Bức tranh sản xuất, xuất khẩu cá tra năm 2021 và dự báo năm 2022. Nếu như năm 2020 ngành cá tra “ mắc cạn” vì lệnh phong tỏa tại các thị trường XK chủ lực thì năm 2021, từ quý 3, tác động của đại dịch Covid tại Việt Nam đã khiến cả ngành sản xuất, xuất khẩu cá tra khó khăn trăm bề. Cả quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu cá tra chỉ đạt 295 triệu USD giảm 21% so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 11/2021 xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1,4 tỷ USD tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020, dự kiến mức tăng trưởng cả năm của ngành cá tra 2021 đạt 3% chỉ bằng 1/6 so với mức tăng trưởng của quý 2 và cán đích 1,54 tỷ USD. Bức tranh thị trường đang sáng dần lên, hy vọng sẽ giúp ngành cá tra khởi sắc hơn trong năm 2022 với sự nỗ lực thích ứng của doanh nghiệp dưới cơ chế quyết sách hỗ trợ và linh hoạt của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước. Với sự lạc quan đó, năm 2022, kỳ vọng các DN xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ mang về kim ngạch 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2021. (Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hoè)
Xuất khẩu cá tra và các loại hải sản sang Nga tăng mạnh. Tính đến hết tháng 11/2021, XK thủy sản Việt Nam sang Nga đạt gần 150 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. XK các sản phẩm chính sang Nga đều tăng, trong đó XK cá tra tăng 83%, XK cá ngừ và mực, bạch tuộc đều tăng 63%, XK các loại cá biển khác tăng 19%. Với kim ngạch gần 30 triệu USD trong 11 tháng, XK cá tra chiếm 19% tổng XK thủy sản sang thị trường này. XK tôm sang Nga đạt gần 41 triệu USD, chiếm trên 27% XK thủy sản sang Nga. Trong đó, chủ yếu là tôm chân trắng với gần 40 triệu USD. XK cá ngừ chiếm 8% với trên 12 triệu USD. XK các loại cá biển khác chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 43% với trên 63 triệu USD tính đến hết tháng 11. Trong đó, riêng sản phẩm chả cá, surimi đạt gần 29 triệu USD, tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 19% giá trị XK thủy sản sang Nga. Ngoài ra Nga cũng NK nhiều cá chỉ vàng, cá cơm khô của Việt Nam, trong đó, NK cá chỉ vàng đạt 17 triệu USD, tăng 4% và chiếm 14% giá trị XK thủy sản sang Nga. Đáng chú ý là XK nước mắm và các loại mắm nêm Việt Nam sang Nga tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 1,3 triệu USD.
Hơn 1.000 mã sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam được xuất sang Trung Quốc. Tính đến 17h ngày 24/12/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 31.988 mã sản phẩm nông sản, thực phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào Trung Quốc, trong đó có 1.045 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp 01 mã. Như vậy, 1 doanh nghiệp có thể được cấp nhiều mã sản phẩm.
Ngành cá tra của Bangladesh có thể tuân thủ chứng nhận bền vững không? Bangladesh đang tụt hậu trong chứng nhận cấp trang trại. Điều này đặc biệt đúng đối với cá tra, loại cá chiếm 18% sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước. Ngành cá tra của Bangladesh phải nỗ lực gấp đôi và cải thiện quản trị, bảo vệ môi trường và các khía cạnh xã hội trong tương lai.
Xuất khẩu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh, giá cá tra dự báo tiếp tục tăng năm 2022. Báo cáo 11 tháng của Vĩnh Hoàn cho thấy, tháng 11/2021, doanh thu xuất khẩu của công ty mẹ (không bao gồm Sa Giang) đạt 912 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước và tăng 17% so với tháng 10/2021. Cá tra vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty với 617 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ nhưng chỉ tăng 3% so với tháng trước. Mỹ tiếp tục là thị trường tiêu thụ chính của Vĩnh Hoàn với mức tăng 68% lên 415 tỷ đồng, chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu. Trung Quốc và khu vực khác cũng tăng lần lượt là 4% và 49% so với cùng kỳ. Riêng tại châu Âu, doanh thu xuất khẩu giảm nhẹ 3% xuống mức 88 tỷ đồng.
Xuất khẩu chả cá, surimi tăng mạnh 28%. Tính đến hết tháng 11/2021, chả cá, surimi là một trong những mặt hàng hải sản có tỷ lệ tăng trưởng cao, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 381 triệu USD. Năm 2020, sản phẩm chả cá surimi chỉ chiếm 3,9% kim ngạch XK thủy sản, năm nay nhờ hồi phục mạnh tỷ trọng của sản phẩm này lên tới 4,8%.Việt Nam XK chả cá surimi sang khoảng 40 thị trường trên thế giới. Tuy nhiên tỷ trọng lớn chủ yếu ở 3 thị trường: Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc, chiếm lần lượt 23%, 21% và 13%. Trong khi XK sang Hàn Quốc và Trung Quốc tăng nhẹ 6% và 7% thì XK sang Thái Lan tăng vọt 39%. Hiện nay Việt Nam có khoảng 100 DN xuất khẩu các sản phẩm chả cá và surimi. Đứng đầu là Công ty TNHH XNK Dalu Surimi, chiếm khoảng 12% doanh số bán surimi của cả nước. Tiếp đến là Công ty CP Chế biến và Dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES), chiếm 9% và Công ty CP Thủy sản Tắc Cậu chiếm 7%.
Xuất khẩu sang Trung Quốc: Nên xem xét vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt và đường biển. Từ tháng 12/2021 tới nay, tình trạng ùn ứ, tồn đọng hàng hóa, phương tiện đã diễn ra tại nhiều cửa khẩu biên giới Việt-Trung, đặc biệt là các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Từ câu chuyện hàng hóa ùn ứ, tồn đọng ở cửa khẩu biên giới Việt-Trung, theo Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, nên khuyến khích xuất khẩu chính ngạch vận tải theo đường biển và đường sắt.
Cắt giảm, đơn giản hóa nhiều TTHC lĩnh vực nông nghiệp. Trong ngành nghề kinh doanh thủy sản, về thủ tục cấp, cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, Quyết định đã bãi bỏ thành phần hồ sơ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản” tại điểm b khoản 2 Điều 36 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ. Quyết định cũng bãi bỏ một số quy chuẩn kỹ thuật như: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-19:2014/BNNPTNT về cơ sở nuôi tôm sú và tôm chân trắng – Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-20:2014/BNNPTNT về cơ sở nuôi cá tra trong ao - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02- 22:2015/BNNPTNT về cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-81:2011/BNNPTNT về cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản giống - Điều kiện vệ sinh thú y…
(vasep.com.vn) Nguồn cá xa bờ của Nhật Bản đang suy giảm, làm dấy lên lo ngại rằng ngành thủy sản của nước này có thể phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt vào năm 2050.
(vasep.com.vn) Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng Tiên tiến (CEPEA), giá cá rô phi nuôi của Brazil tiếp tục xu hướng giảm trên hầu hết các thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do sự kết hợp giữa tình trạng cung vượt cầu và nhu cầu trong nước yếu hơn.
(vasep.com.vn) Theo Tổ chức Dầu cá và Bột cá Quốc tế (IFFO), sản lượng bột cá toàn cầu trong chín tháng đầu năm 2024 đã tăng gần 23% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng đáng kể này phần lớn là do vụ thu hoạch cá cơm dồi dào của Peru, giúp tăng đáng kể nguồn cung tích lũy của quốc gia này.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn