Thị trường đang cần gì ở tôm Việt?

Doanh nghiệp 14:18 30/07/2020
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, cả doanh nghiệp và người dân nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, thị trường xuất khẩu tôm đã có những chuyển biến tích cực, giá tôm nguyên liệu cũng dần tăng trở lại. Tuy chưa được như kỳ vọng nhưng đây là những tín hiệu tốtgiúp ngành dần ổn định trở lại và phát triển thời gian tới. Điều ngay bây giờ cần quan tâm đó chính là đảm bảo tôm đáp ứng các tiêu chí, nhu cầu các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Nhật, TQ, EU…

Một vài thị trườngđang hồi phục và đẩy mạnh nhập tôm trở lại nhưng xu hướng tiêu thụ tôm đã có những thay đổi, điển hình như việc chuộng tôm size vừa và nhỏ15g-20g/con (tương đươngtừ 60-90con/kg), mức giá vừa phải và dễ tiêu thụ tại các thị trường bán lẻ, siêu thị…Còn với các size lớn tầm 30g-40g/con (tương đương 20-40con/kg) thì do ảnh hưởng dịch COVID-19 các nhà hàng, khách sạn đóng cửa, nhu cầu cho tôm lớn và giá cao hơn bắt đầu giảm.Trong khi đó, tại nước ta, tâm lý của người nuôi là thích nuôi tôm lớn vì bán được số ký nhiều. Tuy nhiên, người nuôi cần cân nhắc vìtôm từ60 con/kg nuôiđến 20 con/kgthì thời gian nuôi lâu hơn, tốn một lượng thức ăn rất lớn, tốn công chăm sóc mà lại sợ rủi ro; nếu giá đầu ra giữa 60 con và 20 con không chênh lệch nhiều thì không cần thiết nuôi đến kích cỡ lớn. Đồng thời, nếu nuôi size vừa và nhỏ thì người nuôi có thể thu hoạch nhiều vụ trong năm hơn do vòng quay sản xuất ngắn (60-80 ngày).

Đây là thời điểm mà chính quyền địa phương, doanh nghiệp đầu ngành cần có sự định hình lại thị trường phù hợp khi một số quy trình nuôi đang hướng đếntôm kích cỡ lớn, dẫn đến chi phí cao, lợi nhuận thấp.Do đó, người nuôi phải tính toán kỹ từ việc lựa chọn tôm giống đến quy trình nuôi, trong đó tôm giống chiếm >50% cho việc quyết định thành bại một vụ nuôi. Từ sau Nghị định 04/2020 của Chính phủ về việc kiểm soát chặt chẽ và mạnh tay hơn với nguồn giống trôi nổi trên thị trường, thì hiện nay cả doanh nghiệp và bà con nuôi hướng đến việc sử dụng các thương hiệu tôm giống lớn, uy tín. Các thương hiệu lớn có sự đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng con giống: xét nghiệm kỹ đảm bảo sạch bệnh 100%, tỷ lệ sống vượt trội, đồng thời cho số lượng mẫu nhiều, nuôi được mật độ dày, đáp ứng các kích cỡ theo nhu cầu thị trường…qua đó góp phần giúp người nuôi tự tin hơn khi thả nuôi và có thể tính toán để đảm bảo nuôi với chi phí thấp.

Ngoài ra, người nuôi, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên cập nhật một số bộ tiêu chuẩn gồm: tiêu chuẩn “cần phải có” (còn gọi là tiêu chuẩn “cứng”) là độ tin cậy của vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm; chất lượng được bảo đảm (dinh dưỡng, màu sắc, kích cỡ, mùi, vị ) và xu hướng “muốn có” (còn gọi tiêu chuẩn “mềm”) là đạo đức, môi trường và phúc lợi xã hội (cộng đồng, người lao động…); truy xuất nguồn gốc, phát triển bền vững, bảo vệ động vật...Bên cạnh đó, các chứng nhận ASC, BAP, MSC, CoC… hiện nay cũng chính là cơ sở để đánh giá rõ ràng nhất về hoạt động, và một điều chắc chắn thị trường nào đều quan tâm đó là sản phẩm không dư lượng kháng sinh để đảm bảo không còn lô hàng bị trả về từ các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh các tiêu chí trên thì do ảnh hưởng của dịch khiến xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản thay đổi chuyển hướng sang chuộng các sản phẩm thủy sản đóng hộp, chế biến, sản phẩm đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống….

Việt Nam hiện đang có lợi thế kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh sau dịch. Trong khi đó các đối thủ là nguồn cung ứng tôm chính cho thế giới như Ấn Độ, Ecuador vẫn phải gồng mình chống chọi với đại dịch, mà chưa thể quay lại sản xuất kinh doanh, vì vậy đơn hàng sẽ chuyển sang Việt Nam nhiều hơn. Đồng thời, Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở EU, cùng với đó là thuế xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ thấp cũng là một lợi thế cho xuất khẩu tôm sang thị trường này. Với những lợi thế này cùng với sự nắm bắt và đáp ứng đúng nhu cầu thị trường thì ngành tôm Việt Nam sẽ vươn mình mạnh mẽ và tăng tốc cho các tháng cuối năm để đạt đến mục tiêu  3.5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm cho một năm 2020 nhiều khó khăn.

Khu sản xuất giống chất lượng cao Việt - Úc đạt chứng nhận ASC, BAP, Cơ sở an toàn dịch bệnh

Khu phức hợp sản xuất tôm CLC của Tập đoàn Việt - Úc đạt chuẩn Cơ sở an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Thú Y Thế giới OIE 

Bạn đang đọc bài viết Thị trường đang cần gì ở tôm Việt? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá dầu cá giảm mạnh khi Peru đối mặt với lượng hàng tồn kho lớn

 |  11:04 31/01/2025

(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.

Dự báo tích cực về giá cá hồi và tôm năm 2025

 |  10:56 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.

Trữ lượng cá ngừ của Somalia bị đe dọa bởi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp

 |  10:55 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Việt Nam vượt Nhật Bản về xuất khẩu thủy sản vào Singapore

 |  10:52 31/01/2025

Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%

Giảm khai thác, tăng nuôi trồng, nâng cao giá trị thủy sản

 |  10:50 31/01/2025

Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Thủy sản thêm động lực

 |  10:48 31/01/2025

Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp năm 2024 cán đích 299 triệu USD

 |  14:05 27/01/2025

(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.

Thị trường nội địa vươn lên dẫn đầu về doanh thu của Vĩnh Hoàn

 |  13:57 27/01/2025

Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.

Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm hơn 100 tấn cá cơm

 |  13:55 27/01/2025

Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.

Hàn Quốc vượt mốc 3 tỷ USD xuất khẩu thủy sản hàng năm, hướng tới EU để tăng trưởng mạnh hơn

 |  08:47 24/01/2025

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC