Thời của thất thường

Góc nhìn chuyên gia 08:37 04/10/2024 Kim Thu
Kinh tế tuyến tính và kinh tế nâu trong suốt nhiều thế kỷ đã để lại hệ lụy quá lớn, sự tồn vong của cả thế giới. Trước bờ vực thẳm, các bên gây hại (cũng là thu lợi nhiều nhất) mới bắt tay nhau “chung lo” cho hành tinh này. Kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh… đã thay thế và dần hiển hiện, nay càng lan tỏa; báo hiệu một giai đoạn mới, phục hồi và bền vững.

Tuy nhiên, di chứng đã tạo ra trong thời gian dài, không phải được phục hồi ngày một ngày hai. Trái đất vẫn còn đang nóng lên và thất thường của thời tiết diễn ra khắp nơi, quanh năm. Biểu hiện như mưa dồn dập tập trung tạo lũ lụt, nắng nóng gay gắt, lạnh thất thường, bão có cường độ cao và sức tàn phá khốc liệt hơn bởi di chuyển nhanh hơn…

Tất cả chỉ cục bộ, và mỗi khu vực sẽ trải qua nhiều hiện tượng  thất thường nêu trên. Hiện nay cuồng phong vừa tàn phá Thượng Hải. Trước đó bão Yagi (số 3) gây thiệt hại, mất mát quá lớn cho nhiều quốc gia, riêng nước ta tính ra hàng tỷ USD bị lũ cuốn trôi. Dự báo từ nay đến cuối tháng 9 còn bão tới và quý 4 sẽ còn bão thăm. Cả nước bị sự thất thường này gây phiền toái; tốn thời gian, công sức ứng xử và sau đó là khắc phục.

Nhân đây, cũng nên nhắc một điểm sáng của Chính phủ. Chủ trương và hành động của Chính quyền các cấp coi sinh mạng người dân là quan trọng hàng đầu để kịp thời giải cứu và chăm lo khi bão tới đã tạo ra một nguồn động viên to lớn để mọi người an tâm hơn và không gian giảm phần căng thẳng trong hoàn cảnh nguy nan. Một điểm vô cùng sáng trong bức tranh u ám khi bão về. Bao hành động dũng cảm; bao nghĩa cử dấn thân… là những tấm gương nêu lên tinh thần chia sẻ, đoàn kết hết lòng vì hai chữ đồng bào.

Trở lại sự thất thường của thời tiết trong sự tác động ngành tôm nước ta, có nhiều chuyện đáng nói. Trong đó, đáng quan tâm nhất là lĩnh vực nuôi tôm vì sự tác động của thời tiết rõ nét nhất. Nếu thời tiết có chu kỳ như những thập niên trước đây, ngành nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng sẽ tính toán làm sau cây trồng, vật nuôi né tránh rủi ro, bất lợi. Từ đó lịch trình trồng, nuôi khá ổn.

Nhưng tính thời vụ của sản phẩm nông nghiệp khá rõ nét. Theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cây giống, con giống, chế phẩm cho cây trồng vật nuôi… sẽ tạo ra sản phẩm có thể thu hoạch quanh năm; đáp ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng, dù giá cả cũng tùy lúc theo khả năng cung cầu. Tuy nhiên, khi thời tiết thất thường thái quá, đã vượt qua sự chịu đựng, nhất là con tôm nuôi hết sức nhạy cảm với sự biến động của môi trường.

Nhiệt độ có biên dao động lớn là ải con tôm phải vượt qua đầu tiên. Nếu nhiệt độ thấp quá, virus sẽ có môi trường thuận lợi; và nếu nhiệt độ cao quá lại là cơ hội cho vi khuẩn phát triển, trong đó có vi khuẩn gây hại cho tôm nuôi. Mưa dầm khiến môi trường nước nuôi biến động như độ mặn, pH, độ kiềm đều giảm; sức chống chọi của tôm giảm theo. Gió dữ khiến đàn tôm trong ao tìm nơi tránh trống, dễ bị stress. Và nếu bão về, sự tác hại trên ao tôm là “tổng hợp” các bất lợi vừa nêu!

Dự báo thời tiết từ nay cuối năm còn nhiều đợt mưa dầm và nhiều cơn bão về, làm sao người nuôi an tâm thả giống. Ao treo, người nuôi lấy đâu nguồn thu để trang trải cuộc sống. Hệ lụy đâu dừng lại ở đó, nhà máy chế biến làm sao có đủ tôm nguyên liệu; việc làm giảm, một bộ phận lao động sẽ thất nghiệp… Các dịch vụ cung ứng cho nuôi, chế biến cũng sẽ giảm quy mô hoạt động.

Thời tiết thất thường; ngành trồng trọt, chăn nuôi bị tác động rõ nét. Nhưng có các nghiên cứu cho thấy thời tiết thất thường cũng khiến các đàn hải sản sinh sống và phân bổ không như trước dây, sẽ làm giảm khả năng khai thác. Lỗ lã sẽ thêm tàu nằm bờ. Các ngành kinh tế khác cũng đều bị tác động; nhiều ít tùy hoàn cảnh.

Trở lại con tôm; dự báo dài hạn, cho thấy La Nina theo chu kỳ sẽ xuất hiện, thời tiết sẽ thêm bất thường, nhiệt độ sẽ giảm thấp. Nhớ năm 2014, La Nina xuất hiện ở miền Tây. Tháng 4 mà đêm nhiệt độ như… Đà Lạt; trại tôm phải nhanh chóng mua thêm mền dầy cho toàn bộ lao động. Và phải thêm áo chống lạnh để đêm người coi ao mới có thể ra thăm nom đàn tôm. Nhưng tất cả nỗ lực của trại không chống trả được sự tăng trưởng và phát tán trong gió của virus đốm trắng – hung thần của ngành nuôi tôm. Virus này tới đâu là tôm chết hết ao này tới ao khác. Số tôm còn lại trong ao cũng không thể thu hoạch, vì thu hoạch sẽ là hành động thúc đẩy virus lây lan thêm; chỉ còn cách đánh hóa chất tiêu diệt hết cả ao. Đợi đủ thời gian, khoảng 2 tuần sau, mới xử lý ao lại nuôi tiếp.

Nay dự báo La Nina sắp về, chưa biết cường độ ra sao, nhưng sẽ là một nguồn năng lượng tiêu cực, khiến người nuôi không mặn mà với ao tôm. Như vậy, năm 2025 sẽ không ít bất lợi cho ngành tôm ta. Từ góc nhìn đó, từ bây giờ phải có sách lược ứng xử, nhằm giảm thiệt hại và tìm cơ hội…

Lo xa có cái lợi, lo xa quá cũng gây bao phiền phức, như gây bất an. Tuy nhiên, đây chỉ là suy luận theo suy nghĩ đơn giản. Thời buổi cạnh tranh khốc liệt, mang tính chất toàn cầu, ngành tôm chậm chân là thua thiệt, là tác động chuỗi tới hàng triệu người tham gia ngành hàng này. Cho nên các doanh nhân trong ngành luôn “lo xa” là điều cần thiết, hiển nhiên; trở thành “thói quen”, không có gì là bất an hết! Bao năm qua, bao nhiêu khó khăn chồng chất, với góc nhìn đó, ngành tôm đã luôn vượt dốc. Theo thời gian, kinh nghiệm thêm sâu, bản lĩnh thêm cao, chúng ta có nền tảng tự tin dù thất thường trong môi trường hoạt động có ra sao, cuối cùng sẽ là một ngành tôm có tầm vóc tốt hơn mà thôi.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Bạn đang đọc bài viết Thời của thất thường tại chuyên mục Góc nhìn chuyên gia của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật ATTP

 |  19:45 21/02/2025

Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).

Những chia sẻ đầu tiên của tân Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

 |  16:34 21/02/2025

Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.

Lượng cá ngừ vằn đánh bắt được của Philippines đạt mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản suy giảm

 |  09:14 21/02/2025

(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.

Thai Union tăng trưởng sau khi rút khỏi Red Lobster

 |  09:01 21/02/2025

(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.

Sản lượng tôm toàn cầu dự báo đạt 6 triệu tấn vào năm 2025

 |  08:45 21/02/2025

(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.

Nhóm nghề cá châu Âu kêu gọi loại cá ngừ khỏi thỏa thuận thương mại EU - Thái Lan

 |  09:00 20/02/2025

(vasep.com.vn) EU và Thái Lan hiện đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhóm nghề cá châu Âu đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) loại cá ngừ khỏi thỏa thuận này.

Nhập khẩu bột cá của Trung Quốc đạt kỷ lục 1,96 triệu tấn

 |  08:57 20/02/2025

(vasep.com.vn) Theo các quan chức hải quan và chuyên gia trong ngành, lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt mức kỷ lục 1,96 triệu tấn vào năm 2024, nhờ sản lượng tăng ở Peru và nhu cầu mạnh mẽ từ nuôi trồng thủy sản.

Nhật Bản sẽ cắt giảm mạnh hạn ngạch cá thu Thái Bình Dương

 |  08:46 20/02/2025

(vasep.com.vn) Ngành cá thu Thái Bình Dương của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc cắt giảm hạn ngạch mạnh, trong khi giá cá thu Đại Tây Dương của Na Uy tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt.

Việt Nam cạnh tranh vị trí nhà cung cấp số 2 với Indonesia trên thị trường Mỹ đối với SP tôm hấp, tẩm gia vị và tẩm bột

 |  08:37 20/02/2025

(vasep.com.vn) Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC