EU là thị trường NK lớn nhất của tôm Bangladesh trong khi Bangladesh là nguồn cung tôm lớn thứ 6 cho EU sau Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam và Argentina. Như vậy, thị trường mục tiêu của Bangladesh khác với các nguồn cung đối thủ như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan khi các nước này có thị trường NK lớn nhất là Mỹ.
Trong 10 năm (2007-2016), XK tôm của Bangladesh không ổn định và có xu hướng giảm trong 4 tháng đầu năm nay. Năm 2016, XK tôm của Bangladesh đạt 471,4 triệu USD; tăng 22,7% so với năm 2015. Các thị trường NK chính tôm Bangladesh như Anh, Nhật Bản, Pháp, Mỹ lần lượt tăng 7%, 106%, 42% và 90%. Các thị trường tiêu thụ chính tôm Bangladesh gồm EU (chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch XK tôm của nước này); Mỹ (chiếm 13%) và Nhật (chiếm 7%).
Bốn tháng đầu năm 2017, Bangladesh XK 102,5 triệu USD tôm; giảm 28% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, XK sang các thị trường chính như Anh, Nhật Bản, Pháp và Mỹ lần lượt giảm 7%, 20%, 7% và 65%.
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) là sản phẩm XK nhiều nhất của Bangladesh, chiếm 96% tổng các sản phẩm tôm XK của nước này trong năm 2016. Tôm chế biến đông lạnh (HS 160521) đứng thứ 2, chiếm 2,7%. Tôm mã HS 030617 được XK nhiều nhất sang thị trường EU gồm Anh, Hà Lan, Bỉ, Đức… Tôm mã HS 160521 chủ yếu được XK sang Bỉ, Nga, Đan Mạch…
Từ một nước sản xuất nhỏ, Bangladesh đã lọt vào top 10 nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới. Trước đây, nước này chỉ nuôi tôm sú theo phương thức truyền thống. Hiện giờ, Bangladesh đã áp dụng hệ thống nuôi thâm canh, bán thâm canh và cải tiến để tăng năng suất. Sau năm 2012, chính phủ Bangladesh chính thức cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng giúp đẩy mạnh sản lượng tôm nuôi.
Người nuôi một số tỉnh ven biển đã xây ao nuôi cao hơn để bảo vệ tôm suốt mùa lũ; đồng thời trồng thêm cây xanh, hoa màu trên bờ đê quanh ao để chống xói mòn và giảm bùn thải trong ao nuôi. Một số nơi dựng hàng rào bảo vệ và lưới quanh ao để hạn chế thất thoát, cũng như sự xâm nhập của những động vật ăn thịt trong tự nhiên. Họ sử dụng kênh tưới tiêu ngầm cùng hệ thống thoát nước thích hợp hỗ trợ nuôi tôm mùa khô. Ngoài ra, Chính phủ cũng giới thiệu một số loại lúa chịu hạn và chịu mặn tốt trồng xen nuôi tôm. Mô hình kết hợp tôm nước lợ, ngọt bắt đầu được nhân rộng ở nhiều tỉnh. Chính phủ cũng khuyến khích nông dân tích trữ nước mùa mưa và đẩy mạnh hoạt động trồng rừng ngập mặn, giảm thiểu những tác động từ các đợt thủy triều dâng.
EU dự kiến vẫn là thị trường NK chủ lực tôm Bangladesh trong năm nay nhờ Bangladesh có lợi thế về sản xuất tôm sú, đáp ứng nhu cầu của một số nước EU trong khi các nước sản xuất tôm lớn khác trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador không có được. Bên cạnh đó, Từ năm 2016, EU đã nới lỏng quy định đối với tôm NK từ Bangladesh , bãi bỏ điều khoản yêu cầu phải có chứng thư cho từng lô tôm NK từ nước này.
Xuất khẩu tôm của Bangladesh (Nguồn: ITC, GT: nghìn USD) |
||||
Thị trường |
2016 |
T1-T4/2016 |
T1-T4/2017 |
Tăng, giảm (%) |
TG |
471.353 |
142.373 |
102.452 |
-28 |
Anh |
85.104 |
36.098 |
32.635 |
-9,6 |
Nhật Bản |
32.054 |
7.911 |
6.364 |
-19,6 |
Pháp |
28.489 |
9.116 |
8.444 |
-7,4 |
Mỹ |
62.425 |
26.069 |
9.175 |
-64,8 |
Bồ Đào Nha |
5.603 |
1.002 |
1.302 |
29,9 |
Thụy Sỹ |
4.068 |
1.017 |
1.131 |
11,2 |
Iceland |
179 |
57 |
74 |
29,8 |
Ireland |
199 |
38 |
38 |
0,0 |
Đức |
52.541 |
13.485 |
9.028 |
-33,1 |
Hy Lạp |
1.699 |
830 |
160 |
-80,7 |
(vasep.com.vn) Ngành nuôi trồng và chế biến tôm đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự ứng dụng của công nghệ hiện đại. Những đổi mới này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, và hướng đến một ngành công nghiệp bền vững hơn. Trong bối cảnh nhu cầu tôm toàn cầu ngày càng gia tăng, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển lâu dài của ngành.
(vasep.com.vn) Nga đã ký kết một thỏa thuận đánh bắt cá mới có thời hạn bốn năm với Morocco, thay thế cho thỏa thuận trước đó đã hết hạn vào cuối năm 2024.
Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.
Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.
Bán hàng vào Walmart là mục tiêu của nhiều DN, tuy có nhiều thách thức, nhưng thật sự không quá khó đối với những DN lớn, vì các DN này đã thường xuyên thực hiện các qui định về quản lý sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm, và cũng đã có sẵn các chứng nhận quốc tế cần thiết. Hiện tại, trong tổng số trên 400 DN cá tra, chỉ có 6 DN cung cấp cá Tra vào thị trường Mỹ và cho Walmart do có mức thuế CBPG thấp nhất (0% - 0,18 USD/kg).
Để bán được hàng thủy sản với số lượng lớn vào thị trường Mỹ là một thách thức đối với các DN. Một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất của Hoa Kỳ là Waltmart. Từ những năm 2012, qua các nhà cung cấp trung gian, Walmart đã bắt đầu nhập một số sản phẩm thủy hải sản từ Việt Nam, như cá Tra fillet, tôm đông lạnh, để phân phối cho hệ thống cửa hàng bán lẻ của họ.
(vasep.com.vn) Giá cá ngừ trên thị trường Châu Âu dao động dựa trên nhiều yếu tố bao gồm sản lượng khai thác, nhu cầu thị trường, các biện pháp quản lý, thuế quan và yếu tố kinh tế vĩ mô. Dưới đây là giá tham khảo của một số loài cá ngừ được tiêu thụ chính tại Châu Âu:
(vasep.com.vn) Lấy cảm hứng từ chiến thuật của cựu bộ trưởng thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti, Lực lượng Biên phòng Australia (ABF) đã tịch thu và đốt 02 tàu đánh cá nước ngoài bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển Lãnh thổ phía Bắc. Đây là động thái mới nhất trong một loạt các lệnh cấm nhằm cắt đứt dòng người di cư bất hợp pháp và cấm cửa các tàu đánh cá bất hợp pháp của Indonesia tại khu vực xa xôi này, nơi có ít người sinh sống và sự hiện diện hạn chế của chính phủ.
Theo báo cáo HĐQT, năm 2024 IDI duy trì được khách hàng truyền thống và mở rộng sang các thị trường tiềm năng, đặc biệt là Mỹ nhờ mức thuế chống bán phá giá được giảm đáng kể.
Các hãng tàu thuộc sở hữu Trung Quốc (như Cosco) có thể bị áp phí lên tới 1 triệu USD cho mỗi tàu. Trong khi đó, các hãng tàu không thuộc sở hữu Trung Quốc nhưng sử dụng tàu do Trung Quốc chế tạo có thể phải trả tới 1,5 triệu USD cho mỗi lần cập cảng Mỹ.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn