Ngày 9/9/2019, Trung Quốc ra lệnh cấm NK tôm từ 2 công ty tôm lớn nhất của Ecuador là Industrial Pesquera Santa Priscila và Omarsa do phát hiện virus đốm trắng (WSSV) và virus đầu vàng (YHV) có trong sản phẩm tôm XK của 2 công ty này. Đây là những virus gây bệnh cho tôm. Virus đầu vàng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của tôm và virus đốm trắng ảnh hưởng đến sự thèm ăn và chức năng vận động của chúng.
Ngày 11/9/2019, Trung Quốc tiếp tục cấm NK tôm từ 3 công ty nữa của Ecuador gồm Expalsa, WinRep và Congelados y Frescos với lý do là phát hiện thấy virus đốm trắng và virus hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV).
Sau các cuộc đàm phán, Trung Quốc đã cho phép Omarsa XK trở lại trong khi vẫn áp dụng lệnh cấm với 4 công ty còn lại. 4 công ty còn lại hiện chỉ được phép XK thịt tôm hấp chín sang Trung Quốc.
5 công ty chịu lệnh cấm của Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng khối lượng XK tôm của Ecuador.
Trung Quốc là thị trường NK tôm lớn nhất của Ecuador. 5 năm trước đây, Trung Quốc chiếm 30% tổng XK tôm của Ecuador (68.603 tấn, trị giá 584 triệu USD). Năm 2018, tỷ trọng này tăng lên 61% tương đương 281.718 tấn. Ecuador cũng là nguồn cung tôm lớn nhất cho Trung Quốc, chiếm 40% tổng giá trị NK tôm của Trung Quốc. Việt Nam là nguồn cung đứng thứ 5, chiếm 4,8%.
Tám tháng đầu năm nay, XK tôm Ecuador sang Trung Quốc đạt 210.000 tấn, trị giá hơn 1 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lệnh cấm đã khiến XK tôm của Ecuador sang Trung Quốc sụt giảm trong tháng 9.
Trung Quốc cũng là một trong những thị trường XK lớn của DN tôm Việt Nam, hiện nay thị trường này lớn thứ 5. Việc Trung Quốc giảm NK tôm từ Ecuador do lệnh cấm có thể tạo cơ hội cho Việt Nam tăng XK tôm sang Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ hội này không hẳn kéo dài mãi vì lệnh cấm còn tùy thuộc vào các yếu tố như chính trị, quan hệ ngoại giao, thương mại giữa 2 nước...mà được dỡ bỏ sớm hay muộn.
Nhìn lại những năm gần đây, cộng với việc Trung Quốc cấm tôm Ecuador cho thấy rõ xu hướng của các nước vừa có nuôi tôm vừa NK tôm như Australia, Hàn Quốc và Trung Quốc là họ chắc chắn phải kiểm tra chặt chẽ vấn đề dịch bệnh trong tôm NK để đảm bảo cho sản xuất trong nước của họ.
Do vậy, ngành tôm và DN tôm Việt Nam cần nhìn rõ thách thức từ việc Trung Quốc cấm tôm Ecuador. Thứ nhất, lệnh cấm đối với tôm Ecuador được dỡ bỏ sớm hay muộn, chúng ta không thể lường trước, có thể tùy thuộc vào diễn biến chính trị, thương mại mà Trung Quốc đang liên quan, có thể tùy vào quan hệ ngoại giao của Ecuador với Trung Quốc…Nếu DN Việt Nam đổ xô XK nhiều vào thị trường này, có thể sẽ bị thụ động khi tình huống thay đổi, dẫn đến bị ép giá, hạ giá...
Khả năng thứ 2 rất có thể xảy ra là sau Ecuador, sẽ là Ấn Độ, Việt Nam và một số nước sản xuất tôm khác. Do vậy, chúng ta phải lường trước khả năng này, sẵn sàng trước xu hướng tăng cường kiểm tra dịch bệnh của các thị trường NK tôm như Australia, Hàn Quốc và Trung Quốc và có thể sẽ có các thị trường khác. Và sẽ không phải chỉ kiểm tra với bệnh đầu vàng, đốm trắng trên tôm mà cả các bệnh khác như MBV (bệnh tôm còi do tôm nhiễm virus MBV), bệnh đuôi đỏ hay hội chứng Taura, bệnh hoại tử dưới vỏ trên tôm (IHHNV)…
Đối với tôm Việt Nam XK sang Trung Quốc, từ năm 2014, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản, theo đó Trung Quốc giám sát 4 loại bệnh: đầu vàng đốm trắng, MBV, Taura, IHHNV đối với tôm sú, tôm chân trắng sống. Tuy nhiên, các nhà sản xuất, XK tôm Việt Nam cũng cần lường trước về khả năng Trung Quốc sẽ kiểm tra khắt khe hơn về dịch bệnh trong tôm XK từ Việt Nam, có thể không chỉ kiểm tra tôm sống và các dạng sản phẩm khác như ướp lạnh, đông lạnh.
Vì vậy, ngành tôm Việt Nam cần chủ động trong việc kiểm soát, quan trắc dịch bệnh (chú trọng môi trường ao nuôi, con giống, dinh dưỡng…), đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh trong sản phẩm XK không chỉ sang thị trường Trung Quốc mà cả các thị trường khác.
(vasep.com.vn) Nguồn cá xa bờ của Nhật Bản đang suy giảm, làm dấy lên lo ngại rằng ngành thủy sản của nước này có thể phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt vào năm 2050.
(vasep.com.vn) Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng Tiên tiến (CEPEA), giá cá rô phi nuôi của Brazil tiếp tục xu hướng giảm trên hầu hết các thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do sự kết hợp giữa tình trạng cung vượt cầu và nhu cầu trong nước yếu hơn.
(vasep.com.vn) Theo Tổ chức Dầu cá và Bột cá Quốc tế (IFFO), sản lượng bột cá toàn cầu trong chín tháng đầu năm 2024 đã tăng gần 23% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng đáng kể này phần lớn là do vụ thu hoạch cá cơm dồi dào của Peru, giúp tăng đáng kể nguồn cung tích lũy của quốc gia này.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn