05 06/05/2024

Bộ đội biên phòng tỉnh đang tăng cường các biện pháp mạnh tay với những trường hợp tàu cá không đủ điều kiện vươn khơi, nhằm gỡ thẻ vàng IUU trước 'giờ G' sắp điểm.

DOC sơ bộ giảm thuế CVD cho tôm Ecuador

 |  10:08 06/05/2024

(vasep.com.vn) Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) quyết định sơ bộ giảm thuế chống trợ cấp (CVD) cho tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador.

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

 |  09:39 06/05/2024

(vasep.com.vn) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Ả Rập Saudi tăng sản lượng thủy sản để đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng tăng

 |  09:33 06/05/2024

(vasep.com.vn) Bộ thủy sản Ả Rập Saudi muốn tăng sản lượng cá ở quốc gia Trung Đông này lên 230.000 tấn (MT) vào năm 2024, nhằm thu hẹp khoảng cách lớn giữa nguồn cung và nhu cầu hiện tại của đất nước bằng sản xuất nội địa nhiều hơn.

Ấn Độ mở cửa trở lại cho thủy hải sản Brazil

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.com.vn) Sau nhiều cuộc thảo luận với Bộ trưởng Bộ Thủy sản Ấn Độ, cùng với người đứng đầu cơ quan an toàn thực phẩm Ấn Độ, Brazil đã thành công khi Ấn Độ chấp nhận cả cá đánh bắt tự nhiên và cá nuôi từ nước này.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC