Xu hướng tiêu thụ tôm tại Mỹ, Trung Quốc và EU những tháng đầu năm nay

Xuất nhập khẩu 08:23 21/03/2025 Kim Thu
(vasep.com.vn) Đầu năm 2025, tình hình nhập khẩu tôm tại các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới Mỹ, Trung Quốc và EU đã có những biến động đáng chú ý.

Chú thích ảnh

Nhập khẩu tôm của Mỹ khởi đầu năm ấn tượng

Nhập khẩu tôm Mỹ khởi đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 1/2025, Mỹ nhập khẩu 71.301 tấn tôm (tương đương 157,026 triệu pound), trị giá 631,2 triệu USD, tăng 20% về khối lượng và 32% về giá trị so với 59.460 tấn (tương đương 131,398 triệu pound) trị giá 476,5 triệu USD của tháng 1/2024. Giá trung bình đạt 4,02 USD/pound, tăng 11% so với 3,62 USD/pound vào tháng 1/2024.

Đây là tín hiệu tích cực sau năm 2024 nhiều biến động của thị trường tôm Mỹ. Tổng nhập khẩu cả năm 2024 đạt 762.804 tấn, trị giá gần 6,1 tỷ USD, giảm 3% về khối lượng và 6% về giá trị so với 788.209 tấn, trị giá hơn 6,4 tỷ USD trong năm 2023.

Sự thay đổi xu hướng này đến từ việc các thị trường đã có sự rõ ràng hơn sau khi Mỹ công bố kết quả các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) nhắm vào Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.

Theo số liệu NK tôm của Mỹ tháng 1 năm nay, NK từ Ấn Độ tăng trưởng mạnh, Ecuador chững lại, Indonesia tăng nhẹ, Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt.

Nhu cầu tiêu thụ tôm tại Mỹ vẫn cao, nhất là những người trẻ dưới 35 tuổi và tôm đang thu hút nhóm ăn chay linh hoạt (những người muốn giảm tiêu thụ thịt đỏ).

Nhưng nhu cầu tiêu thụ có phần bị hạn chế bởi lo ngại về giá cả và cách chế biến. Nhiều người cho rằng tôm đắt hơn thịt gà, dù thực tế mức chênh lệch không quá lớn. Sự quen thuộc trong chế biến cũng là vấn đề, nhiều người thích ăn tôm nhưng ngại tự chế biến do lo lắng về lột vỏ, bỏ chỉ, và nấu chín đúng cách.

Những người dưới 35 tuổi ăn tôm nhiều hơn người lớn tuổi nhưng chủ yếu qua hình thức mua mang về và ăn ngoài. Do vậy, để tăng tiêu thụ tôm tại nhà, DN cần định vị tôm là protein hàng ngày, cung cấp bao bì nhỏ hơn để giảm giá thành, và phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng như tôm chế biến sẵn để tiện lợi hơn cho người tiêu dùng.

Trung Quốc: Nhập khẩu tôm nước ấm giảm, tôm hùm tăng

Nhập khẩu tôm hùm vào Trung Quốc tiếp tục tăng trong giai đoạn đầu năm 2025 trong khi NK tôm chân trắng và tôm sú vẫn chưa phục hồi mạnh. Xu hướng này tiếp tục xu hướng của cuối năm 2024.

Năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 916.000 tấn tôm nước ấm đông lạnh, giảm 7% so với năm trước. Giá trị nhập khẩu cũng giảm 15% xuống 4,55 tỷ USD, với giá trung bình giảm 8% còn 4,97 USD/kg. Nguyên nhân có thể do sản lượng tôm nuôi trong nước tăng mạnh khiến giá tôm nội địa thấp hơn và cạnh tranh trực tiếp với tôm nhập khẩu.

Dù giảm nhập khẩu, tôm vẫn chiếm 24% tổng khối lượng và 41% giá trị nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc. Tôm là mặt hàng thủy sản phổ biến nhất trên các nền tảng mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc.

Người dân các thành phố giàu có như Bắc Kinh và Thượng Hải có xu hướng tiêu thụ tôm nhiều hơn các khu vực khác.

Về tình hình nuôi tôm tại Trung Quốc những tháng đầu năm nay, giá tôm tại Trung Quốc biến động mạnh: Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm vào tháng 1/2025, giá tôm đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 1 năm vào tháng 3.

Tại Quảng Đông, giá tôm cỡ 60 con/kg tăng từ 31 NDT/kg lên 40 NDT/kg trong 10 tuần đầu năm. Tại Giang Tô, giá tôm tăng gấp đôi từ 27 NDT/kg lên 56 NDT/kg do nguồn cung khan hiếm.

Nguyên nhân giá tôm nguyên liệu của Trung Quốc tăng là do nguồn cung tôm trong nước hạn chế sau đợt thu hoạch sớm, lượng tôm nhập khẩu giảm, không có kỳ nghỉ lễ lớn nhưng nhu cầu vẫn tăng.

Dù giá tăng, người nuôi vẫn thận trọng chưa có dấu hiệu thả giống trên diện rộng do lo ngại thị trường. Chi phí đầu vào (thức ăn, con giống) tăng do thuế trả đũa của Trung Quốc đối với Mỹ (giá thức ăn tôm tăng 200–300 NDT/tấn).

Xu hướng ngày càng nhiều nông dân chuyển sang nuôi tôm cỡ lớn để tối đa hóa lợi nhuận. Khoảng cách giá giữa tôm cỡ lớn và tôm cỡ nhỏ đang thu hẹp.

Thị trường tôm châu Âu diễn biến chậm

Trong tháng 2/2025, thị trường tôm châu Âu diễn biến chậm với mức giá ổn định. Do mùa đông không phải là thời điểm tiêu thụ cao điểm, nhu cầu không có sự gia tăng đáng kể. Điều này khiến thị trường dự kiến không có nhiều biến động trong tháng 3.

Năm 2024, thị trường tôm châu Âu tiếp tục duy trì đà tăng, đặc biệt tại các quốc gia như Đức, Pháp và Hà Lan, nơi hải sản là lựa chọn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày.

Người tiêu dùng châu Âu ngày càng ưa chuộng các sản phẩm tôm sạch, tôm hữu cơ và tôm chế biến sẵn. Các sản phẩm tôm chế biến sẵn như tôm hấp, tôm lột vỏ hoặc các món đóng gói tiện lợi cũng ghi nhận sức tiêu thụ tăng mạnh, phù hợp với lối sống hiện đại.

Thói quen tiêu dùng tôm tại châu Âu có sự khác biệt rõ rệt giữa các khu vực. Ở Tây Âu (Đức, Pháp), người tiêu dùng ưu tiên tôm sạch cao cấp, chú trọng nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng. Ngược lại, tại Nam Âu (Tây Ban Nha, Ý), tôm tươi được ưa chuộng để chế biến các món ăn truyền thống như paella hoặc hải sản nướng. Trong khi đó, Đông Âu, với tầng lớp trung lưu đang gia tăng, lại hướng tới các sản phẩm tôm giá trung bình, phù hợp với túi tiền.

xu huong tieu thu tom tai my trung quoc va eu xuat khau tom cua viet nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Lào lần đầu tiên xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc

 |  09:02 23/04/2025

(vasep.com.vn) Lần đầu tiên, quốc gia không giáp biển Lào đã vận chuyển cá tra nuôi sang Trung Quốc.

Tây Ban Nha: Ngành cá kêu gọi biện pháp khẩn cấp trước thuế quan mới của Hoa Kỳ

 |  09:00 23/04/2025

(vasep.com.vn) Ngành cá Tây Ban Nha kêu gọi biện pháp khẩn cấp đối phó thuế 20% từ Mỹ, lo ngại ảnh hưởng xuất khẩu và việc làm. Cepesca đề xuất giảm thuế, mở rộng thị trường, cắt giảm quan liêu, hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nhập khẩu.

Nguồn cung hạn chế và rủi ro thuế quan tạo tâm lý lạc quan trên thị trường bạch tuộc

 |  08:55 23/04/2025

(vasep.com.vn) Tâm lý thị trường bạch tuộc toàn cầu đang ổn định bất chấp những biến động về thuế quan và nguồn cung. Ngoại trừ giá sản phẩm bạch tuộc từ Indonesia có biến động, các thị trường khác đều giữ mức giá tương đối ổn định.

Trump công bố loạt sắc lệnh nhằm thúc đẩy ngành thủy sản Hoa Kỳ

 |  08:41 23/04/2025

(vasep.com.vn) Donald Trump vừa ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Hoa Kỳ, trong một buổi lễ có sự tham dự của các đại diện ngành đánh bắt cá. Các sắc lệnh nhắm đến việc nới lỏng quy định trong nước, mở rộng khu vực khai thác và siết chặt kiểm soát đối với thủy sản nhập khẩu.

Infographic: Xuất khẩu Cá ngừ Việt Nam 3 tháng đầu năm 2025

 |  08:35 23/04/2025

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.

Nga: Sản lượng thức ăn thủy sản dự kiến tăng năm nay

 |  08:52 22/04/2025

(vasep.com.vn) Theo Alexei Nikolayev, sản lượng thức ăn cho cá của Nga ước tính đạt 100.000 tấn vào năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 48.300 tấn vào năm 2023.

Camimex không bị phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ

 |  08:50 22/04/2025

Thị trường Mỹ từng chiếm tới 50% doanh thu xuất khẩu, song từ năm 2015, Camimex đã cơ cấu lại toàn bộ chiến lược, chuyển trọng tâm sang thị trường Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Canada – những khu vực vẫn duy trì mối quan hệ thương mại ổn định và không chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ.

Infographic: Xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2025

 |  08:47 22/04/2025

(vasep.com.vn) Quý đầu năm 2025, XK thủy sản của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Top 5 thị trường nhập khẩu đều ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ.

Nga: Tăng sản lượng khai thác tôm nước lạnh

 |  08:45 22/04/2025

(vasep.com.vn) Nga đang đẩy mạnh khai thác tôm tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với loại hải sản có vỏ này, cả trong nước lẫn quốc tế.

Trump lặng lẽ gia hạn lệnh cấm nhập khẩu hải sản của Nga

 |  08:43 22/04/2025

(vasep.com.vn) Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký lệnh gia hạn thêm một năm lệnh trừng phạt đối với Nga, lệnh đầu tiên được người tiền nhiệm Joe Biden áp đặt vào năm 2021 sau khi nổ ra chiến tranh Nga- Ukraine.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP