Thị trường xuất nhập khẩu mực nang và mực ống sang châu Âu

Thị trường thế giới 14:50 06/04/2017 706
Italy và Tây Ban Nha là thị trường NK chính mực ống và mực nang ở châu Âu. Mực ống và mực nang đông lạnh được NK nhiều nhất, tuy nhiên, NK mực tươi và chế biến tăng nhẹ trong những năm vừa qua. Các nhà XK mực ống và mực nang nên tập trung vào các nhà NK thủy sản chuyên cung cấp cho kênh bán lẻ thực phẩm cũng như kênh dịch vụ thực phẩm.

 Bao bì

Yêu cầu về bao bì giữa các khách hàng và phân khúc thị trường cũng có sự khác biệt rõ rệt. Vì vậy, bạn phải thảo luận với khách hàng về mẫu mã bao bì sản phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Ghi nhãn

Liên minh châu Âu quy định cụ thể về việc ghi nhãn đối với sản phẩm thủy sản. Ngoài ra, theo các quy định mới có hiệu lực vào tháng 12 năm 2014 (Chỉ thị 1379/2013), nhãn phải cung cấp thông tin chính xác về việc thu hoạch, sử dụng ngư lưới cụ và sản xuất sản phẩm. Quy định này áp dụng cho tất cả các sản phẩm thủy sản chưa chế biến cũng như một số sản phẩm thủy sản chế biến kể cả sản phẩm đã đóng gói sẵn. Thông tin này phải được cung cấp trên nhãn hoặc bao gói của sản phẩm thủy sản. Hoặc bằng tài liệu thương mại kèm theo hàng hoá.

Nhập khẩu

Các nước nhập khẩu chính mực ống và mực nang

60-70% mực ống và mực nang tiêu thụ tại Châu Âu được NK từ những nước ngoài Châu Âu. Những nước NK chính mực nang và mực ống trong khối EU gồm Tây Ban Nha, Pháp và Ý. Sản xuất ở Châu Âu vẫn còn tương đối nhỏ so với sản lượng đánh bắt trên toàn thế giới.

NK mực ống và mực nang của Châu Âu tăng trung bình khoảng 0,4%/năm trong giai đoạn 2012-2015. Năm 2015, các nước châu Âu NK đạt giá trị 1,3 tỷ euro (343.000 tấn mực nang và mực ống), tăng 13% so với 1,1 tỷ euro của năm 2014 do giá tăng trong năm 2015 (khối lượng NK trong năm 2014 là 344.000 tấn). NK mực ống và mực nang đông lạnh chiếm 82% tổng giá trị (1 tỷ euro và 285.000 tấn). Hầu hết khối lượng mực ống và mực nang đông lạnh được NK từ các nước ngoài EU. NK mực nang và mực ống chế biến và tươi đang tăng chậm nhưng ổn định.

Tây Ban Nha là nước NK mực nang và mực ống lớn nhất, tiếp theo là Italy. Năm 2015, Tây Ban Nha NK mực ống và mực nang đạt giá trị 401 triệu euro, chiếm 38% tổng giá trị NK của EU. Italy đứng thứ 2 với giá trị đạt 383 triệu euro (chiếm 37%). Ngoài ra còn một số nước NK chính khác như Bồ Đào Nha (57 triệu euro), Hy Lạp (42 triệu euro), Pháp (38 triệu euro) và Đức (27 triệu euro).

Nhà cung cấp hàng đầu

Tây Ban Nha, Ma-rốc, Ấn Độ và Quần đảo Falkland là những nước cung cấp hàng đầu trong năm 2015. Các nước này chiếm 47% tổng giá trị NK mực nang và mực ống của EU trong năm 2015. Ngoài ra còn có các nhà cung cấp hàng đầu khác là Trung Quốc, Pháp và Thái Lan. Các nước đang phát triển chiếm ưu thế trong việc cung cấp mực nang và mực ống cho thị trường châu Âu (chiếm 51%), tiếp theo là các nước trong nội khối EU (chiếm 37%) và còn lại là các nước khác trên thế giới (chiếm 12%). NK từ các nước đang phát triển như Ma-rốc (131 triệu euro), tiếp theo là Ấn Độ (123 triệu euro), Trung Quốc (94 triệu euro) và Thái Lan (89 triệu euro).

So với năm 2014, Thái Lan và Ma-rốc giảm lần lượt là 15% và 1%, trong khi XK của Ấn Độ tăng 23%.

Từ năm 2013, hàng năm Ấn Độ đều ban hành lệnh cấm đánh bắt 45 ngày (trên toàn bộ bờ biển Ấn Độ) nhằm ngăn chặn khai thác quá mức ở nước này. Chừng nào mà lệnh cấm đánh bắt này vẫn tiếp tục được thực hiện thì nguồn cung từ Ấn Độ sẽ thấp hơn so với mức 14% (về giá trị) mà Ấn Độ đã đạt được trong nhiều năm. Do lệnh cấm này, kể từ năm 2013 thị phần của Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 10%/năm. Như vậy, đây là cơ hội để tăng nguồn cung mực ống và mực nang cho thị trường Châu Âu. Ma-rốc và Tây Ban Nha đặc biệt hưởng lợi từ việc nguồn cung mực ống Ấn Độ sụt giảm.

Xuất khẩu

Tổng giá trị XK mực ống và mực nang của Châu Âu tăng trung bình 6%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Năm 2015, các nước châu Âu đã XK đạt tổng giá trị 584 triệu USD. Thương mại nội khối EU chiếm gần 95% tổng giá trị. Mực ống và mực nang đông lạnh đạt 378 triệu euro, chủ yếu là tái xuất sang các nước châu Âu khác. XK mực ống và mực nang tươi và các sản phẩm chế biến lần lượt đạt 132 và 74 triệu euro trong năm 2015.

Tây Ban Nha là nước XK mực ống và mực nang lớn nhất châu Âu (năm 2015 là 307 triệu euro, chiếm 53% tổng giá trị XK của EU). Các nước XK chính khác gồm Pháp (94 triệu euro), Anh (41 triệu euro), Bồ Đào Nha (37 triệu euro), Ý (26 triệu euro) và Hà Lan (21 triệu euro).

Các nước nhập khẩu

Các nước chính NK từ EU:

• Mực nang và mực ống đông lạnh: Ý (160 triệu euro), tiếp theo là Tây Ban Nha (43 triệu euro), Đức (25 triệu euro) và Bồ Đào Nha (25 triệu euro).

• Nam Âu: Pháp và Hà Lan là những nước NK chính từ châu Âu với sản phẩm mực nang và mực ống tươi. Năm 2015, 56 triệu euro (mực tươi) được XK sang Italy, 36 triệu euro XK sang Tây Ban Nha, 17 triệu euro XK sang Pháp, 8 triệu euro XK sang Bồ Đào Nha và 4 triệu euro XK sang Hà Lan.

• Mực ống và mực nang chế biến từ Châu Âu chủ yếu XK sang Italy (220 triệu euro), Tây Ban Nha (80 triệu euro) và Pháp (61 triệu euro).

Khuyến cáo

• Hai thị trường chính ở Châu Âu là Italy và Tây Ban Nha. Nếu bạn muốn kinh doanh với các công ty ở Tây Ban Nha đồng thời quảng bá sản phẩm của bạn tại thị trường này thì bạn nên có nhân viên kinh doanh biết tiếng Tây Ban Nha và bạn cũng nên có một trang web bằng tiếng Tây Ban Nha. Đối với thị trường Italy chỉ cần tiếng Anh là đủ.

Nếu bạn đang kinh doanh tại Tây Ban Nha hoặc Italy cũng như đang tìm kiếm các thị trường mới ở châu Âu thì bạn nên tìm nhà NK ở Tây Ban Nha và Italy đang bán mực ống cho các nước châu Âu khác.

Sản xuất

Từ năm 2011-2013, các nước EU khai thác khoảng từ 110.000 đến 125.000 tấn mực ống và mực nang mỗi năm. Tây Ban Nha khai thác hơn 40.000 tấn, Pháp và Italy khoảng 20.000 tấn, Bồ Đào Nha khoảng 10.000 tấn và Anh khoảng 7.000-9.000 tấn. Trong giai đoạn 2000-2006, EU khai thác từ 140.000 đến 160.000 tấn; từ năm 2006 sản lượng khai thác hàng năm đạt từ 115.000 đến 140.000 tấn.

Sản lượng mực ống châu Âu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trên toàn thế giới. Thị trường mực ống toàn cầu tương đối ổn định ở mức khoảng 3 triệu tấn trong những năm gần đây. Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất, chiếm khoảng 900.000 tấn trong năm 2015, tiếp theo là Peru (khoảng 500.000 tấn), Hàn Quốc (khoảng 300.000 tấn) và Nhật Bản (200.000 tấn). Sản lượng mực nang khai thác trên toàn thế giới thấp hơn nhiều, khoảng 300.000-350.000 tấn/năm.

Mực nang và mực ống khai thác nội địa được bán và tiêu thụ chủ yếu dưới dạng sản phẩm tươi tại Châu Âu. Vì vậy, tác động của việc thay đổi trong khai thác mực ống những năm vừa qua đối với NK mực ống và mực nang (chủ yếu là đông lạnh) của Châu Âu là không đáng kể.

Tiêu thụ      

Tiêu thụ mực nang và mực ống trên thị trường châu Âu ước tính khoảng 300.000-330.000 tấn, trong đó khoảng 75% được tiêu thụ ở Tây Ban Nha và Italy. Mặc dù Tây Ban Nha là nước có mức tiêu thụ mực ống và mực nang trên đầu người cao nhất, nhưng Italy là thị trường lớn nhất đối với mặt hàng này.

Mực ống và mực nang đông lạnh chủ yếu được bán trong kênh bán lẻ thực phẩm. Những nhà buôn thủy sản hầu như không bán các sản phẩm đông lạnh, nhưng họ lại chủ yếu bán cá tươi và hun khói. Tuy nhiên, cũng có một số nhà bán lẻ thực phẩm ở châu Âu bán sản phẩm dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh.

Khuyến cáo

• Do các nhà bán lẻ quan tâm đến việc mở rộng các mặt hàng thủy sản nên đã tạo cơ hội cho sản phẩm mực ống và mực nang. Thảo luận với khách hàng của bạn về những đổi mới sản phẩm mực nang và mực ống có thể là thú vị khi bước vào thị trường bán lẻ.

• Các nhà XK ở các nước đang phát triển sẽ có cơ hội tốt nhất bằng cách nhắm mục tiêu vào các nhà NK cung cấp cho các nhà bán lẻ lớn.

Sản phẩm giá trị gia tăng và chế biến sẵn “lên ngôi”

Rào cản đối với người tiêu dùng khi mua mực ống là giá tương đối cao, thiếu kiến ​​thức về cách chế biến mực ống và không có đủ thời gian để nấu nướng. Do không biết cách chế biến các món ăn từ mực ống (nếu không có bao bột) hoặc mực nang nên người tiêu dùng thường không mua mực nang và mực ống đông lạnh hoặc tươi về nhà để chế biến và nấu nướng. Vì vây, họ đánh giá cao những sản phẩm chế biến sẵn như mực nang và mực ống bao bột chỉ cần cho vào lò vi sóng hâm nóng là ăn được luôn.

Khuyến cáo

Thảo luận với khách hàng nhằm tạo thuận lợi cho người tiêu dùng như bổ sung các công thức chế biến món ăn trên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng biết cách chế biến. Ngoài ra, có thể cung cấp các sản phẩm đã chế biến chín hoặc tẩm gia vị.

Sản phẩm có giá trị gia tăng cao có thể được đóng gói làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn với người tiêu dùng.

Sau khi NK sản phẩm của bạn, các nhà NK thường chế biến sản phẩm thành bao bột. Vì vậy, nếu bạn có thể cung cấp mực nang và mực ống bao bột thì bạn cũng có thể làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm của bạn.

Các sản phẩm Surimi từ mực ống flying jumbo

Viện Công nghệ Thủy sản Peru đã phát triển một công nghệ mới (sáng chế vào năm 2012) chế biến các sản phẩm surimi từ mực ống flying Jumbo, một loài khó kinh doanh do có vị chua và bề mặt cứng. Do đổi mới công nghệ nên nhu cầu về sản phẩm này có thể tăng trong ngắn và trung hạn.

Nhu cầu từ thị trường Châu Á sẽ tăng trong dài hạn

Mực ống và mực nang là những loài khai thác, hiện chưa nuôi được loài này. Vì vậy nhu cầu từ thị trường Châu Á ngày càng tăng đối với các sản phẩm này trong khi nguồn cung toàn cầu tương đối ổn định nên mực ống và mực nang dự kiến ​​sẽ trở nên khan hiếm và giá tăng cao trong dài hạn.

Cấm sử dụng chất tẩy trắng trong sản phẩm mực

EU cấm sử dụng hydrogen peroxide như một phụ gia thực phẩm trong các sản phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, tại Tây Ban Nha và Italy, hydrogen peroxide được sử dụng như một phụ gia trong chế biến để làm sạch các sản phẩm thủy sản. Việc sử dụng hydrogen peroxide khiến sản phẩm thủy sản được tẩy trắng, vì vậy sản phẩm sẽ hấp dẫn hơn với người tiêu dùng. Hành động này được xem như là ghi sai nhãn và lừa dối người tiêu dùng. Tháng 9 năm 2016, Ủy ban Châu Âu vẫn chưa có động thái nào cho hành động này.

Quy định nào phù hợp với thị trường châu Âu?

Trước khi bán hàng cho khách hàng châu Âu, bạn cần phải tìm hiểu đầy đủ các quy định về pháp lý của Liên minh châu Âu áp dụng cho các sản phẩm thủy sản. Sau đó bạn phải tuân thủ các quy định này.

Chứng nhận bền vững

Các sản phẩm thủy sản có dán nhãn sinh thái (hoặc: các sản phẩm được chứng nhận bền vững) nhanh chóng chiếm thị phần tại một số thị trường châu Âu trong những năm gần đây. Các nước ở Tây Âu và Bắc Âu (như Hà Lan và Đức) là những thị trường hàng đầu về thủy sản có nhãn sinh thái. Các thị trường phía Nam và Đông Âu, nhãn sinh thái vẫn còn hạn chế. Như vậy, gần như mực nang và mực ống ở 2 thị trường hàng đầu trong khối EU là Tây Ban Nha và Italy vẫn chỉ là sản phẩm thông thường.

Các tiêu chuẩn bền vững cho thủy sản khai thác tại Châu Âu gồm:

Friend of the Sea (FOS): là chương trình chứng nhận thủy sản có trụ sở tại Italy. Một công ty của Việt Nam đạt chứng nhận nghề khai thác mực nang và mực ống thủ công. Ngoài ra, một loạt nghề cá ở Chilê cũng đạt được chứng nhận FOS.

Marine Stewardship Council (MSC): Tổ chức chứng nhận quan trọng nhất cho các sản phẩm thủy sản khai thác. Chứng nhận này tập trung vào các hoạt động khai thác bền vững, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Trong năm 2016 vẫn chưa có nghề khai thác mực nang và mực ống nào đạt chứng nhận MSC, điều này có thể liên quan đến thách thức trong việc cấp giấy chứng nhận cho các nghề khai thác tương đối nhỏ.

Mực ống và mực nang xâm nhập vào thị trường châu Âu thông qua các kênh nào?

Các nhà xuất khẩu mực ống và mực nang ở những nước đang phát triển có hai lựa chọn chính để xâm nhập vào thị trường châu Âu: 1) các nhà NK cung cấp cho các nhà bán lẻ thực phẩm và 2) nhà NK phân phối cho kênh dịch vụ thực phẩm.

Các nhà NK cung cấp dịch vụ thực phẩm thường khác với các nhà NK cung cấp cho các nhà bán lẻ thực phẩm (nhưng điều này không nhất thiết phải luôn luôn như vậy). So với kênh bán lẻ thực phẩm, phân khúc dịch vụ thực phẩm tại châu Âu khá phân tán. Chỉ có một vài công ty dịch vụ thực phẩm hoạt động ở cấp độ đa quốc gia và phân khúc thị trường dịch vụ thực phẩm giữa các nước cũng rất khác nhau.

Một số công ty bán lẻ thực phẩm hoạt động trên toàn Châu Âu như Ahold, Carrefour, Metro, Tesco, Lidl và Aldi. Hiện có khoảng 600 chuỗi siêu thị bán lẻ thực phẩm. Đây là cơ hội để đưa sản phẩm vào kinh doanh tại các chuỗi siêu thị tại châu Âu. Đối với phân khúc dịch vụ thực phẩm, số lượng chuỗi kinh doanh thậm chí còn cao hơn nhiều, vì vậy cơ hội kinh doanh càng cao. Cả hai kênh này ở châu Âu đều bán mực ống và mực nang tươi và đông lạnh.

Nếu DN XK có kế hoạch “tấn công” vào các thị trường lớn nhất ở châu Âu là Tây Ban Nha và Ý thì cũng nên chú trọng đến các nhà NK ở những nước này. Các nhà NK Ý và Tây Ban Nha biết rõ các nhà bán lẻ thực phẩm và các công ty dịch vụ thực phẩm tốt nhất tại địa phương mình. Thị trường Pháp cũng tương tự như vậy. Nhưng nếu nhà XK tập trung hướng đến thị trường Anh, Bỉ, Hà Lan, Đức, Scandinavia, Trung và Đông Âu, thì cũng nên nhắm vào các nhà NK Ý, Tây Ban Nha và Pháp vì họ cung cấp cho các nước này.

Một lượng lớn người tiêu dùng mực nang và mực ống chính là cộng đồng các sắc tộc. Họ sinh sống tại các thành phố lớn ở châu Âu. Cộng đồng này có gốc gác Châu Phi, Châu Á hoặc Nam và Mỹ Latinh. Các nhà XK ở các nước đang phát triển muốn tránh “truy cập” vào các thị trường lớn thì cũng có thể tìm thấy cơ hội ở những thị trường này. Mặc dù kinh doanh ở mảng này không cho khối lượng lớn nhưng cũng có một số thuận lợi như khác biệt về văn hoá và yêu cầu về an toàn thực phẩm ít nghiêm ngặt (tất nhiên vẫn phải nằm trong phạm vi của luật pháp Châu Âu).

Khuyến cáo

Nếu bạn muốn cung cấp trực tiếp cho các nhà bán lẻ thực phẩm và các công ty dịch vụ thực phẩm thì bạn nên liên hệ với các nhà NK lớn cung cấp cho các công ty này. Nếu bạn có thể thực hiện các yêu cầu của nhà NK, kể cả giá cạnh tranh thì có thể họ sẽ kinh doanh sản phẩm của bạn.

Sở thích của người tiêu dùng giữa phân khúc bán lẻ và dịch vụ thực phẩm cũng khác nhau và các yêu cầu giữa các phân khúc này cũng khác nhau (ví dụ như kích thước và chất liệu bao bì, kích cỡ sản phẩm, hình thức...). Hợp tác với khách hàng của bạn để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng.

Tập trung vào các nhà NK cung cấp cho các kênh bán lẻ thực phẩm và dịch vụ thực phẩm của cộng đồng người đa sắc tộc.

Giá tiêu dùng cho sản phẩm mực nang và mực ống

Giá tiêu dùng của sản phẩm mực nang và mực ống ở những nước trong khối EU cũng rất khác nhau. Chi tiết xin xem bảng 1 và bảng 2

Bảng 1: Giá tiêu dùng cho sản phẩm mực ống năm 2016.

Sản phẩm

Giá  (€/kg)

Nước

Mực ống đựng trong khay plastic

13.79

Đức

Mực ống nguyên con đông lạnh

6.99

Bồ Đào Nha

Mực ống đông lạnh cắt khúc Frozen squid in pieces

7.00

Tây Ban Nha

Mực ống giã đông

16.80

Italy

Mực ống làm sạch đựng trong khay plastic

9.95

Tây Ban Nha

Mực ống làm sạch đựng trong túi hút chân không

11.98

Italy

Mực ống cắt miếng đóng gói plastic

4.61 - 5.63

Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha

Mực ống đông lạnh cắt khoanh không bao bột

6.60 - 9.58

ĐứcBồ Đào Nha, Tây Ban NhaItaly

Mực ống đông lạnh cắt khoanh bao bột

5.74 - 6.98

Đức, Bồ Đào Nha

Mực ống đông lạnh làm sạch bỏ đầu

8.88

Đức,

Mực ống cắt khoanh bao bột đóng túi plastic

26.61

Pháp

Mực ống làm sạch nguyên con đông lạnh

7.49

Bồ Đào Nha

Mực ống nhồi thịt đông lạnh đóng túi plastic

13.50

Bồ Đào Nha

Mực ống nướng đựng trong khay plastic

34.95

Pháp

Nguồn: Globally Cool, 2016

Bảng 2: Giá tiêu dùng cho sản phẩm mực nang năm 2016.

Sản phẩm

Giá (€/kg)

Nước

Mực nang

12.79

Đức

Mực nang giã đông

16.40

Italy

Mực nang làm sạch

8.63

Tây Ban Nha

Mực nang làm sạch đóng túi hút chân không

13.85

Italy

Mực nang làm sạch nguyên con đông lạnh

10.00

Tây Ban Nha

Mực nang nướng đựng trong khay plastic

34.95

Pháp

Nguồn: Globally Cool, 2016

Giá tiêu dùng mực ống và mực nang còn phụ thuộc vào dạng sản phẩm như: tươi, đông lạnh, chế biến, nguyên con, sản phẩm mạ băng 20%, cắt thanh, cắt khoanh.... Giá NK cũng vậy. Mức giá mực ống và mực nang được chia theo từng dạng sản phẩm từ tươi hoặc đông lạnh đến khô hoặc ướp muối. Mức giá thường dao động từ 2,8-4,8 euro/kg.

Mực tươi NK từ bên ngoài châu Âu có giá cao nhất, do chi phí cao vì vận chuyển bằng xe tải lạnh. Ngoài ra, NK mặt hàng này có giá cao vì mực ống được NK nguyên con từ Ma-rốc hoặc Nam Phi. Mực ống tươi NK trong nội khối EU có mức giá thấp hơn, vì sản phẩm này chủ yếu khai thác tại Châu Âu. Mực khô hoặc ướp muối có giá thấp nhất, vì sản phẩm này chủ yếu có chất lượng thấp hơn một chút. Bên cạnh đó, sản phẩm có một số thành phần bổ sung (chi phí thấp) như muối và đường và có thể vận chuyển mà không cần làm lạnh.

Lợi nhuận trong chuỗi giá trị thay đổi rất nhiều từ các sản phẩm cấp thấp đến sản phẩm cao cấp. Đối với các sản phẩm cấp thấp, lợi nhuận có thể ở mức thấp tới 5% với mỗi công ty, lợi nhuận bán lẻ ở mức 10%. Đối với các sản phẩm cao cấp, mức lợi nhuận này có thể lên đến 20-25% đối với ngư dân và các nhà chế biến và 100% đối với các nhà NK và các nhà bán lẻ.

(Theo CBI) 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chú trọng phát triển thị trường nội địa

 |  10:27 18/07/2024

Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thị phần tại thị trường nội địa nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

 |  10:15 18/07/2024

(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Ngư dân ở Newfoundland biểu tình để bảo vệ nguồn lợi cá tuyết

 |  09:08 18/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Thủy sản Canada Diane Lebouthillier đã thông báo vào ngày 28/6 rằng lệnh cấm 32 năm đối với cá tuyết miền Bắc sẽ kết thúc trong năm nay, với hạn ngạch 18.000 tấn. Với việc quay trở lại nghề đánh cá thương mại, những người đánh cá ngoài khơi cũng được phép đánh bắt cá tuyết trở lại.

Sản lượng thức ăn nuôi tôm của Trung Quốc tăng vọt

 |  09:03 18/07/2024

(vasep.com.vn)Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Jin Niu, giáo sư tại Đại học Sun Yat-Sen, sản lượng thức ăn tôm của Trung Quốc đạt 1,824 triệu tấn vào năm 2023, tăng đáng kể so với 1,656 triệu tấn của năm trước đó.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2024 có thể tăng so với 2023

 |  08:59 18/07/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng từ tháng 5, bất chấp quy định sơ bộ về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá áp dụng lên các quốc gia xuất khẩu.

Đề xuất các chỉ số bền vững mới cho thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản

 |  08:54 18/07/2024

(vasep.com.vn)Một bài đánh giá được công bố trên Tạp chí Khoa học Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản đề xuất sử dụng đánh giá vòng đời (LCA) làm tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững của các thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản. Bài đánh giá được công bố trên tạp chí Reviews in Fisheries Science and Aquaculture đề xuất sử dụng LCA để đánh giá tính bền vững của các thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Na Uy cấm dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi

 |  08:55 17/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

Yuehai Feed của Trung Quốc thua lỗ trong nửa đầu năm

 |  08:52 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong khi một nhà sản xuất thức ăn thủy sản Trung Quốc báo cáo rằng họ kỳ vọng đạt lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm thì một nhà sản xuất khác lại dự đoán mức lỗ lớn hơn, do tình hình thị trường nuôi trồng thủy sản Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức. Guangdong Yuehai Feeds Group đã nêu lý do thời tiết khắc nghiệt, thị trường hải sản ảm đạm và giá thức ăn chăn nuôi giảm là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất suy yếu.

Đóng cửa ngư trường: Thúc đẩy nghề cá bền vững

 |  08:50 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong một động thái mang tính bước ngoặt, ba quốc gia Tây Phi: Benin, Bờ Biển Ngà và Ghana đã hợp lực để bảo vệ tài nguyên biển của họ bằng cách thực hiện các mùa đóng cửa toàn diện cho toàn bộ nghề cá của họ. Nỗ lực phối hợp này đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc thiết lập một mùa đánh bắt cá khép kín trong khu vực, đảm bảo tính bền vững lâu dài của nghề cá.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC