Năm 2018, EU là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam với 1,2 tỷ USD. Về phía EU, Việt Nam nằm trong 4 quốc gia không thuộc khối EU có sản lượng xuất khẩu hải sản lớn tới thị trường EU trong 2019 chỉ đứng sau Trung Quốc, Ecuador và Morocco.
Năm 2019, tổng sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là 7,8 tỷ USD, khoảng 13,5% trong số đó đến Châu Âu. Các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam "đắt hàng" tại thị trường Châu Âu trong năm 2019. Bao gồm tôm tươi, tôm sú và phi lê cá da trơn đông lạnh, các mặt hàng này chiếm 700 triệu USD trong tổng giá trị 1,2 tỷ USD thủy sản xuất khẩu sang EU năm 2018.
Xét về mức tăng trưởng trong 5 năm qua, xuất khẩu thủy sản chưa chế biến và đã chế biến tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 29,6% (về giá trị) trong khi tôm đông lạnh và tôm sú tăng trưởng với tốc độ CAGR là 10,9%/năm.
Người tiêu dùng châu Âu ngày càng chi tiêu nhiều hơn vào cá và các sản phẩm từ cá. Năm 2020, mức trung bình của một hộ gia đình sẽ chi trung bình 271 USD cho các sản phẩm thủy sản thông qua kênh bán lẻ. Fitch dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng 4,1% cho tới năm 2024.
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi EVFTA chính thức được đưa vào thực thi hồi đầu tháng 8 vừa qua đã cho thấy có nhiều dấu hiệu tích cực tại thị trường Châu Âu.
Cụ thể, số lượng đơn hàng tính riêng tại thị trường Châu Âu từ đầu tháng 8 đến nay đã tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020, trong đó mặt hàng tăng tập trung nhiều vào tôm và mực. Các tín hiệu này chứng tỏ EVFTA đã có những tác động rõ ràng đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam.
Fitch Solutions nhận định nhờ hiệp định thương mại EVFTA cùng lợi thế có sẵn của Việt Nam, hai sản phẩm thủy sản của Việt Nam sẽ hưởng lợi từ thương mại gia tăng trong vài năm tới là tôm sú và cá ngừ.
Fitch Solutions nhận định nhờ EVFTA thuỷ sản của Việt Nam sẽ dần khẳng định được vị thế
Fitch tin rằng tôm chưa chế biến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong số các sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Tôm chưa chế biến sẽ được miễn thuế kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, nghĩa là tôm Việt Nam sẽ ngay lập tức sẽ có giá cạnh tranh hơn. Năm 2019, Ecuador, Argentina và Ấn Độ đều xuất khẩu nhiều tôm hơn Việt Nam. Nhưng hiện Argentina và Ấn Độ đều không có FTA với EU, nghĩa là Việt Nam sẽ nhanh chóng tận dụng được vốn và tăng thị phần của mình trên thị trường EU.
Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại sẽ đưa ra mức thuế miễn thuế ngay lập tức đối với 11.500 tấn cá ngừ đóng hộp, tươi sống và ướp lạnh. Việt Nam đã xuất khẩu 26.700 tấn sản phẩm cá ngừ sang EU trong năm 2018. Trong khi các quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt sẽ được áp dụng ở đây, chỉ hơn 40% xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế. Các nhà sản xuất Việt Nam có thể tính trung bình với chi phí thấp hơn vào các sản phẩm khác của mình, dẫn đến giá bán sẽ tốt hơn.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn