Theo số liệu thống kê mới nhất từ Hải quan Trung Quốc, NK bột cá của nước này đạt 1,57 triệu tấn trong năm 2017, xấp xỉ mốc kỷ lục 1,58 triệu tấn năm 2005.
Tuy nhiên, giá bột cá bột cao cấp của Peru trong mùa tới dự kiến tăng khoảng 350 USD/tấn so với vụ trước nhờ nhu cầu mạnh mẽ và mối quan tâm đến trữ lượng cá cơm ngoài khơi của Peru - nước XK bột cá lớn nhất thế giới.
Trung Quốc là nước NK bột cá lớn nhất thế giới. Bột cá NK được sử dụng trong thức ăn cho cá nuôi và gia súc nuôi. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), kể từ đầu thiên niên kỷ, Trung Quốc đã NK trung bình 1,18 triệu tấn bột cá mỗi năm.
Trung Quốc cũng NK khối lượng lớn trong năm 2011 và 2012 với 1,21 triệu tấn và 1,25 triệu tấn tương ứng và NK ít nhất vào năm 2003 với 802.843 tấn (xem biểu đồ dưới đây).
Khối lượng NK năm 2017 tăng 51,1% so với khối lượng năm 2016.
Năm 2017, phần lớn hàng NK của Trung Quốc là từ Peru; NK từ Nam Mỹ đạt 883,310 tấn, chiếm 56,1%, trị giá 1,29 tỷ USD. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, NK từ Nam Mỹ tăng 103% về khối lượng và 77% về giá trị so với năm 2016.
Nhà cung cấp bột cá lớn tiếp theo là Việt Nam và Hoa Kỳ, với khối lượng lần lượt là 132.040 tấn, tăng 3.8% so với cùng kỳ năm trước và 102.730 tấn, giảm 9.6% so với năm trước.
NK từ Mỹ ở mức 161,3 triệu USD vào năm 2017; NK từ Việt Nam đạt 155,4 triệu USD. Cá Menhaden, bắt nguồn từ Vịnh Mexico, chiếm phần lớn lượng cá bột XK của Hoa Kỳ sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, chỉ trong tháng 8/2017, Trung Quốc đã NK 163.811 tấn bột cá từ Peru so với mức NK từ Việt Nam trong cả năm.
Top 20 nhà cung cấp bột cá lớn nhất sang Trung Quốc trong năm 2017
Top 20 |
Khối lượng (tấn) |
Giá trị (triệu USD) |
Tăng, giảm về khối lượng |
Tăng, giảm về giá trị |
Nguồn: Hải quan Trung Quốc |
||||
Peru |
883.310 |
1,285,6 |
103% |
77% |
Việt Nam |
132.040 |
155,4 |
4% |
-6% |
Mỹ |
102.731 |
161,3 |
-10% |
-12% |
Chile |
70.058 |
99,4 |
28% |
8% |
Ecuador |
60.715 |
78,3 |
23% |
1% |
Nga |
56.666 |
93,4 |
-4% |
-9% |
Thái Lan |
48.717 |
56,5 |
-33% |
-35% |
Mauritania |
43.975 |
60,3 |
80% |
71% |
Mexico |
39.804 |
55,5 |
203% |
163% |
Đan Mạch |
28.992 |
44,4 |
218% |
171% |
Pakistan |
28.467 |
27,1 |
134% |
126% |
Nam Mỹ |
21.971 |
27,6 |
-10% |
-22% |
Panama |
16.992 |
18,5 |
103% |
86% |
New Zealand |
10.828 |
18,2 |
12% |
4% |
Malaysia |
7.409 |
8,3 |
-46% |
-48% |
Morocco |
7.001 |
9,5 |
-37% |
-42% |
Myanmar |
6.351 |
7,6 |
29% |
47% |
Mauritius |
7.780 |
5,2 |
113% |
0% |
Namibia |
4.512 |
6,7 |
-40% |
-44% |
Argentina |
1.583 |
2,5 |
-38% |
-40% |
Dự báo về giá
NK của Trung Quốc tăng chủ yếu là do sản lượng cá cơm lớn của Peru vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017. Tuy nhiên, trong khi giá bột cá ở Trung Quốc giảm vào nửa cuối năm 2016 do nguồn cung tăng lên, giá tăng trở lại vào mùa thu năm ngoái do lo ngại của Trung Quốc về sản lượng đánh bắt giảm trong nửa cuối năm 2017.
Tại Thượng Hải, giá bột cá bột cấp cao ở Peru đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm rưỡi qua ở tuần 39 năm 2017, xuống còn 10.200 NDT/tấn (1.608 USD/tấn), bao gồm thuế. Vào tuần 50, giá đã tăng 36% lên 13.900 NDT/tấn, mức cao trong hai năm qua.
Hiện tại là mối quan tâm về nguồn cung và hàng sẵn có của Peru trước nhu cầu cao mạnh của Trung Quốc vào mùa hè này. Năm ngoái, khu vực Nam của Peru ngưng khai thác vụ thứ hai trong năm. Tại các tàu khu vực miền Trung-Bắc đã khai thác 687.557 tấn, bằng 46% hạn ngạch được giao. Vào tháng 12/2017, XK bột cá của Peru sang Trung Quốc đã giảm (xem biểu đồ).
Jean-Francois Mittaine, một nhà phân tích với 30 năm kinh nghiệm trong ngành, cho biết, những gì chúng ta đã thấy là ở Trung Quốc rất nhiều người quan ngại về nguồn cung cấp từ Peru.
Điều này là hiển nhiên, lô hàng bột cá từ Peru đến Trung Quốc vào tháng 12/2017 thực tế chưa đáng kể. Bắt đầu vào tháng 1/2018, các nhà NK chuẩn bị cho lô hàng trong tháng 3/2018. Nhưng do nguồn cung khan hiếm, Trung Quốc đã tăng NK ở nhiều nước khác, kể cả ở Châu Phi.
Các công ty khai thác của Peru dự kiến tăng mạnh sản lượng trong năm. Tháng 2/2018, khối lượng đánh bắt ở miền Trung-Bắc của Peru tương đối tốt.
Tuy nhiên, vào đầu tháng này, Feed Trade, một trang web thuộc ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi Trung Quốc, đã lên tiếng cảnh báo. Thị trường bột cá xuất phát sau Tết Nguyên đán đã trở thành mối quan tâm lớn nhất đối với những người trong ngành công nghiệp bột cá.Trên cơ sở thị trường hiện nay, phần lớn các công ty thức ăn và thương nhân tỏ ra thận trọng hơn nhiều so với những năm trước.
Tình hình nguồn cung cấp thắt chặt sẽ được giải quyết một phần nhờ sản lượng gia tăng vào tháng 1/2018. Mức giá cuối tháng 1/2018 tăng sau Tết Nguyên đán.
Trong 11 tuần qua ở Trung Quốc, giá bột cá bột cao cấp từ Peru ở mức 13.900 NDT/tấn.
Hiện tại, mức giá tăng lên 14.000 NDT đối với bột cá bột cao cấp (tương đương 2.200 USD/tấn).
Thay vào đó, theo "tin đồn", một số hợp đồng cho vụ tới đã được thống nhất ở mức 1.850 USD/tấn vào Trung Quốc.
Mức giá 1.850 USD là đã tăng khoảng khoảng 350 USD so với hợp đồng giao dịch vào tháng 9 và tháng 10/2017, giao hàng vào tháng 11-12/2017 và tháng 1/2018. Vì vậy, giá 1.850 USD đã tăng so với vụ trước, nhưng khá hợp lý.
Các nhà NK Trung Quốc có thể không muốn đẩy giá ở Trung Quốc cao hơn vì lo ngại về việc sử dụng cuối cùng.
Hơn nữa, các nhà cung cấp lớn sẽ có thể đáp ứng các hợp đồng kỳ hạn từ mùa trước, điều này làm dịu đi những lo ngại về nguồn cung sẵn có trong thời gian ngắn. Trong tuần thứ 7 năm nay, các kho dự trữ bột cá ở cảng Trung Quốc thực tế đã tăng 4.000 tấn so với tuần trước đó, lên đến 83.000 tấn.
Mittaine cho biết, trữ lượng tại cảng không bị giảm mạnh và câu hỏi lớn được đạt ra là tiêu thụ bột cá của Trung Quốc vào năm 2018 là bao nhiêu?.
(vasep.com.vn) Doanh số bán hải sản tăng tại các cửa hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ vào tháng 10/2024, một phần nhờ vào mức tăng nhẹ của lạm phát giá.
(vasep.com.vn) Trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã quyết định áp dụng chế độ thuế quan bằng 0 đối với toàn bộ hàng xuất khẩu của Bangladesh sang thị trường Trung Quốc, trong đó có mặt hàng tôm sú. Người nuôi tôm Bangladesh hy vọng mức thuế suất bằng 0 sẽ giúp quốc gia này thâm nhập được một trong những thị trường tiêu thụ hải sản và tôm hàng đầu thế giới. Chế độ thuế quan mới được Chính phủ Trung Quốc áp dụng cho Bangladesh sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2024.
(vasep.com.vn) Cuộc họp thường niên lần thứ 43 của Ủy ban Nghề cá Đông Bắc Đại Tây Dương (NEAFC) đã kết thúc trong sự bất đồng quan điểm về cách tiếp cận quản lý nghề cá và ứng phó với IUU.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp trong 2 tháng qua ở mức cao. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, riêng trong tháng 10/2024, XK cá ngừ sang thị trường này đã tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD. Con số này góp phần bù đắp lại lượng sụt giảm XK sang Nhật Bản trong nửa đầu năm, nâng tổng giá trị XK trong 10 tháng đầu năm 2024 lên gần 28 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai chữ số trong thời gian qua, triển vọng thời gian tới tiếp tục tích cực.
(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.
(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.
Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn