Tỉnh Trà Vinh xác định ngành thuỷ sản là một trong thế mạnh, tiềm năng của địa phương. Theo ông Lê Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, những năm qua tỷ trọng của ngành thuỷ sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tăng dần. Nếu như năm 2017, tỷ trọng ngành thuỷ sản chỉ chiếm trên 32% thì năm 2020 đã tăng lên 39%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 8,45%/năm. Giá trị sản xuất đã đạt 360 triệu đồng/ha. Đây là hướng phát triển đúng với định hướng của địa phương.
Nuôi tôm công nghệ lót bạt 3 giai đoạn tại tại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Trường đại học Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.
Trong lĩnh vực nuôi trồng, Trà Vinh đã rà soát xây dựng 4 vùng sản xuất và sản xuất giống thuỷ sản, xác định các đối tượng nuôi chủ lực như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá lóc, nghêu,… Đặc biệt, đến nay Trà Vinh đã có gần 11.500ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán thâm canh mật độ cao. Trong đó, nuôi thâm canh mật độ cao có diện tích 650ha, tập trung ở các huyện ven biển: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và thị xã Duyên Hải, năng suất bình quân từ 50 -70 tấn/ha.
Nói về lĩnh vực nuôi tôm của nông dân Trà Vinh thời gian gần đây, ông Lâm Duy Khoa, Giám đốc Chi nhánh Trà Vinh - Công ty tôm giống Dương Hùng cho biết: “Lĩnh vực nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh đang phát triển mạnh. Trong đó, gần đây phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao ao tròn trên cạn, năng suất và hiệu quả cao. Riêng các hình thức thâm canh, bán thâm canh khác cũng đang phát triển. Hiện nay nhu cầu mua tôm giống của Công ty mỗi ngày trên 1 triệu post”.
Đạt được những kết quả phấn khởi như trên, công tác nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ luôn được tỉnh quan tâm. Các ngành chức năng địa phương đã xây dựng mô hình sản xuất tôm sú giống chất lượng cao, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao và hoàn chỉnh 5 quy trình kỹ thuật ương nuôi ấu trùng thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao, sản xuất nghêu cám trên ao lót bạt, ương nghêu cám lên nghêu giống…
Ngành thuỷ sản ở Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Ảnh: Minh Đảm.
Trong đó, Trường đại học Trà Vinh là một trong những đơn vị có nhiều nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho người dân như thực hiện thành công đề tài nuôi tôm sú bố mẹ, chuyển giao khoa học nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn mang lại hiệu quả cao.
Tại trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản nước mặn của Khoa Nông nghiệp, thuỷ sản – Trường đại học Trà Vinh (tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hoà, thị xã Duyên Hải) là đơn vị đầu tiên ở Trà Vinh thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn công nghệ lót bạt. Đây là một công nghệ nuôi phổ biến tại tỉnh Trà Vinh trong những năm gần đây.
Ông Diệp Thành Toàn, Phó trưởng Bộ môn thuỷ sản Khoa Nông nghiệp, thuỷ sản - Trường đại học Trà Vinh cho biết: Các đây 5 năm, thấy sự phát triển mô hình ở các tỉnh bạn, Trường đã cử cán bộ đến học tập về triển khai xây dựng. Bên cạnh đáp ứng nơi sinh viên thực tập thì mô hình này còn là điểm đến tham quan của rất nhiều hộ dân nuôi tôm vùng này. Mô hình được triển khai hiệu quả, đã thúc đẩy người dân mạnh dạn chuyển đổi đầu tư. Bởi mô hình quản lý tốt rủi ro cho tôm, tiết giảm chi phí chăn nuôi nhất là quản lý nước thải. Mùa nắng nóng mô hình vẫn được thực hiện tốt vì khu vực nuôi có mái che…
Tôm nuôi 2-3 giai đoạn quản lý tốt rủi ro, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Minh Đảm.
Ông Hồng Văn Tuấn ở ấp Ba Động, xã Trường Long Hoà, thị xã Duyên Hải cho hay, từ khi tham quan thấy sự hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ lót bạt ông đã mạnh dạn đầu tư 750 triệu đồng xây dựng 2 hồ nuôi, mỗi hồ 1.200m2.
Qua thực hiện ông Tuấn thấy mô hình dễ thực hiện, nhất là chăm sóc quản lý tôm từng giai đoạn đã giảm thiểu rủi ro, thất thoát, tiết kiệm tiền xử lý nước thải. Mùa nắng nóng, ao được phủ mái che giúp ổn định nhiệt độ nước. Ông Tuấn rất phấn khởi vì đã thu hồi vốn và có lãi ở vụ nuôi đầu tiên. Các vụ sau, tuỳ tình hình và giá cả thị trường nhưng vẫn có lãi từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/vụ. So với cách làm truyền thống trên ao đất, ông Tuấn cho biết hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Theo ông Lê Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh: Đến năm 2025, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu nâng cao tỷ trọng của ngành thuỷ sản lên 40% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng lên 67%, khai thác giảm xuống còn 33%. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành 5% trở lên và giá trị sản xuất đất và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt 380 triệu đồng/ha.
Để đạt mục tiêu đó, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp mà tiêu biểu là đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, tập trung rà soát đánh giá, xác định bố trí vùng trồng, vật nuôi theo từng tiểu vùng gắn với thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ.
(vasep.com.vn) Trong vòng một tháng, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã thu giữ hơn 6 tấn hải sâm từ các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, làm nổi bật tiềm năng to lớn của việc nuôi loài động vật này.
(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.
Hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Thụy Sĩ đã xây dựng và phát triển mối quan hệ ngày càng bền chặt trên mọi lĩnh vực; trong đó, có hợp tác kinh tế, thương mại.
Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Czech, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Czech Petr Fiala đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Czech lên “Đối tác Chiến lược”, nhân chuyến thăm chính thức Czech của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 18 - 20/01/2025.
(vasep.com.vn) Năm 2024, xuất khẩu hải sản Việt Nam cán đích với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. XK các nhóm mặt hàng đều tăng hoặc ở mức tương đương so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Mặc dù nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm mạnh 28% vào năm 2024, ngành này vẫn duy trì tín hiệu tích cực ở một số phân khúc. Theo báo cáo của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, trở thành nguồn cung chính các loài thủy sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đổi mới trong lĩnh vực này lại giảm sút.
(vasep.com.vn) Trung Quốc đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi, trong đó Quảng Đông trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Hải Nam thực hiện các quy định xuất khẩu chặt chẽ hơn vào năm 2025.
(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn