1. Các yêu cầu đối với cua nhập khẩu vào thị trường Châu Âu
Để có thể thâm nhập thị trường châu Âu và cạnh tranh với các nhà xuất khẩu châu Âu, các nhà xuất khẩu ngoài châu Âu phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các yêu cầu pháp lý, cũng như tập trung vào tính bền vững và khả năng truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng.
Các yêu cầu bắt buộc
Chứng nhận thủy sản khai thác chống đánh bắt bất hợp pháp
Giống như tất cả các sản phẩm thủy sản khác, các nước châu Âu rất nghiêm ngặt trong việc nhập khẩu cua được đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Liên minh Châu Âu sử dụng Chương trình Chứng nhận Thủy sản Khai thác như điều kiện tiên quyết để xuất khẩu sang Châu Âu và cho phép các cơ quan chức năng chống đánh bắt IUU. Giấy chứng nhận khai thác bao gồm tất cả các thông tin quy định trong Phụ lục II Luật IUU của Châu Âu.
Theo Liên minh Châu Âu, đánh bắt IUU bao gồm bất kỳ hoạt động đánh bắt nào được thực hiện trong các khu vực cấm, sử dụng các phương pháp bất hợp pháp hoặc không được khai báo. Đánh bắt IUU có tác động tiêu cực đến việc quản lý bền vững nguồn cá toàn cầu (và địa phương), đồng thời tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Liên minh Châu Âu yêu cầu các doanh nghiệp phải chứng minh rằng các sản phẩm cua của họ không đến từ khai thác IUU.
Quản lý trữ lượng khai thác cua
Một phần quan trọng trong việc đảm bảo không có đánh bắt IUU đó là quản lý các nỗ lực đánh bắt cua. Trữ lượng cua được quản lý chủ yếu thông qua việc hạn chế nỗ lực đánh bắt và các biện pháp bảo quản kỹ thuật. Một biện pháp kỹ thuật quan trọng được sử dụng là MLS, được thiết kế nhằm đảm bảo động vật phát triển đến tuổi trưởng thành để duy trì đàn giống. Đây là một biện pháp hiệu quả trong việc quản lý nghề đánh bắt cua.
Lấy ví dụ về cách Vương quốc Anh, một nhà cung cấp cua lớn ở Châu Âu, quản lý nghề đánh bắt cua nâu của họ.
Kích thước đánh bắt tối thiểu (MLS) đối với cua ở Anh dao động bởi sự khác nhau giữa các khu vực về tốc độ tăng trưởng, kích thước khi trưởng thành và các phương thức tiếp thị. Nhìn chung, MLS của cua ăn được (Cancer pagurus L.), chiều rộng mai dao động từ 115 mm đến 160 mm, tùy thuộc vào mỗi quận. MLS bằng 115 mm đối với cua ở khu vực bờ biển phía đông nước Anh.
Nhãn và bao bì
Khi nhập khẩu vào Châu Âu, cua được áp dụng tất cả các yêu cầu về dán nhãn tiêu chuẩn đối với thủy sản. Các doanh nghiệp có thể tìm thấy các yêu cầu này trong nghiên cứu Yêu cầu của Người mua của CBI; doanh nghiệp cần hiểu và đảm bảo thực hiện các yêu cầu trên. Dù không có yêu cầu dán nhãn cụ thể cho cua, nhưng tương tự Thủy sản nhập vào Châu Âu, doanh nghiệp phải đóng gói cua bằng các chất liệu an toàn; bao bì phải ghi tất cả các thành phần của sản phẩm.
Phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
Châu Âu có một trong những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất trên thế giới. Các sản phẩm bị phát hiện không tuân thủ theo yêu cầu sẽ bị báo cáo trong Hệ thống cảnh báo nhanh về mặt hàng thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF).
Cua xuất khẩu sang Châu Âu cũng phải có giấy chứng nhận sức khỏe đi kèm sản phẩm. Người mua đề cao tầm quan trọng của vệ sinh và sức khỏe, đặc biệt đối với các sản phẩm động vật có vỏ sống được nhập khẩu vào Châu Âu, chẳng hạn như cua. Còn đối với cua đã chế biến, các doanh nghiệp cần đảm bảo không có chất gây ô nhiễm nào trong thành phẩm.
Các Quy tắc của Liên minh Châu Âu về Vệ sinh Thực phẩm bao gồm tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thị trường.
Là một nhà xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chắc chắn rằng cua của họ không chứa các chất độc hại và được kiểm soát nhiệt độ tốt phục vụ cho việc xuất khẩu.
Mức dư lượng tối đa (MRL) cũng là một chi tiết mà các nhà xuất khẩu cần lưu ý. Tất cả các chất có trong sản phẩm đều phải được khai báo vì chúng có thể gây hại cho những người nhạy cảm với các chất này.
MRL cho biết lượng tối đa của các chất được phép chứa trong sản phẩm theo Quy định của Ủy ban Châu Âu (EC) số 1881/2006 (xem Phần 3.3 của Phụ lục). Sulphite, một chất gây dị ứng, tuy không có trong quy định này nhưng phải được ghi trên nhãn khi hàm lượng cao hơn 10mg/kg hoặc 10mg/l trong sản phẩm cuối cùng. Đối với cua, sau đây là MRL đối với các chất khác nhau mà các nhà xuất khẩu cần lưu ý:
Bảng 1: Mức dư lượng tối đa của các chất có trong cua
Chất |
mg/kg trọng lượng ướt |
Chì |
0,50 |
Cadmium |
0,50 |
Thủy ngân |
0,50 |
Những yêu cầu bổ sung của người mua
Người mua muốn được đảm bảo thêm về an toàn thực phẩm
Nhiều người mua ở Châu Âu muốn các sản phẩm được chế biến theo tiêu chuẩn về chất lượng vượt qua cả các quy tắc vệ sinh tiêu chuẩn của Châu Âu, mong muốn có các chứng chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe hơn.
Một số yêu cầu bổ sung bao gồm kiểm soát nhiệt độ trong quá trình chế biến, vệ sinh, truy xuất nguồn gốc, tình trạng của kho lạnh và các quy trình an toàn. Có những chứng nhận về chất lượng cung cấp cho người mua những đảm bảo đó. Các chứng nhận an toàn thực phẩm được yêu cầu nhiều nhất là Tiêu chuẩn IFS FOOD và/hoặc Tiêu chuẩn BRC của Hiệp hội bán lẻ Anh quốc. Đầu tư vào các yêu cầu này là một ý tưởng hay, bởi nó không chỉ bắt buộc đối với thị trường châu Âu mà còn với cả các thị trường khác trên thế giới.
Phân loại, đóng gói và dán nhãn
Trong bảng 2, các doanh nghiệp sẽ thấy một số loài cua được nhập khẩu vào Châu Âu và cách chúng được phân loại, đóng gói. Tùy thuộc vào yêu cầu người mua, cách đóng gói có thể khác nhau.
Bảng 2: Thông tin phân loại các sản phẩm cua xuất khẩu sang Châu Âu
Nguồn gốc |
Loài |
Thông tin phân loại |
Na Uy |
Cua hoàng đế (Paralithodes camtschaticus) |
Phân loại / Kích cỡ:
|
Na Uy |
Cua tuyết (Chionoecetes opilio) |
|
Vương quốc Anh |
Cua nâu (Cancer pagurus) |
|
Ireland |
Cua nhung (Necora puber) |
|
Việt Nam |
Ghẹ xanh (Portunus Pelagicus và Portunus Haanii) |
Có bốn loại cơ bản về thịt ghẹ:
|
Cua thường được đóng gói trong các khay và thùng với nhiều kích thước khác nhau tùy theo sản phẩm và yêu cầu người mua.
Người mua tìm kiếm sự bền vững
Có được chứng nhận bền vững sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo danh tiếng như một nhà xuất khẩu đáng tin cậy. Đây là một khoản đầu tư đáng giá. Người tiêu dùng châu Âu liên tục yêu cầu các sản phẩm có chứng nhận bền vững, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ.
Chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) và Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) là hai chứng nhận lớn nhất ở Châu Âu. Các tiêu chuẩn khác như BAP cũng đang ngày càng phổ biến.
Trên thế giới, đối với cua, có tổng cộng 10 nghề cá được MSC chứng nhận. Mặc dù cua được chứng nhận MSC còn hạn chế, nhưng sẽ là một lợi thế nếu các doanh nghiệp có được nó, đặc biệt là khi doanh nghiệp bán sản phẩm cho các nhà nhập khẩu từ Bắc Âu và Tây Âu.
Các Dự án Cải thiện Nghề cá (FIP) hợp tác với ngành thủy sản, nhằm thúc đẩy tính bền vững trong việc tìm nguồn cung cấp thủy sản đánh bắt tự nhiên. Các FIP giúp nghề cá đạt được chứng nhận (MSC). Một số FIP đang hoạt động đối với cua và các doanh nghiệp có thể tìm thấy danh sách các FIP này trên trang FisheryProgress.org. Nếu doanh nghiệp có thể đạt được chứng nhận bền vững cho sản phẩm, họ sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường châu Âu hơn.
Hầu hết cua nhập vào châu Âu được đánh bắt tự nhiên. Đối với các nước đang phát triển, sẽ rất khó để việc buôn bán cua nuôi đạt được chứng nhận, bởi hiện chưa có chứng nhận ASC đối với cua.
Người mua yêu cầu nhiều sản phẩm giá trị gia tăng hơn
Trong thời gian giãn cách do dịch COVID-19, mọi người buộc phải nấu ăn ở nhà. Các sản phẩm thủy sản chủ yếu đến với người tiêu dùng thông qua hình thức bán lẻ; vì vậy, doanh thu ở phân khúc này đã tăng lên. Các công ty cung cấp nhiều loại sản phẩm thủy sản bán lẻ mới, phục vụ cho việc tiêu dùng tại nhà. Vì thế, các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội, cung cấp các sản phẩm đã qua chế biến và sản phẩm giá trị gia tăng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với các sản phẩm thủy sản đóng gói sẵn, doanh số bán tăng do sở thích người tiêu dùng và cách tiếp thị mới. Ngày càng nhiều người tiêu dùng lo sợ các sản phẩm không đóng gói bị nhiễm virus corona; vì thế, đã có sự chuyển hướng sang nhu cầu đối với các sản phẩm đóng gói sẵn. Nhiều công ty châu Âu bán cá tươi nguyên con cũng bắt đầu bán nhiều sản phẩm thủy sản đóng gói sẵn hơn.
Với xu hướng tiện lợi đang phát triển ở châu Âu, ngày càng nhiều người tiêu dùng châu Âu tìm đến các sản phẩm giá trị gia tăng nhập khẩu. Vì cua là sản phẩm khó chế biến, các sản phẩm giá trị gia tăng mang lại sự tiện lợi và thời hạn sử dụng lâu hơn cho người tiêu dùng.
Nhiều nhà xuất khẩu cua đã và đang cung cấp các sản phẩm giá trị gia tăng. Phương pháp gia tăng giá trị phổ biến nhất là nấu chín, thanh trùng hoặc chế biến cua thành từng phần.
Ví dụ, cua có thể được chia thành các phần khác nhau, chẳng hạn như chân cua, càng cua, thịt cua. Cua có thể được đóng gói trong hộp thép, nhựa hoặc túi hút chân không bằng nhựa, được bảo quản từ 0-5 độ C và có thời hạn sử dụng lên đến 16 tháng.
Ngoài các sản phẩm được chế biến sẵn hoặc chia phần trước, giá trị gia tăng trong các sản phẩm cũng có thể ở các dạng đóng gói khác nhau, hoặc chế biến các sản phẩm cua với các loại nước sốt hoặc công thức khác nhau. Khả năng cho các sản phẩm giá trị gia tăng là vô tận vì có rất nhiều cách để chế biến cua trong các loại nước sốt hoặc gia vị khác nhau.
Các yêu cầu đối với thị trường ngách
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các tác động xã hội của họ
Các nhà nhập khẩu châu Âu không chỉ quan tâm đến cách sản xuất cua của doanh nghiệp, mà còn quan tâm đến con người và cộng đồng đằng sau nó. Áp dụng các chính sách có lợi cho những người làm việc trong ngành thể hiện công ty cam kết thực hiện các hoạt động bền vững và có trách nhiệm với xã hội đối với các vấn đề như nhân quyền và bình đẳng giới. Do đó, việc đạt được chứng nhận, phát triển các câu chuyện tiếp thị và thực hiện các Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) có thể giúp tăng giá trị cho sản phẩm, mở ra cơ hội và tạo điều kiện tiếp cận thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp cần bắt đầu tìm kiếm các khả năng để đạt được chứng nhận CSR. Một số chứng nhận được thế giới công nhận rộng rãi là Sedex và ISO 28000.
Khả năng truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng
Các sản phẩm của doanh nghiệp có thể truy xuất nguồn gốc, giúp người mua tin tưởng vào chất lượng và tính xác thực của sản phẩm hơn. Tính truy xuất nguồn gốc không phải yêu cầu bắt buộc nhưng rất được người mua đánh giá cao.
Khả năng truy xuất nguồn gốc đầy đủ và minh bạch là việc đảm bảo tài liệu có sẵn đối với tất cả các bước của chuỗi cung ứng và doanh nghiệp trung thực, cởi mở về công ty của mình.
Có nhiều cách để đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp có thể truy xuất được nguồn gốc. Công nghệ Chuỗi – khối (blockchain) và DNA là 2 trong số những công nghệ được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực thủy sản. Các nhà xuất khẩu có thể xem xét các công nghệ này để giám sát chuỗi cung ứng và số hóa tất cả các thông tin liên quan.
Ở các nước đang phát triển, không có nhiều nhà xuất khẩu có khả năng truy xuất nguồn gốc cua của họ. Nhưng ở Bắc Mỹ, Smokey Bay Seafood Group đã hợp tác với nền tảng truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ blockchain để “thu thập dữ liệu, tăng khả năng hiển thị và chia sẻ câu chuyện của họ về Chuỗi cung ứng cua Dungeness.”
2. Các kênh giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường cua Châu Âu
Cua sống, cua đông lạnh hoặc cua đã chế biến trải qua các quá trình khác nhau trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, thị trường cuối cùng của chúng là như nhau. Các kênh chính giúp các nhà xuất khẩu tiếp cận thị trường cua là lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ ăn uống. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có các cơ hội thâm nhập vào các thị trường ngách cho cua, bởi người tiêu dùng Châu Âu đang tìm kiếm sự đa dạng về chủng loại sản phẩm.
Thị trường cuối cùng
Nhập khẩu cua chủ yếu phục vụ cho lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ ăn uống. Việc kinh doanh cua đều hướng đến những người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, nếu sản phẩm cua của doanh nghiệp được người tiêu dùng ưa chuộng, nhiều khả năng các nhà nhập khẩu Châu Âu sẽ mua sản phẩm của họ.
Cách tốt nhất để các nước đang phát triển tham gia thị trường cua châu Âu là thông qua các sản phẩm giá trị gia tăng: cua khô hoặc hun khói, cua ngâm muối và các loại cua đã chế biến và bảo quản khác…
Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng mỗi loại sản phẩm cua đều có thị trường phát triển riêng. Cua sống thường được bán cho những nhà bán buôn, bán lẻ và khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống, phần lớn đến từ Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Cua sống thường có sẵn trong các đại siêu thị và đôi khi ở các cửa hàng bán cá.
Cua tươi được đánh giá là hấp dẫn về độ tươi và chất lượng, đặc biệt là khi được bảo quản trong viviers, những bể chứa với nước sạch và mát. Theo một nghiên cứu của SeaFish, sản phẩm cua sống phổ biến hơn với những người tiêu dùng ăn nhiều cua nâu, thường trên 50 tuổi và ăn cua ít nhất 3 lần/năm. Cua sống ít hấp dẫn hơn đối với những người tiêu dùng ăn cua ít hơn hai lần/năm, những người tránh các khâu chuẩn bị phức tạp.
Do tính thời vụ và rủi ro tử vong , cua đông lạnh và chế biến là những lựa chọn thay thế tốt cho cua sống. Vương quốc Anh và Ireland là các thị trường lớn nhất của những sản phẩm này; cua đông lạnh và càng cua có thể được tìm thấy tại các nhà bán lẻ lớn trên khắp các quốc gia này.
Cua vào thị trường tiêu thụ cuối cùng qua những kênh nào?
Lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ ăn uống là các thị trường cuối cùng cho sản phẩm cua của doanh nghiệp. Thị trường cua Châu Âu chủ yếu được cung cấp bởi các nhà sản xuất từ Châu Âu. Do đó, cơ hội tốt nhất để thâm nhập thị trường này là thông qua các nhà giao dịch và đại lý, đặc biệt là những người có trụ sở tại các quốc gia nhập khẩu lớn ở châu Âu (Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Vương quốc Anh và Bồ Đào Nha) hoặc các quốc gia thương mại (Đức và Hà Lan).
Cách tốt nhất là các doanh nghiệp giao dịch với các nhà nhập khẩu và bán buôn, những người có thể cho phép các doanh nghiệp tiếp cận với lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ ăn uống. Dưới đây là phân tích về ưu và nhược điểm đối với từng sản phẩm cua ở hai kênh thị trường: lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ ăn uống.
Lĩnh vực bán lẻ
Để tham gia vào thị trường bán lẻ, cách tốt nhất là các doanh nghiệp ký hợp đồng với một người trung gian có thể giúp giới thiệu doanh nghiệp đến với những nhà bán lẻ.
Là nhà xuất khẩu, doanh nghiệp cũng có thể giao dịch trực tiếp với nhà bán lẻ. Điều này có những rủi ro khi doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đối với nguồn cung cấp cua ổn định, đảm bảo chất lượng và các quy cách phẩm chất như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, lựa chọn này cho phép doanh nghiệp tăng lợi nhuận thu được từ việc bán hàng.
Chất lượng và thời hạn sử dụng cua bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thời gian nuôi nhốt, vận chuyển, xử lý và bảo quản trong chuỗi cung ứng. Thông thường, trong việc buôn bán cua, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm chế biến, đóng gói và vận chuyển cua, bởi họ là người nắm rõ nhất cách xử lý và duy trì chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, là một nhà xuất khẩu, doanh nghiệp nên thống nhất với nhà nhập khẩu hoặc nhà bán lẻ về cách họ muốn sản phẩm được vận chuyển và xử lý.
Ví dụ, trên trang web của mình, Trinity Việt Nam cung cấp các thông tin chi tiết về cách đóng gói và bảo quản sản phẩm của công ty, để các nhà nhập khẩu lựa chọn.
Dịch vụ ăn uống
Thị trường dịch vụ thực phẩm đối với cua sống bị hạn chế ở châu Âu, tập trung chủ yếu ở Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sản phẩm cua sống thường được tìm thấy trong các nhà hàng chuyên về cá, đặc biệt là các nhà hàng cao cấp không sử dụng sản phẩm chế biến sẵn.
Trong ngành dịch vụ ăn uống đối với cua sống, người tiêu dùng tìm kiếm và sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng và bề ngoài, bao gồm giá cả và chất lượng, nguồn gốc, sự đảm bảo của sản phẩm hoang dã, kích thước và bề ngoài (màu sắc, độ cứng của mai, càng).
Trong khi đó, ở Vương Quốc Anh, các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội cung cấp các sản phẩm cua chế biến và đông lạnh. Các sản phẩm chế biến sẵn cũng rất tiện lợi đối với các nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống. Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng các công ty dịch vụ thực phẩm thường có nhà cung cấp riêng. Do đó, cách tốt nhất là doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với các nhà hàng hoặc có các nhà giao dịch giúp sắp xếp một cuộc gặp ban đầu. Giá cả, chất lượng và độ tin cậy của nguồn cung cấp là các yếu tố quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống.
Ở Vương quốc Anh, cua trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống là một ngành kinh doanh lớn. Trong các nhà hàng, họ thường phục vụ cua hoàng đế đỏ, được xuất khẩu đông lạnh từ các nước không thuộc Liên minh châu Âu. Là một nhà xuất khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra những loại cua thường được chế biến trong các nhà hàng này.
Để gia nhập thị trường cua Châu Âu, các doanh nghiệp nên thông qua các kênh đại lý địa phương hoặc nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn. Các đại lý địa phương có thể là các nhà tư vấn có liên hệ, kết nối với các nhà nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu cũng có thể cung cấp cho doanh nghiệp các kết nối với các thị trường như bán lẻ hoặc dịch vụ ăn uống. Họ cũng có thể cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin cập nhật về những thay đổi trên thị trường.
Phương Linh
(Theo cbi.eu)
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con ngư dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tích cực vươn khơi bám biển để phát triển kinh tế và kỳ vọng có chuyến biển bội thu vào cuối năm, để có một cái Tết sung túc, đầy đủ hơn.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
(vasep.com.vn) Trong một động thái quan trọng nhằm bảo vệ ngành đánh bắt quan trọng của Guam, Hội đồng Quản lý Nghề cá Khu vực Tây Thái Bình Dương đã công bố các biện pháp mới để tái thiết trữ lượng cá đáy, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về sự tham gia của cộng đồng vào việc thu thập dữ liệu và quản lý nghề cá.
(vasep.com.vn) Francisco Aldon là Giám đốc Điều hành của MarinTrust, một chương trình chứng nhận nguyên liệu biển quốc tế.
(vasep.com.vn) Ngành tôm của Ecuador đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2024 đầy biến động và mặc dù có vị thế vững chắc trên thị trường, nhưng ngành này sẽ kết thúc với mức tăng trưởng hằng năm rất thấp hoặc không tăng trưởng.
(vasep.com.vn) Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum có thể tìm đến đối thủ kinh tế lớn nhất của Washington vào thời điểm Bắc Kinh đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Mỹ Latinh.
(vasep.com.vn) Nếu như năm 2023, XK cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha vẫn chưa được đều đặn, năm 2024 các đơn hàng XK sang thị trường này đã thường xuyên hơn. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ sang Bồ Đào Nha trong năm 2024 chỉ đạt khoảng 10 triệu USD, tăng 379% so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Hàng năm, USDA công bố các yêu cầu mua hàng mở đối với hơn 200 sản phẩm để phân phối thông qua các chương trình thực phẩm trong nước. Vào năm 2024, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã chi gần 260 triệu USD cho thủy sản, phân bổ cho ít nhất 9 nhóm loài.
(vasep.com.vn) Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2025, hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế đối với cá và hải sản từ Na Uy vào Liên minh Châu Âu sẽ chính thức có hiệu lực. Quyết định này được đưa ra sau các cuộc đàm phán kéo dài giữa Na Uy và EU trong khuôn khổ thỏa thuận Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA), có hiệu lực từ 1 tháng 5 năm 2021 đến 30 tháng 4 năm 2028. Những hạn ngạch này được kỳ vọng sẽ tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu của Na Uy cũng như thị trường cá và hải sản tại Châu Âu.
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy các khu vực bảo vệ biển quy mô lớn (MPAs) có thể làm tăng tỷ lệ bắt cá, ngay cả khi có sự lan tỏa ra ngoài ranh giới của các khu vực này, đặc biệt là đối với các loài di cư như cá ngừ mắt to.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn