Dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng nhu cầu nhập khẩu thủy sản dịp cuối năm ở các nước vẫn rất lớn.
Tăng ca mới kịp đáp ứng đơn hàng
Những ngày cuối năm 2021, nhiều công ty chế biến thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long đang dốc sức sản xuất, công nhân tăng ca để đảm bảo các đơn hàng xuất khẩu cuối năm.
Ông Hồ Quốc Lực, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng), cho biết để phục vụ thị trường cuối năm, công ty đã yêu cầu tăng ca, đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu 2 tháng cuối năm đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 32 triệu USD, nâng tổng kim ngạch cả năm lên 210 triệu USD, tăng hơn 12% so với năm rồi.
Theo ông Võ Văn Phục - tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản sạch Việt Nam (Sóc Trăng) - tuy phải đương đầu với nhiều khó khăn như phòng ngừa dịch bệnh, chi phí container tăng… nhưng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá.
Hiện công ty của ông đang tăng ca, chuẩn bị đủ sản phẩm, sản lượng để xuất cho đối tác đúng cam kết, phục vụ thị trường Giáng sinh và Tết dương lịch.
Trong khi đó tại An Giang, ông Đỗ Lập Nghiệp - phó tổng giám đốc Tập đoàn Nam Việt - cho biết hiện Nam Việt còn trên 20.000 tấn sản phẩm cá tra các loại cần giao cho 4 thị trường lớn là châu Âu, châu Á, châu Mỹ và Trung Đông.
Tình hình xuất khẩu hiện đang thuận lợi cho doanh nghiệp rất lớn khi nhu cầu của các nước đang tăng. Tuy nhiên, vài ngày gần đây tại các vùng nuôi hay một số công ty con của Nam Việt vẫn có ca nhiễm COVID-19 khiến đơn vị lo lắng, giảm số lượng lao động rất nhiều nên không cung ứng hàng hóa theo nhu cầu đối tác kịp thời.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính cả tháng 11 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 875 triệu USD, tăng 18%. Theo đó, tổng xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2021 đạt gần 8 tỉ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Sau nghị quyết 128, các địa phương đã thích ứng với việc chống dịch linh hoạt và hiệu quả, theo đó việc sản xuất thủy sản nói chung và sản xuất chế biến tôm nói riêng đã dần hồi phục, nhất là vào thời điểm cuối năm, nhu cầu từ các thị trường đều tăng, giá nhập khẩu cũng có xu hướng tăng.
Trong đó, xuất khẩu tôm đến hết tháng 11 đạt trên 3,5 tỉ USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu cá tra cũng đã có tín hiệu khả quan với mức tăng 23% trong tháng 11, đạt khoảng 178 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu cá tra đến cuối tháng 11 đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc đang hồi phục mạnh với mức tăng trưởng lần lượt là 48% và 37% trong tháng 11. Tính đến cuối tháng 11-2021, xuất khẩu cá ngừ đạt 670 triệu USD, tăng 13%; xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 7%, đạt 543 triệu USD.
Ảnh hưởng dịch, nhưng thị trường vẫn rất lớn
Theo VASEP, dù tình hình dịch COVID-19 vẫn ảnh hưởng đến công suất và hiệu quả sản xuất, nhưng trong tình hình mới, các doanh nghiệp đều nỗ lực vừa chống dịch vừa đẩy mạnh sản xuất, tận dụng cơ hội nhu cầu thị trường đang gia tăng. Do vậy, xuất khẩu thủy sản trong tháng cuối năm sẽ tiếp đà hồi phục.
Theo ông Hồ Quốc Lực, do đủ vắc xin tiêm ngừa cho người dân nên các nước nhập khẩu lớn sớm mở cửa, nhu cầu tiêu thụ tôm tăng đáng kể ở mảng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, siêu thị…
“Diễn biến COVID-19 trên thế giới phức tạp, nguồn cung tôm một số nước truyền thống bị ảnh hưởng nặng, trong khi nhu cầu tăng nên đây là cơ hội làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam, tiếp tục khẳng định vị thế của tôm Việt trên thị trường thế giới” - ông Lực chia sẻ.
Ông Trần Văn Diệu - giám đốc Công ty thủy sản Thái Minh Long (Bạc Liêu) - cho biết từ tháng 10 đến tháng 12 là thời gian cao điểm nhất trong năm. Doanh nghiệp thủy sản phải đảm bảo sản xuất - giao hàng đúng tiến độ bằng mọi giá để khách hàng bán cho mùa lễ hội như Noel, Tết dương lịch, lễ Tạ ơn, Tết Nguyên đán…
Nhưng từ tháng 10 đến nay, doanh nghiệp thủy sản gặp rất nhiều khó khăn cả thị trường đầu vào lẫn đầu ra như nguồn tôm nuôi giảm sút đáng kể do tâm lý e ngại của người nông dân; việc đi lại, tổ chức thu mua, vận chuyển cũng vấp phải nhiều trở ngại, phát sinh thêm nhiều công đoạn nên chi phí cũng tăng theo.
“Chúng tôi chấp nhận hy sinh 30% năng suất để đảm bảo an toàn cho người lao động đang làm việc. Chấp nhận tăng thêm 40% chi phí nhân công để tuyển dụng thêm lao động đủ điều kiện để bù đắp năng suất. Bằng mọi giá, mọi giải pháp, phải duy trì sản xuất để đảm bảo tiến độ giao hàng. Trong lúc khó khăn, đây là cơ hội tạo uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp” - ông Diệu chia sẻ.
(vasep.com.vn) Nông dân nuôi tôm Trung Quốc đang dần từ bỏ hệ thống ao lớn truyền thống để chuyển sang các mô hình vận hành nhỏ gọn, áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp giảm lãng phí nước và tăng hiệu quả sản xuất.
(vasep.com.vn) Quỹ Phát triển bền vững hải sản quốc tế (ISSF) đã kêu gọi các cơ quan quản lý nghề cá Thái Bình Dương tăng cường các biện pháp giám sát và phát triển bền vững đối với các ngư trường đánh bắt cá ngừ lớn nhất thế giới trước cuộc họp quan trọng sẽ diễn ra tại Fiji vào cuối tháng 11.
Giống cá tra sạch bệnh, chất lượng cao để tạo cơ sở nuôi thương phẩm an toàn, giá cả hợp lý, đáp ứng yêu cầu thị trường, thúc đẩy ngành hàng cá tra phát triển bền vững. Thế nhưng, thực trạng sản xuất cá tra giống hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ ngày 12 - 15/11, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Cục Thủy sản phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức lớp tập huấn về nuôi biển công nghiệp, thu hút sự khoảng 200 học viên là cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người dân từ 8 tỉnh, thành phố có biển gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam khẳng định EU ghi nhận phía Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong thực hiện những khuyến nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
(vasep.com.vn) Kế hoạch tăng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã khiến các chuyên gia thương mại và nhóm thương mại thủy sản dự đoán ngành thủy sản sẽ có 4 năm đầy biến động.
(vasep.com.vn) Một phần là do nhu cầu và do quy cách sản xuất, nhưng dòng chảy thương mại tôm Ecuador đang thay đổi.
HSBC Việt Nam và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vĩnh Hoàn) vừa tham gia ký kết một thỏa thuận tài trợ tín dụng thương mại xanh. Sự kiện này ghi dấu khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sản xuất thủy sản Vĩnh Hoàn, đồng thời là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà ngân hàng tài trợ trong lĩnh vực thủy sản, thể hiện sự hỗ trợ của HSBC đối với Vĩnh Hoàn trên hành trình phát triển bền vững.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang EU đạt 7 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt hơn 134 triệu USD, giảm nhẹ 0,01% so với cùng kỳ năm ngoái.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn