Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có nhiều lợi thế nuôi cá tra. Theo Sở NN&PTNT Tiền Giang, toàn tỉnh có 3 cơ sở sản xuất giống cá tra với khoảng 22.500 cá thể cá bố mẹ (có nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II là 2.500 con) và 75 hộ/240 ha ương dưỡng cá tra giống. Năm 2024, địa phương sản xuất 4.280 triệu cá bột và ương dưỡng 352 triệu cá giống cung cấp cho nhu cầu ương dưỡng và nuôi cá tra thương phẩm trong và ngoài tỉnh.
Diện tích nuôi cá tra của tỉnh là 133,74 ha, trong đó vùng nuôi của công ty chế biến là 77 ha/5 công ty; diện tích của hộ cá thể là 56,74 ha/18 hộ, trong đó: có liên kết tiêu thụ với nhà máy chế biến là 25 ha/2 hộ; đang treo ao là 5,63 ha/5 hộ. Có 31,7 ha diện tích nuôi cá tra được chứng nhận VietGAP và ASC.
Năm 2024, địa phương thả nuôi 110,4 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 33.070 tấn, đạt 103% so kế hoạch, tăng 18% so cùng kỳ năm trước.
Cá tra thương phẩm chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, thị trường xuất khẩu: EU, Trung Quốc, các nước trong khối ASEAN, Trung Đông và các thị trường lớn khác như Mỹ, Nga,…
Năm 2025, tỉnh phấn đấu sản xuất 4.000 triệu con cá tra bột, ương dưỡng 350 triệu con giống với diện tích thả nuôi là 110 ha và mục tiêu sản lượng đạt 33.000 tấn.
Để đạt được kết quả trên tỉnh tiếp tục bổ sung, thay thế đàn cá tra bố mẹ được cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng và kháng bệnh cho các cơ sở sản xuất giống theo nhu cầu, đảm bảo cung ứng đủ con giống chất lượng cao cho nuôi thương phẩm, hạ giá thành sản xuất.
Duy trì và phát triển nuôi cá tra trên cơ sở áp dụng công nghệ cao vào trong sản xuất, trước hết là việc áp dụng quy trình sản xuất theo hướng thực hành nuôi tốt (GAP, ASC, BAP) nhằm tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Gắn phát triển nuôi với việc đảm bảo các quy định về điều kiện nuôi, chất lượng, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, người nuôi và doanh nghiệp chế biến.
Đồng thời, tạo liên kết sản xuất giữa vùng nuôi với cơ sở ương dưỡng giống thủy sản, hình thành chuỗi liên kết cung ứng con giống, từ đó hướng dẫn cơ sở thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
(t/h)
(vasep.com.vn) Ngày 19/12/2024, Đối tác Nghề cá Bền vững (SFP) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) đã tổ chức một hội thảo tại Puntarenas, Costa Rica, phối hợp cùng Viện Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Costa Rica (INCOPESCA) và FEDENAP – liên đoàn nghề câu dây dài của Costa Rica, nhằm đặt nền tảng cho một chương trình giám sát điện tử (EM) hiệu quả trong khu vực.
(vasep.com.vn) Bộ Thủy sản và Đại dương Canada (DFO) cắt giảm tổng hạn ngạch cho đội tàu đánh bắt sò điệp ngoài khơi xuống còn 3.195 tấn vào năm 2025, giảm 39% so với hạn ngạch 5.205 tấn được phép vào năm 2024.
(vasep.com.vn) Trong những năm gần đây, Liên minh Châu Âu đã chứng kiến những thay đổi đáng kể trong mô hình tiêu thụ cá, đặc biệt là trong phân khúc cá thịt trắng. Khi giá các loài cá hoang dã như cá tuyết và cá minh thái gia tăng, các quốc gia EU đã bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu các loài nuôi trồng thủy sản như cá rô phi và cá tra. Hiện tượng này không chỉ phản ánh yếu tố kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các lựa chọn văn hóa của người tiêu dùng.
(vasep.com.vn) Mỹ là 1 trong những thị trường NK và tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quốc gia này đã NK nhiều hơn các sản phẩm cá tra GTGT.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Cá ngừ Bền vững Nam Phi (SASTUNA) đã nhận được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) cho ngành đánh bắt cá ngừ vằn sử dụng phương pháp câu vàng tại tỉnh Western Cape, Nam Phi.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu sò điệp đông lạnh của Nhật Bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng từ Mỹ và Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thấp.
Về giống cá tra, báo cáo của các địa phương, hiện có hơn 240.000 con cá bố mẹ sẵn sàng tham gia sinh sản. Trong đó, 180.000 con được tuyển chọn từ cá nuôi thương phẩm và 60.000 con là cá tra chất lượng cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao từ nguồn Chương trình giống 2016 – 2020 (40.000 con đã sinh sản và 20.000 con tham gia sinh sản lần đầu).
(vasep.com.vn) Trung Quốc được cho là đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản vào nửa đầu năm 2025, sau khi các cuộc kiểm tra xác nhận sự an toàn của nước đã qua xử lý được thải ra từ Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima Daiichi.
(vasep.com.vn) Giá bột cá Peru đã giảm trong tuần đầu tiên của năm 2025, do tồn kho cao tại các cảng Trung Quốc và sự suy giảm trong nhu cầu thức ăn nuôi trồng thủy sản theo mùa tiếp tục tạo áp lực lên thị trường, theo các nguồn tin trong ngành.
(vasep.com.vn) Báo cáo Kinh tế thường niên năm 2024 của Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy lợi nhuận của đội tàu khai thác thủy sản EU đã được cải thiện đáng kể, với lợi nhuận gộp dự kiến đạt khoảng 1,67 tỷ EUR (tương đương 1,74 tỷ USD) trong năm 2024. Đây là mức tăng so với các con số ghi nhận trong năm 2022 và 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn