Do đó, nhiều doanh nghiệp (DN) buộc phải dời kế hoạch xuất hàng cho đơn hàng cũ và từ chối đơn hàng mới vì không thể giao đúng theo hợp đồng.
Thiếu container rỗng, giá tăng cao
Chia sẻ về những khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa thời gian gần đây, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex chia sẻ, công ty tôi có 1/3 đơn hàng xuất khẩu gạo bị dời sang tháng 1/2021 và cà phê cũng vậy.
Ước tính lượng container rỗng có thể giảm tới 1/3 so với nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp bị dời ngày đóng hàng khá nhiều.
Không chỉ thiếu hụt container rỗng mà trước đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng cho biết, từ cuối tháng 10-2020, các doanh nghiệp thủy sản thuộc hiệp hội này đã nhận thông báo của một số hãng tàu vận tải container như Wan Hai Lines Ltd., Heung Aline, Interasia, Yaming Shipping Vietnam, Sinokor, Nam Sung Shipping Vietnam… về tăng phụ phí với hàng container xuất khẩu từ Việt Nam đi các thị trường châu Á.
Mức tăng từ phổ biến từ 50 - 200 USD/container và áp dụng luôn từ ngày 1-11-2020, chỉ vài ngày sau khi gửi thông báo tới khách hàng. Ngoài tăng phụ phí (Rate Restoration), một số hãng tàu còn thông báo tăng phí phụ phí mùa cao điểm (Peak Season Surcharge) từ 150 - 450 USD/container.
Nhiều doanh nghiệp thủy sản cho biết, để thuê được tàu xuất khẩu, họ phải trả phí gấp đôi, gấp ba so với trước thời điểm tháng 10-2020. Hiện mức thuê doanh nghiệp phải bỏ ra vào khoảng 7.200 USD/container (tăng hơn 5.000 USD).
Dù vậy doanh nghiệp vẫn khó để có thể thuê được tàu đóng hàng. Điều đáng nói, dù mức phí tăng song DN vẫn khó có container đóng hàng hoặc có container thì không có tàu chạy.
Tương tự như các DN kể trên, nhiều DN thuộc các ngành hàng nông, thủy sản phản ánh, kể từ đầu tháng 10/2020 tới nay, DN không chỉ gặp tình trạng khan hiếm container đóng hàng xuất khẩu mà giá thuê vỏ container còn tăng gấp ba so với thời điểm trước.
Theo dữ liệu thương mại của Liên hợp quốc, khoảng 60% hàng hóa toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển, đóng trong các container, với tổng số khoảng 180 triệu vỏ container trên toàn thế giới.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian quay vòng trung bình của một container đã vọt lên 100 ngày, so với mức 60 ngày trước đây. Tình trạng này đã dẫn tới việc thiếu container rỗng đóng hàng xuất khẩu ở trên toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho hay, rất nhiều đối tác tại EU đặt hàng với Trung An nhưng công ty không dám ký vì lo không thể giao kịp tiến độ, dẫn tới không bảo đảm theo hợp đồng. Thậm chí với những đơn hàng đã ký rồi thì hiện trong tình trạng nằm ngoài cảng chờ đến lượt được bốc hàng lên tàu. Nếu tình hình này không sớm được giải quyết sẽ gây thiệt hại lớn cho DN.
“Việc phải nằm chờ đang gây thiệt hại nặng cho DN bởi chi phí bị đội lên ước tính từ 5-10% giá trị lô hàng vì phải chờ ở cảng. Đó là chưa kể thời gian vận chuyển lâu hơn bình thường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa”, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE cho biết. Bộ Công thương nhận định, dịch bệnh COVID-19 đang khiến tổng thể chuỗi cung ứng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và lĩnh vực logistics chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, một số dịch vụ logistics trở nên khan hiếm và tăng giá phi mã. Bên cạnh đó, lĩnh vực logistics của ta cũng đang bộc lộ rõ những yếu kém hoặc khả năng chưa theo kịp nền kinh tế số.
Cần sớm có giải pháp gỡ khó
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, hiện có đến 40% DN cho biết gặp khó khăn trong việc giao nhận container rỗng tại các nơi tập kết container và khi chủ hàng đến nhận mới được thông báo là chưa có.
43% DN cho biết là do bộ phận đặt chỗ với hãng tàu cho thuê container rỗng vượt số lượng cho phép và 17% do bộ phận kinh doanh chưa tiếp cận thuê container rỗng được từ hãng tàu.
Trước thực trạng này, vào đầu tháng 12 vừa qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản gửi các DN vận tải biển về việc thực hiện niêm yết giá theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, Cục Hàng hải yêu cầu các hãng tàu thực hiện nghiêm quy định về niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển.
Tuy nhiên theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, tới nay thực trạng này vẫn chưa cải thiện gì, do đó VASEP đã gửi kiến nghị Chính phủ sớm chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét và làm việc với các tàu về để giải quyết khó khăn cho DN, đồng thời kiến nghị các hãng tàu dừng các thu phí bất hợp lý như hiện tại.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, thông thường cuối năm là thời điểm các DN tăng tốc xuất khẩu để kịp thời tiến độ giao hàng cho đối tác, trong khi năm nay chuỗi cung logistics lại đình trệ do dịch bệnh. Vì thế DN mong mỏi Nhà nước sớm có phương án hỗ trợ để giảm bớt thiệt hại.
Về phía Bộ Công thương, các cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ đang tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tạo thuận lợi và hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Bộ Công thương cũng khuyến khích các DN logistics tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, tăng tính kết nối của các phương tiện vận tải, cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ logistics thông qua ứng dụng số hóa các quy trình hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động.
(vasep.com.vn) Công ty Ichimasa Kamaboko, một nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang chuẩn bị tăng công suất sản xuất trong nước đối với sản phẩm thanh surimi lên 20%.
(vasep.com.vn) Genki Global Dining Concepts, một chuỗi nhà hàng sushi hàng đầu của Nhật Bản, đang chuẩn bị tái gia nhập thị trường Hoa Kỳ, nhắm tới Texas như một phần trong chiến lược tăng trưởng toàn cầu của mình.
(vasep.com.vn) Công ty Phát triển Thủy sản Oman thuộc sở hữu nhà nước đang triển khai một dự án nuôi cá ngừ trị giá 12,2 triệu USD tại Qurayyat, một thị trấn ven biển cách thủ đô Muscat 150 km về phía đông nam.
Ngày 28/11/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thành Nam đã ký ban hành Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), ngư dân đã cập cảng được hơn 13,6 triệu pao sò điệp trong 8 tháng đầu của vụ khai thác 2024-2025, tính đến ngày 11/12. Con số này chỉ bằng 56,39% trong tổng số 24,2 triệu pao số lượng dự kiến cập bến hằng năm (APL).
(vasep.com.vn) Nghị viện Châu Âu đang chuẩn bị để thiết lập lại các thỏa thuận an ninh và thương mại với Anh vào năm tới, sau khi nước này rời khỏi EU vào đầu năm 2020.
(vasep.com.vn) Tối 23-12, tại TP HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ Mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD năm 2024". VASEP đã vinh danh 49 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản xuất sắc năm 2024.
Tối 23/12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024" tại TP.HCM. Đây là lần thứ 2 (sau năm 2022), VASEP tổ chức hoạt động này nhằm nhìn lại kết quả và hướng tới những mục tiêu cao hơn trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Nghề lưới kéo bị đình chỉ tại các cảng lớn của Tây Ban Nha khi hàng trăm người tụ tập bên ngoài Ủy ban Châu Âu tại Madrid.
(vasep.com.vn) Sáng ngày 23/12/2024, VASEP đã tổ chức thành công Hội nghị "Đánh giá 01 năm hoạt động của CLB surimi và bột cá VASEP". Tham dự Hội nghị có ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, bà Đoàn Phương Lan - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Thành Duy - Phó Vụ trưởng Vụ Trung Đông - Châu Phi Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Đình Thụ - Chi Cục trưởng Chi Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển Thị trường khu vực Nam bộ, đại diện Sở NN&PTNT một số tỉnh thành và các DN thành viên CLB,...
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn