Thả sò huyết vào ao nuôi thủy sản dưới tán rừng, một công đôi lời

Sản xuất 09:53 12/08/2022
Nuôi thủy sản dưới tán rừng nhận khoán, ngư dân Kiên Giang có sáng kiến thả thêm sò huyết, vừa đa dạng đối tượng nuôi lại tăng thu nhập trên cùng diện tích.

Kiên Giang có hơn 200km bờ biển với trên 140 hòn đảo lớn nhỏ, diện tích rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc dụng lên đến hàng chục nghìn ha.Thực hiện Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đã giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ dân được trên 3.300ha, trong đó gồm 529ha rừng đặc dụng và 2.800ha rừng phòng hộ.

Riêng Ban Quản lý rừng Kiên Giang đã thực hiện giao khoán được 2.233ha, chủ yếu là tuyến ven biển An Biên - An Minh và Hòn Đất - Kiên Lương. Các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng được khai thác 40% diện tích mặt nước để phát triển sinh kế nuôi thủy sản dưới tán rừng.

Người dân nhận khoán đất rừng phòng hộ ở ấp Xẻo Quau thu hoạch thu hoạch sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm sú

Cách đây 20 năm, anh Trần Hoàng Tuấn từ Cần Thơ qua Kiên Giang mưu sinh, cưới vợ và chọn ấp Xẻo Quao, xã Thuận Hòa, huyện An Minh để lập nghiệp. Khi nhà nước có chủ trương giao khoán đất rừng phòng hộ cho các hộ dân nhận bảo vệ, anh Tuấn đã đăng ký nhận khoán. Sau này, anh Tuấn còn tiếp nhận từ phần nhận khoán của các hộ khác gom lại, với tổng diện tích hiện nay là 18ha.

Anh Tuấn cho biết, theo quy định, người dân nhận khoán bảo vệ rừng, được khai thác từ 30-40% diện tích mặt nước để nuôi thủy sản  nước lợ. Do là rừng phòng hộ ven biển, nước mặn, lợ quanh năm nên đối tượng thả nuôi chủ yếu là tôm sú và cua biển

Trong quá trình canh tác, người dân nhận thấy môi trường nuôi dưới tán rừng ven biển khá phù hợp với con sò huyết nên đã mua giống về thả nuôi thử, không ngờ đạt hiệu quả.

Anh Tuấn bảo, nuôi ghép chung tôm sú - cua biển - sò huyết là mô hình lấy ngắn nuôi dài. Con tôm sú thả giống khoảng 3-4 tháng bắt đầu có thu hoạch và người dân thường thu tỉa, thả nối nên có thu hoạch nhiều đợt trong năm. Còn cua biển phải thả nuôi từ 5-6 tháng mới có thu hoạch. Riêng sò huyết mỗi lứa nuôi lên đến 12 tháng, thời điểm thả giống thuận nhất trong năm khoảng tháng 5, 6 Dương lịch.

“Sau khoảng 1 năm thả nuôi sò huyết có thể thu hoạch, trọng lượng từ khoảng 130 con/kg là thương lái thu mua. Giá sò huyết thu chính vụ, loại 130 con giá từ 95.000 - 105.000 đồng/kg. Sò loại 100 con/kg giá 125.000 - 130.000 đồng/kg. Nếu như thu nhập từ tôm, cua có lai rai, đủ chi tiêu và chi phí hàng ngày thì sò huyết lại cho thu nhập theo vụ, có số tiền lớn để tích lũy hoặc tái đầu tư sản xuất”, Anh Trần Hoàng Tuấn chia sẻ.

Mô hình nuôi ghép tôm sú- cua- sò huyết là khả thi, mang lại hiệu suất cao 

Theo kinh nghiệm của những bà con nhận khoán rừng ở khu vực Xẻo Quao, sò huyết sống ẩn mình dưới lớp sình non nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống của tôm, cua nuôi chung. Trong khi nuôi tôm quảng canh cải tiến phải cho ăn dặm thêm thức ăn viên, cua cho ăn cá rô phi cắt nhỏ. Riêng con sò huyết chỉ ăn sinh vật phù du và sống ké trong môi trường nước nuôi tôm, cua nên hầu như chỉ tốn mỗi tiền mua con giống.  

Ông Lê Văn Khanh, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện An Minh cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn huyện được 103.500ha. Trong đó, có 47.800ha nuôi tôm, 47.000ha nuôi cua biển, 1.900ha nuôi và khoanh nuôi sò huyết, 2.500ha hến biển, 2.400 nghêu lụa, vẹm xanh và 1.900ha nuôi cá ao, cá rừng.

Trong đó, riêng nuôi dưới tán rừng phòng hộ 3.150ha, sản lượng 676 tấn (330 tấn tôm sú, 214 tấn cua biển và 132 tấn sò huyết). Riêng vùng bãi bồi ven biển, trên diện tích đã giao khoán, người dân thực hiện khoanh nuôi và khai thác tự nhiên tổng diện tích 6.300ha, sản lượng đã thu hoạch 9.600 tấn. Năm nay nhờ tôm, cua, nhuyễn thể… đều được giá nên người nuôi có thu nhập khá.

Thùy Linh (Theo báo Nông nghiệp Việt Nam)

tha so huyet vao ao nuoi thuy san duoi tan rung nuoi trong thuy san kien giang

TIN MỚI CẬP NHẬT

Ngành thủy sản chưa chuẩn bị cho Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.vom.vn) Các chuyên gia thương mại cảnh báo ngành thủy sản Mỹ chưa sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA), dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2026.

Châu Âu muốn thúc đẩy sản xuất rong biển

 |  08:30 04/05/2024

(vasep.com.vn) Năm 2019, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đã gọi rong biển là 'siêu thực phẩm'. Chứa nhiều yếu tố quan trọng như iốt, vitamin C và sắt, nó có một lợi thế quan trọng mà ngay cả hải sản cũng không thể đánh bại - đó hàm lượng axit béo omega-3 cao. 

Tanzania thiệt hại 5,9 triệu USD do đánh bắt bất hợp pháp trong năm 2019-2023

 |  08:27 04/05/2024

(vasep.com.vn) Tanzania đã chịu tổn thất đáng kể do đánh bắt bất hợp pháp, lên tới khoảng 5,9 triệu USD từ năm 2019 đến năm 2023.

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC