TPP: Các kết quả chính tác động đến Nông Lâm ngư nghiệp Việt Nam

(vasep.com.vn) Sáng 6/11/2015, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Hội nghị toàn thể IGS 2015 “Việt Nam gia nhập TPP: triển vọng và giải pháp cho ngành nông nghiệp” nhằm giới thiệu tổng quan nội dung các cam kết của TPP có liên quan đến ngành nông nghiệp Việt Nam, đánh giá tác động của TPP tới ngành nông nghiệp và thảo luận các cơ hội, thách thức và giải pháp tận dụng tốt nhất Hiệp định TPP cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững tại Việt Nam.

Hội nghị do Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đồng chủ trì với sự tham gia của đại diện các nước thành viên Hiệp định TPP: Bí thư thứ hai của Australia ông Alex Maskiell, , Đại sứ Mexico bà Sara Valdes Bolano, Đại sứ Peru ông Luis Tsuboyama, đại diện các Cục, Vụ, Viện của Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng nông lâm thủy sản.

Tại Hội nghị, Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ NN và PTNT đã có báo cáo sơ bộ về kết quả đàm phán TPP trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, cơ hội thách thức và giải pháp đối với nông lâm thủy sản Việt Nam.

Theo đó, các kết quả chính của TPP tác động đến ngành nông lâm ngư nghiệp như sau:

- Xóa bỏ về cơ bản hàng rào thuế nhập khẩu đối với nông lâm thủy sản

- Về SPS: quy định các nguyên tắc chính nhằm tạo thuận lợi hơn cho thương mại gồm: các biện pháp SPS chỉ áp dụng ở mức độ cần thiết và không phân biệt đối xử (NT), công nhận tương đương, công nhận các vùng không dịch bệnh, minh bạch hóa, cho phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp, thuận lợi hóa quy trình kiểm tra, tham vấn kỹ thuật và tăng cường hợp tác giữa các bên

-Thiết lập lại một phần công bằng trong thương mại nông sản khu vực TPP thông qua cam kết xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản trong khu vực.

- Quy tắc xuất xứ hàng hóa: giữ mức cam kết tương tự như các FTAs Việt Nam đã ký, một số sản phẩm (sản phẩm nhạy cảm đối với sản xuất hoặc nguồn lợi chung) có mức cam kết cao hơn các FTAs hiện có.

- Quy định về các vấn đề môi trường có liên quan đến thương mại: xóa bỏ trợ cấp có tác động xấu đến nguồn lợi đã bị cạn kiệt, xóa bỏ trợ cấp cho tàu khai thác bất hợp pháp; thực thi các biện pháp và cam kết về quốc gia có cảng và quốc gia tàu treo cờ, chống thương mại thủy sản bị khai thác trái phép; cam kết thực thi đầy đủ CITES, tăng cường hợp tác và chống thương mại động thực vật hoang dã bị khai thác trái phép.

- Về đầu tư: Cam kết không phân biệt đối xử, xóa bỏ hạn chế, rào cản và điều kiện đầu tư không phù hợp với thông lệ quốc tế. Tạo thuận lợi hơn cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, thông thoáng, minh bạch hơn và có thể dự báo.

- Cam kết cơ chế đảm bảo đầu tư với tiêu chuẩn cao, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được khởi kiện Chính phủ tại Trọng tài quốc tế theo quy tắc trọng tài khách quan, công bằng và minh bạch.

- Quy định về Sỡ hữu trí tuệ đối với nông hóa phẩm; thời hạn bảo hộ dữ liệu khảo nghiệm nông hóa phẩm.

Cụ thể, đối với việc mở cửa thị trường nông lâm thủy sản Mỹ: về thủy sản, có gần 74% xóa bỏ thuế quan ngay, đạt 92,68% kim ngạch XK vào Mỹ. Sau 3 năm sẽ có 76,17% dòng thuế về 0%, tương ứng 93% kim ngạch XK. Sau 10 năm, 100% sản phẩm được xóa bỏ thuế quan.

Đối với mở cửa thị trường nông lâm thủy sản Nhật Bản: So sánh với Hiệp định Đối tác kinh tế song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, Việt Nam đã tăng cường mở cửa thị trường đối với 38,4% số dòng nông sản, 64,8% số dòng thủy sản và 17,2% số dòng gỗ. Về thủy sản, có gần 65% xóa bỏ thuế quan ngay, đạt xấp xỉ 91%  kim ngạch XK vào Nhật Bản. Sau 5-7 năm sẽ có 73,65% dòng thuế về 0%, tương ứng 98,34%% kim ngạch XK. Sau 15 năm, 100% sản phẩm được xóa bỏ thuế quan.

Mở cửa thị trường thủy sản Mexico: Xóa bỏ thuế quan ngay và sau 3-5 năm: 60% dòng, chiếm 99,33% kim ngạch XK. Trong đó có cá tra được xóa bỏ thuế quan sau 2 năm. Sau 10-16 năm xóa bỏ thuế đối với 40% dòng còn lại, chiếm 0,67% kim ngạch XK.

Cùng với báo cáo của Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ NN và PTNT, TS. Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Phát triển NNNT cũng có bài trình bày đánh giá Hiện trạng thương mại Việt Nam và các nước TPP, đánh giá cơ hội và thách thức của các ngành hàng. 

Tại Hội nghị, đại diện Hiệp hội VASEP, Hiệp hội ngành hàng Chăn nuôi và một số đại biểu đã có các ý kiến liên quan đến các thách thức và giải pháp cho ngành nông thủy sản sau TPP như vấn đề vi phạm cam kết giữa các bên và giải pháp, năng suất lao động, ATTP, tuyên truyền thông tin…

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhà chế biến surimi Nhật Bản bán thanh cua sản xuất tại Mỹ sang Trung Quốc

 |  08:54 05/11/2024

(vasep.com.vn) Để ứng phó với lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc đối với các sản phẩm hải sản Nhật Bản vào tháng 9 năm ngoái, Sugiyo, một công ty chế biến surimi lớn của Nhật Bản, đang chuyển hướng bằng cách tiếp thị thanh cua, được sản xuất tại nhà máy ở Hoa Kỳ, sang thị trường Trung Quốc.

Việt Nam nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học biển, nguồn lợi thủy sản

 |  08:49 05/11/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Đa dạng sinh học của Liên hợp quốc lần thứ 16 (COP 16) được coi là bước đi quan trọng để thế giới tạo dựng "hòa bình với thiên nhiên".

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì tới cá tra Việt Nam?

 |  08:46 05/11/2024

(vasep.com.vn) Cá rô phi và cá tra là các loài cá thịt trắng được ưa thích trên thế giới vì giá cả hợp lý, thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Tại một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, cá rô phi được tiêu thụ nhiều hơn so với cá tra. Trung Quốc hiện đang là nguồn cung cá rô phi lớn nhất cho thị trường này. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm nay, thị trường cá rô phi đang có sự thay đổi, cả về sức mua, nguồn cung và sức tiêu thụ.

MSC ra mắt sáng kiến mới thúc đẩy khai thác thủy sản bền vững

 |  08:45 05/11/2024

(vasep.com.vn) Chương trình mới của MSC có mục tiêu cuối cùng là giúp các ngư trường đạt được chứng nhận MSC. Sáng kiến này bổ sung cho các Dự án Cải thiện Ngư trường (FIP) hiện có.

Sản lượng tôm nuôi dự kiến đạt hơn 6 triệu tấn vào năm 2025

 |  08:38 05/11/2024

(vasep.com.vn) Sản lượng tôm nuôi của Ecuador, Châu Á và Trung Quốc dự kiến sẽ có mức tăng trưởng nhẹ vào năm tới, trong khi Ấn Độ dự kiến sẽ phục hồi sau sự sụt giảm sản lượng trong năm 2023 và 2024.

Rabobank: Sản lượng cá chẽm và cá tráp Địa Trung Hải tăng trưởng chậm lại

 |  08:56 04/11/2024

(vasep.com.vn) Sản lượng nuôi cá chẽm và cá tráp (seabass và seabream) ở Địa Trung Hải đang chậm lại sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, theo ông Gorjan Nikolik, nhà phân tích cao cấp của ngân hàng Hà Lan Rabobank.

EU thiết lập hạn ngạch đánh bắt cho Biển Baltic vào năm 2025

 |  08:54 04/11/2024

(vasep.com.vn) EU đã đạt được thỏa thuận về hạn ngạch đánh bắt cho Biển Baltic trong năm 2025. Các loài chủ chốt bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận này bao gồm cá trích, cá tuyết và cá hồi.

Ngành tôm bứt tốc hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD

 |  08:53 04/11/2024

3 quý của năm 2024, sản lượng tôm nước lợ là hơn 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8 tỷ USD. Trong khi mục tiêu ngành thủy sản đặt ra cho xuất khẩu tôm cả năm là 4 tỷ USD.

Vĩnh Long: Diện tích nuôi cá tra giảm

 |  08:50 04/11/2024

Theo Sở NN&PTNT Vĩnh Long, hiện nay tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khăn, giá cá thương phẩm giảm, chi phí sản xuất tăng khiến người nuôi e ngại thả giống, diện tích nuôi cá tra giảm so cùng kỳ

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC