Nhà chức trách Thái Lan kiểm tra các tàu cá ở tỉnh Samut Prakan. (Ảnh: Bưu điện Bangkok)
Thông tin tới báo chí về kết quả cuộc họp thường kỳ của Chính phủ Thái Lan ngày 15-2, phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Ratchada Thanadirek cho biết, tại cuộc họp, Chính phủ nước này đã nhất trí về việc ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan với Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc hợp tác trao đổi thông tin chống nạn đánh bắt cá trái phép.
Biên bản này dự kiến sẽ được ký kết tại cuộc họp lần thứ 7 Nhóm Công tác chung Thái Lan - Việt Nam về đánh bắt thủy sản, sẽ diễn ra vào tháng 3-2023 tới tại Việt Nam.
Theo bà Ratchada, với biên bản ghi nhớ này, Thái Lan và Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc trao đổi thông tin về đánh bắt cá trái phép, đặc biệt là các thông tin về các tàu cá xâm phạm lãnh hải, thông tin truy xuất nguồn gốc và chứng nhận khai thác để ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp xâm nhập vào chuỗi sản xuất.
Đồng thời, hai bên sẽ mở rộng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực như trao đổi thông tin về trung chuyển và nhập cảng các động vật thủy sản; Thúc đẩy các hoạt động xây dựng năng lực nhằm chống nạn đánh bắt cá trái phép; Hợp tác và trao đổi thông tin về các tàu đánh bắt cá trái phép theo cơ chế Mạng lưới ASEAN.
Bà Ratchada cũng cho hay, trong thời gian trước, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, thông qua Cục Thủy sản, đã ký kết một số thỏa thuận và biên bản ghi nhớ về vấn đề thúc đẩy ngăn chặn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định với một số quốc gia khác như Fiji, Hàn Quốc, Myanmar, Nhật Bản và Campuchia.
Bảo Ngọc (Theo báo Nhân dân)
(vasep.com.vn) Tình trạng lạm thác đang đặt ngành đánh bắt cá của Kenya vào tình trạng nguy hiểm, đe dọa cả sinh kế và đa dạng sinh học. Các chuyên gia kêu gọi quản lý và hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng địa phương.
(vasep.com.vn) Nhà tổ chức Triển lãm Thủy sản Toàn cầu Diversified cho biết sự kiện lần thứ 31 này đang tiếp tục thu hút sự chú ý.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong năm 2024 đã tăng trưởng hai con số, đạt gần 600.000 tấn, giúp quốc gia này vượt qua Ecuador để trở thành nước xuất khẩu tôm lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, theo số liệu thương mại của Ấn Độ.
Ngành cá tra Việt Nam đang tích cực hoàn thiện quy trình sản xuất giống không sử dụng kích dục tố HCG – loại hóc môn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, từng bị khan hiếm trong dịch COVID-19 và bị EU khuyến cáo hạn chế. Từ giữa năm 2023, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã triển khai nghiên cứu thay thế HCG bằng các hoạt chất khác như não thùy cá chép, sGnRHa, LH-Rha, 17-20P và Buserelin. Kết quả bước đầu rất khả quan, xác định được liều lượng tối ưu. Trong năm 2025, quy trình này sẽ được thực nghiệm tại 10 trại giống, tiến tới đăng ký tiến bộ kỹ thuật và thương mại hóa.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Mỹ là nước nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất thế giới, trong khi Trung Quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới. Thế nhưng, với việc phải chịu mức thuế lên tới 150%, đang khiến cá rô phi Trung Quốc “mất cửa” vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam gia tăng thị phần mặt hàng này tại Mỹ trong thời gian tới...
Theo nhiều thương lái thu mua tôm nguyên liệu và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cho biết, ngay sau khi Mỹ công bố hoãn áp thuế đối ứng từ 46% xuống 10% trong 90 ngày, giá tôm nguyên liệu trên thị trường đang dần ổn định và tăng nhẹ trở lại, với mức tăng từ 5- 10 ngàn đồng/kg theo từng phân khúc và kích cỡ. Đây là tín hiệu tích cực, giúp người nuôi tôm có thêm động lực để chuẩn bị cho vụ mùa mới.
(vasep.com.vn) Giá bán buôn tôm đông lạnh nhập khẩu tại Trung Quốc đã bắt đầu tăng sau nhiều tuần giảm, do lượng hàng tồn kho ở thị trường hạ nguồn cạn kiệt.
Tháng 2/2025, diện tích nuôi thả cá trên địa bàn toàn tỉnh là 1.987 ha; trong đó diện tích nuôi cá tra công nghiệp là 298,6 ha.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn