Hiện nay, các huyện vùng ven biển Gò Công gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông (Tiền Giang) đang phát huy tiềm năng nuôi thủy sản có giá trị tiêu dùng và chế biến xuất khẩu như: tôm sú, tôm thẻ, nghêu, sò huyết…, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và cụ thể hóa chủ trương tổ chức sản xuất theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu vùng khó khăn.
Theo ông Nguyễn Trọng Tuy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang, toàn vùng hiện thả nuôi gần 3.500 ha tôm thẻ và tôm sú; trong đó có khoảng 1.690 ha nuôi theo quy trình thâm canh, còn lại quảng canh cải tiến, 2.000 ha nghêu; trong đó, riêng huyện Gò Công Đông thả nuôi gần 300 ha tôm sú và tôm thẻ, 2.000 ha nghêu.
Với lợi thế có bờ biển dài gần 30 km, Gò Công Đông thuận lợi lớn trong việc phát triển nuôi thủy sản xuất khẩu ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu vừa tạo vùng nguyên liệu quan trọng chế biến xuất khẩu. Ngoài con tôm sú, tôm thẻ, Gò Công Đông là nơi duy nhất trong tỉnh có nghề nuôi nghêu phát triển với diện tích vùng nuôi tập trung tại xã Tân Thành ven vàm Cửa Tiểu trên sông Tiền.
Đáng mừng là nghề nuôi thủy sản xuất khẩu ở vùng ven biển Gò Công trong năm nay phát triển ổn định, dịch bệnh chỉ xảy ra rất ít trong khi giá đầu ra khá cao, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho nông hộ vùng khó khăn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, toàn vùng nuôi chỉ có gần 50 ha tôm nuôi thâm canh tại hai huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông bị bệnh đã kịp thời xử lý, khắc phục. Còn trên nghêu nuôi, sinh trưởng bình thường, không xảy ra tình trạng chết hàng loạt như trong mùa khô các năm trước đây.
Ông Nguyễn Trọng Tuy cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, người nuôi đã thu hoạch đạt sản sản lượng tôm nuôi gần 5.000 tấn, tăng 3,2 % so cùng kỳ năm trước.
Còn về con nghêu, theo ông Nguyễn Văn Quí, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, địa phương đã thu hoạch được gần 10.000 tấn nghêu thương phẩm cung ứng cho thị trường nội địa cũng như chế biến xuất khẩu. Tôm, nghêu thu hoạch tại vùng nuôi đều có giá khá cao, nông dân có lãi nên phấn khởi, cuộc sống do vậy ổn định.
(vasep.com.vn) Doanh số bán hải sản tăng tại các cửa hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ vào tháng 10/2024, một phần nhờ vào mức tăng nhẹ của lạm phát giá.
(vasep.com.vn) Trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã quyết định áp dụng chế độ thuế quan bằng 0 đối với toàn bộ hàng xuất khẩu của Bangladesh sang thị trường Trung Quốc, trong đó có mặt hàng tôm sú. Người nuôi tôm Bangladesh hy vọng mức thuế suất bằng 0 sẽ giúp quốc gia này thâm nhập được một trong những thị trường tiêu thụ hải sản và tôm hàng đầu thế giới. Chế độ thuế quan mới được Chính phủ Trung Quốc áp dụng cho Bangladesh sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2024.
(vasep.com.vn) Cuộc họp thường niên lần thứ 43 của Ủy ban Nghề cá Đông Bắc Đại Tây Dương (NEAFC) đã kết thúc trong sự bất đồng quan điểm về cách tiếp cận quản lý nghề cá và ứng phó với IUU.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp trong 2 tháng qua ở mức cao. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, riêng trong tháng 10/2024, XK cá ngừ sang thị trường này đã tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD. Con số này góp phần bù đắp lại lượng sụt giảm XK sang Nhật Bản trong nửa đầu năm, nâng tổng giá trị XK trong 10 tháng đầu năm 2024 lên gần 28 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai chữ số trong thời gian qua, triển vọng thời gian tới tiếp tục tích cực.
(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.
(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.
Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn