Theo thông báo của Hội đồng nhà nước Trung Quốc, từ ngày 17/9/2019, Trung Quốc sẽ miễn thuế bổ sung đối với hai sản phẩm NK này cùng với 14 hàng hóa khác của Mỹ trong vòng 1 năm. Động thái này được đưa ra khi các cuộc đàm phán thương mại giữa 2 cường quốc kinh tế đang được khởi động lại trong thời gian này.
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, Trung Quốc đã NK 102.731 tấn bột cá Mỹ, trị giá 160 triệu USD trong năm 2017. Do đó, Mỹ trở thành nhà cung cấp nguyên liệu lớn thứ 3 của Trung Quốc sau Peru và Việt Nam.
Hai sản phẩm được miễn thuế: bột cá và tôm bố mẹ được giao dịch thương mại với các mã HS lần lượt là 23012010 và 03063610.
Bột cá là một thành phần được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, bột cá cũng là một thành phần trong thức ăn thủy sản. Tôm bố mẹ Hawaii được các trại giống tôm nuôi để sản xuất hậu ấu trùng và sẽ được nuôi ở các trang trại nuôi tôm của Trung Quốc.
Việc miễn thuế bột cá là tin vui cho các công ty khai thác Alaska, nơi sản xuất bột cá trắng từ thịt vụn cá minh thái, cá tuyết, cá bơn và các loại cá thịt trắng khác. Cá nhà sản xuất bột cá trắng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, nơi sản phẩm này được tiêu thụ nhiều bởi những người nuôi cá chình. Trong khi đó, các nhà sản xuất bột cá đỏ từ cá mòi dầu khai thác ở bờ biển phía Đông của Mỹ có nhiều thị trường tiêu thụ thay thế hơn.
Theo thông báo của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, các nhà NK Trung Quốc đã nộp thuế có thể nộp đơn xin hoàn trả trong 6 tháng tới. Hội đồng Nhà nước cho biết thuế quan ban đầu được ban hành để đáp trả "Cuộc điều tra theo điều 301" của Mỹ.
(vasep.com.vn) Doanh số bán hải sản tăng tại các cửa hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ vào tháng 10/2024, một phần nhờ vào mức tăng nhẹ của lạm phát giá.
(vasep.com.vn) Trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã quyết định áp dụng chế độ thuế quan bằng 0 đối với toàn bộ hàng xuất khẩu của Bangladesh sang thị trường Trung Quốc, trong đó có mặt hàng tôm sú. Người nuôi tôm Bangladesh hy vọng mức thuế suất bằng 0 sẽ giúp quốc gia này thâm nhập được một trong những thị trường tiêu thụ hải sản và tôm hàng đầu thế giới. Chế độ thuế quan mới được Chính phủ Trung Quốc áp dụng cho Bangladesh sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2024.
(vasep.com.vn) Cuộc họp thường niên lần thứ 43 của Ủy ban Nghề cá Đông Bắc Đại Tây Dương (NEAFC) đã kết thúc trong sự bất đồng quan điểm về cách tiếp cận quản lý nghề cá và ứng phó với IUU.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp trong 2 tháng qua ở mức cao. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, riêng trong tháng 10/2024, XK cá ngừ sang thị trường này đã tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD. Con số này góp phần bù đắp lại lượng sụt giảm XK sang Nhật Bản trong nửa đầu năm, nâng tổng giá trị XK trong 10 tháng đầu năm 2024 lên gần 28 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai chữ số trong thời gian qua, triển vọng thời gian tới tiếp tục tích cực.
(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.
(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.
Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn