Thủy sản về đích: Chưa như kỳ vọng nhưng không thất vọng

Tiêu điểm 10:52 06/01/2020
Quyển lịch 2019 mỏng dần, năm 2019 đã đi tới những ngày cuối trong năm. Ngành thuỷ sản Việt Nam một năm nhìn lại, có kỳ vọng nhưng có cả không như mong muốn.

Khép lại năm 2019

Quyển lịch 2019 mỏng dần, năm 2019 đã đi tới những ngày cuối trong năm. Ngành thuỷ sản Việt Nam một năm nhìn lại, có kỳ vọng nhưng có cả không như mong muốn.

Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cũng như chỉ tiêu riêng con tôm, con cá đều thấp hơn năm rồi, làm sao so sánh số kế hoạch đầy tham vọng. Đi tìm nguyên nhân để từ đó có thêm kinh nghiệm, để tìm ra cái chưa lường hết khi xây dựng kế hoạch, để không đạt kỳ vọng nhưng không đến nỗi thất vọng.

Con cá tra, nhận định là cung có xu hướng giảm do cá minh thái tự nhiên khó khai thác. Nhưng hiệu ứng chiến tranh Mỹ - Trung khiến lượng cá thịt trắng rô phi xuất qua Mỹ bị thuế ngăn chặn. Người tiêu dùng Trung Quốc có nguồn cung tại chỗ. Song song, họ đã âm thầm nuôi cá tra với sản lượng không nhỏ. Trong khi đó, người nuôi cá của ta âm thầm thả giống, sản lượng không kiểm soát hết. Cung tăng khá mạnh, giá đi xuống. Bài học rút ra là thông tin không kịp thời và xử lý càng chậm trễ.

Con tôm, dù các cường quốc tôm đều hô hào tăng sản lượng nuôi. Nhưng thực chất không như vậy. Nguyên nhân giữa vụ, tôm nuôi bị dịch bệnh tấn công khá mạnh. Nhất là tôm nuôi Ấn Độ và kế tiếp là Việt Nam. Dịch bệnh khiến cỡ tôm bị nhỏ lại, vì tôm chậm lớn; đồng thời sản lượng cũng không tăng mạnh vì một phần bị thiệt hại do dịch bệnh. Giá tôm cỡ nhỏ tiêu thụ không tăng nhưng cỡ lớn tăng khá mạnh, nhất là lúc cuối vụ. Mặt khác, do nguồn cung trong nước giảm, giá tôm nói chung trong nước đã tăng cao khiến nhiều hợp đồng đã ký kết bị thiệt hại không nhỏ nếu giao đúng hạn. Bài học rút ra là thiếu thông tin hoặc có thông tin chậm hoặc không đầy đủ.

Nhìn về năm 2020

Nhìn tới năm 2020, những gì cần rút kinh nghiệm để có chương trình sản xuất kinh doanh tốt hơn thì nên làm. Điều đáng chú ý là chắc chắn các DN tôm không thể nhập hàng block chế biến lại xuất khẩu vì vi phạm truy xuất nguồn gốc, chỉ trừ trường hợp có sự thoả thuận của bên tiêu thụ hàng. Như vậy các DN Trung quốc sẽ một mình một chợ các vựa tôm Ecuador, Ấn Độ... Từ đó, thương lái Trung sẽ giảm nhu cầu mua tôm tươi từ Việt Nam, trừ tôm sú cỡ lớn. Đó là một lợi điểm, không lo thương lái Trung Quốc tranh mua, phá giá...

Nhìn tới năm 2020, các thông tin khai thác, nuôi trồng tương ứng phải được quan tâm tìm hiểu cặn kẽ, làm căn cứ nhận định để tránh những điều không hay đã xảy ra trong năm nay.

Nhìn tới năm 2020, không thể không lo về thời tiết, dịch bệnh tiềm ẩn trong nuôi tôm. Chắc chắn dịch bệnh vẫn còn đó vì chưa nghe cơ quan chức năng kết luận. Và nguy cơ này không nhỏ, nhất là vùng nuôi chính của ta nằm ở lưu vực các con sông, nơi nguồn nước cấp nuôi tôm chứa đầy rủi ro khó kiểm soát. Việc theo dõi tiến độ thả giống, tiến độ phát triển tôm nuôi song song việc lập các kế hoạch kinh doanh trung hạn nhằm giảm thiểu rủi ro. Bởi trong lĩnh vực nông nghiệp đầy rẫy nguy cơ khách quan, không thể bỏ trứng dồn trong một giỏ.

Nhìn tới năm 2020, cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng lan toả và hiện diện trong mọi mặt hoạt động. Các DN không thể thờ ơ, phải có sự cộng hưởng nhằm tăng năng suất cũng như khả năng kiểm soát tốt hơn. Mặt khác đòi hỏi truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững là xu thế tất yếu, các DN không thể đứng ngoài, sẽ bị đào thải. Phải nhanh chóng thay đổi hệ thống quản trị của mình, toàn diện hơn, minh bạch hơn...

Tóm lại, những ngày cuối năm 2019 đã định dạng rõ ràng kết quả hoạt động năm, chưa như kỳ vọng nhưng không nên nói là thất vọng. Chỉ tin rằng những điều chưa hài lòng sẽ là bài học tốt, song song đó nâng cao tính linh hoạt trong chính sách sản phấm, thị trường... nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh... Tất cả để thêm lần kỳ vọng năm 2020 sẽ là một năm ngành thuỷ sản có sự tiến bộ mọi mặt.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

TIN MỚI CẬP NHẬT

Tôm Brazil dự kiến sắp được xuất khẩu trở lại vào Trung Quốc

 |  08:41 04/12/2024

(vasep.com.vn) Những người tham gia thị trường Brazil lạc quan rằng các nhà sản xuất tôm của nước này sẽ sớm tiếp cận được thị trường Trung Quốc.

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

 |  08:38 04/12/2024

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Kết nối xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc

 |  08:23 04/12/2024

Sáng 3/12, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc.

Đe dọa áp thuế mới của Trump có thể khiến các nhà NK thủy sản Mỹ thiệt hại 1,2 tỷ USD/năm

 |  09:01 03/12/2024

(vasep.com.vn) Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% lên tất cả hàng hóa từ Canada và Mexico, đồng thời tăng thêm 10% thuế đối với hàng hóa Trung Quốc ngay ngày đầu nhậm chức vào năm 2025. Theo số liệu năm 2023, động thái này có thể khiến các nhà NK thủy sản Mỹ thiệt hại thêm 1,2 tỷ USD hàng năm.

Trident, Channel Fish trúng thầu hợp đồng 2,1 triệu USD cá minh thái Alaska của USDA

 |  08:50 03/12/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) hôm 18/11 thông báo sẽ mua 920.000 pao sản phẩm cá minh thái Alaska, trị giá 2,1 triệu USD từ hai công ty khác nhau, phục vụ nhu cầu của các trường học.

An Giang: Mô hình ương cá tra hai giai đoạn cho lợi nhuận cao hơn

 |  08:48 03/12/2024

Tổng kết mô hình ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2023-2024 cho thấy: Trong 2 năm triển khai, dự án đã xây dựng được 04 mô hình với quy mô 5,3 ha tại 2 tỉnh, trong đó An Giang 3,3ha và Đồng Tháp 2 ha có 09 hộ tham gia dự án và áp dụng quy trình ương cá tra từ bột lên giống trong ao đất tại An Giang theo Quyết định số 06/QĐ-SNNPTNT ngày 05/01/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Tôm nguyên liệu ít, giá tôm dự kiến tiếp tục tăng

 |  08:43 03/12/2024

(vasep.com.vn) Từ giữa tháng 8 đến nay, giá tôm thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long tăng khá mạnh. Nguyên nhân một phần do sức cung giảm, trong vụ bà con nuôi ít và dịch bệnh trên tôm.

Đài Loan khởi động dự án cải thiện nghề cá để đạt chứng nhận MSC

 |  08:48 02/12/2024

(vasep.com.vn) Một quan hệ đối tác mới được thành lập tại Đài Loan đã thiết lập một dự án cải thiện nghề cá (FIP) cho nghề đánh bắt cá ngừ của quốc gia này, với mục tiêu đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Biển.

Peru: Sản lượng cá cơm vượt 30% hạn ngạch của vụ khai thác thứ hai

 |  08:46 02/12/2024

(vasep.com.vn) Mới chỉ 21 ngày kể từ khi bắt đầu mùa đánh bắt thứ hai, sản lượng đánh bắt cá cơm của Peru đã đạt 760.900 tấn, tương đương 30% tổng hạn ngạch của cả nước trong vụ khai thác này (2,51 triệu tấn).

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất và chế biến cá lóc

 |  08:36 02/12/2024

(vasep.com.vn) Cá lóc nuôi tại Trung Quốc đang chiếm ưu thế hơn so với cá tra nhập khẩu trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm của Trung Quốc.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP