Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (MCK: ACL) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng rõ rệt, đặc biệt là lãi sau thuế của riêng quý 1/2022 ghi nhận đã cao hơn mức lãi cả năm 2021 của doanh nghiệp.
Cụ thể, doanh thu thuần sau quý đầu tiên của năm 2022 doanh nghiệp ghi nhận đạt 315,3 tỷ đồng, gần như đi ngang so với con số hơn 322 tỷ đồng đạt được quý 1/2021.
Tuy nhiên chi phí vốn giảm 25,6% xuống còn 215 tỷ đồng giúp lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Thuỷ sản Cửu Long An Giang ghi nhận tăng cao hơn gấp 3 cùng kỳ, đạt 110 tỷ đồng.
Trong kỳ, Thuỷ sản Cửu Long An Giang ghi nhận doanh thu tài chính tăng gấp 3 cùng kỳ lên gần 2 tỷ đồng chủ yếu nhờ lãi chênh lệch tỷ giá; chi phí tài chính giảm được 26% xuống còn 6,6 tỷ đồng.
Tuy vậy cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều ghi nhận tăng so với cùng kỳ với tỉ lệ tăng gần gấp 3 lần cùng kỳ, ghi nhận lần lượt là 21 tỷ đồng và 13 tỷ đồng. Cụ thể, khoản chi phí bán hàng tăng chủ yếu đến từ khoản tăng chi phí vật liệu, bao bì, và chi phí vận chuyển khác, còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên do gia tăng chi phí cho nhân viên và trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
Kết thúc quý 1/2022, Thuỷ sản Cửu Long An Giang có lãi trước thuế 71 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cao gấp gần 6 lần cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 62,6 tỷ đồng.
Trước đó Thuỷ sản Cửu Long An Giang đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 và thông qua kế hoạch kinh doanh cả năm, trong đó đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.450 tỷ đồng và chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 200 tỷ đồng. Như vậy kết thúc quý 1 công ty mới chỉ hoàn thành khoảng 22% kế hoạch doanh thu nhưng đã thực hiện được gần 36% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của Thuỷ sản Cửu Long An Giang ghi nhận hơn 1.485 tỷ đồng, đi ngang so với đầu năm. Hàng tồn kho ghi nhận 889 tỷ đồng, tăng nhẹ 4%. Trong đó, cơ cấu hàng tồn kho gồm có thành phẩm chiếm 75%, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 18%.
Nợ phải trả của doanh nghiệp tính đến cuối quý I giảm 5%, xuống còn 716 tỷ đồng, ghi nhận chủ yếu là nợ vay ngắn hạn.
Theo Thuỷ sản Cửu Long An Giang, Công ty định hướng năm 2022 sẽ tập trung nguồn lực vào nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu, không đầu tư ngoài ngành, tăng trưởng về chiều sâu các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm từ con cá tra với mục tiêu đưa cá tra trở nên quen thuộc với nhiều thị trường hơn nữa.
Hiện nay, môi trường kinh doanh của ngành cá tra đang rơi vào thời điểm tốt nhất sau 2 năm dịch bệnh dai dẳng. Nhu cầu cá tra ở nước ngoài đang ở mức cao, đồng thời giá cá nguyên liệu và giá xuất khẩu cũng tăng mạnh. Giá cá tra nguyên liệu đã tăng từ 20.000 đồng/kg lên vùng giá 32.000-33.000 đồng/kg, tiệm cận mức kỷ lục trước đó là 35.000 đồng/kg.
Bên cạnh tình trạng thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu bùng nổ sau dịch bệnh, ban lãnh đạo Thuỷ sản Cửu Long An Giang nhận định ngành cá tra Việt Nam còn nhận được nhiều lợi thế từ câu chuyện xung đột Nga-Ukraine.
Sau câu chuyện xung đột trên thế giới thời gian gần đây, nguồn cung cá của Nga sẽ khó vào thị trường phương Tây hơn khi bị Mỹ đặt lệnh cấm, trong khi đó thì Liên minh châu Âu (EU) và Anh đang cân nhắc biện pháp áp thuế và cấm nhập khẩu thủy sản từ Nga.
Đáng chú ý nhất là cá minh thái - loại cá cạnh tranh trực tiếp với cá tra Việt Nam có khả năng bị hạn chế ở châu Âu và điều này sẽ tạo dư địa tăng trưởng lớn cho ngành cá tra Việt Nam.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ mới được tổ chức ngày 17/4 trước đó, Chủ tịch HĐQT của Cửu Long An Giang đã chia sẻ: “Cá tra Việt Nam có những đặc tính rất giống với cá minh thái và do đó, khi châu Âu cấm (hoặc hạn chế) nhập cá minh thái từ Nga, cá tra Việt sẽ có cơ hội khỏa lấp khoảng trống đó. Tháng 4 này, Cửu Long An Giang sẽ tham dự hội chợ lớn tại châu Âu để xúc tiến cho năm 2022, với mục tiêu tận dụng cơ hội từ khả năng thủy sản Nga bị cấm và toàn châu Âu không nhập cá minh thái”.
Trên thị trường, giá cổ phiếu ACL cũng đang giữ vững đà tăng trưởng trong nhiều phiên trở lại đây, chốt phiên sáng ngày 19/4 ở mức 29.100 đồng/cổ phiếu (tăng 4,68%).
Phương Linh
Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).
Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.
(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.
(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.
(vasep.com.vn) EU và Thái Lan hiện đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhóm nghề cá châu Âu đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) loại cá ngừ khỏi thỏa thuận này.
(vasep.com.vn) Theo các quan chức hải quan và chuyên gia trong ngành, lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 1,96 triệu tấn vào năm 2024, nhờ sản lượng tăng ở Peru và nhu cầu mạnh mẽ từ nuôi trồng thủy sản.
(vasep.com.vn) Ngành cá thu Thái Bình Dương của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc cắt giảm hạn ngạch mạnh, trong khi giá cá thu Đại Tây Dương của Na Uy tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt.
(vasep.com.vn) Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn