Nuôi tôm công nghệ cao sẽ góp phần tăng năng suất, sản lượng tôm nuôi. Ảnh: THÚY LIỄU
Nếu như trước đây, hầu hết hộ nuôi tôm đều nuôi theo phương thức truyền thống (nuôi tôm ao đất) thì vài năm trở lại đây, hộ nuôi tôm đã chuyển đổi nuôi tôm bằng ao lót bạt, nuôi tôm bể nổi. Chính nhờ việc chuyển đổi phương thức nuôi đã góp phần tăng sản lượng tôm nuôi sau thu hoạch, bởi dịch bệnh trong ao nuôi lót bạt, ao nổi được kiểm soát tốt.
Ghé tham quan mô hình nuôi tôm lót bạt 2, 3 giai đoạn của ông Ngô Công Luận, xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên), chúng tôi được ông nhiệt tình đưa đi xem ao nuôi tôm lót bạt đã thả giống được hơn 20 ngày tuổi. Ông Luận bộc bạch: “Tôi có tổng diện tích nuôi tôm 4ha nhưng thực tế diện tích dành nuôi tôm chỉ 5.600m2, phần diện tích còn lại là làm các ao lắng lọc nước để nuôi tôm. Trong tháng vừa qua, tôi thu hoạch được hơn 1,8 tấn tôm nuôi nước lợ, với diện tích 600m2/2 ao nuôi, trừ chi phí lợi nhuận trên 80 triệu đồng. Hiện tại, các ao nuôi sau thu hoạch xong tiếp tục được cải tạo cùng với các ao nuôi khác, tôi đã thả giống đồng loạt toàn bộ diện tích nuôi. Theo dự đoán chắc chắn mùa vụ tôm năm 2021 tiếp tục thắng lợi, bởi thời tiết đầu vụ thả nuôi thuận lợi nên tôm tăng trưởng tốt…”.
Công ty Cổ phần Thủy sản Sạch Việt Nam có diện tích trang trại nuôi đặt tại xã Liêu Tú (Trần Đề), trong nhiều năm qua công nghệ nuôi tôm hiện đại rất thành công và đạt sản lượng tôm nuôi tăng theo từng năm. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam, Võ Văn Phục chia sẻ: “Công ty có gần 240 ao nuôi tôm, trong vụ đầu năm 2021 sản lượng tôm thu hoạch gần 2.000 tấn và hiện tại công ty đã thả nuôi tiếp vụ thứ hai, hiện tôm tăng trưởng tốt. Theo tôi, một trong những thành công của vụ nuôi tôm là công ty đã đầu tư công nghệ nuôi khoa học cùng với đó là thời tiết thuận lợi, nước biển lấy vào ao nuôi trung tính không nóng không lạnh, đặc biệt là trình độ, năng lực của người quản lý cũng rất quan trọng trong việc góp phần vào thành công của vụ nuôi tôm…”.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quách Thị Thanh Bình cho biết: “Theo ghi nhận, đầu vụ nuôi tôm năm 2021, lượng mưa tương đối lớn nhưng kết thúc nhanh nên ít ảnh hưởng đến ao nuôi và hướng gió phù hợp cho tôm nuôi phát triển. Để vụ nuôi tôm thành công hơn nữa trong những tháng còn lại của năm, đơn vị triển khai một số giải pháp như: Rà soát quy hoạch để bố trí lại sản xuất vùng chuyên tôm, vùng nào sản xuất chuyên lúa, vùng nào tôm - lúa, vùng nuôi tôm hữu cơ, vùng nuôi tôm công nghệ cao để có giải pháp kịp thời cho từng mô hình, từng loại hình nuôi cụ thể, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, vừa bảo vệ sản xuất bền vững thích ứng biến đổi khí hậu cũng như kết nối thị trường; chú trọng tập trung lại sản xuất bằng cách tập trung hộ dân nuôi tôm nhỏ lẻ vào các tổ hợp tác, hợp tác xã; tạo mối liên kết về kỹ thuật cũng như tài chính về quản lý tổ hợp tác, hợp tác xã giống như mô hình doanh nghiệp thu nhỏ. Về tổ chức sản xuất thì thúc đẩy tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp liên kết đầu vào, đầu ra; tăng cường chuyển giao các mô hình hiệu quả đã được học tập ở các doanh nghiệp, trang trại tỉnh bạn.
Đồng thời, đơn vị sẽ tham mưu cho ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ các viện, trường, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tiếp thu những thông tin khoa học kỹ thuật mới, quy định mới truyền tải đến người dân, để hộ dân áp dụng hiệu quả, kịp thời trong việc nuôi tôm. Ngoài ra, đơn vị sẽ liên hệ nhà khoa học có giải pháp tốt hơn về quản lý dịch bệnh, để kiểm soát tốt dịch bệnh, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất. Chú trọng nhân rộng mô hình nuôi tôm theo quy trình VietGAP, ASC tùy theo nhu cầu thị trường bởi đây là ngành hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu nên phải sản xuất đáp ứng theo nhu cầu thị trường nhập khẩu cần…”.
(Theo báo Sóc Trăng)
(vasep.com.vn) Ngày 04/04/2025, Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) ban hành bản tin CSMS #64649265, hướng dẫn về thuế bổ sung theo Lệnh Hành pháp ngày 02/04/2025 (“Điều chỉnh nhập khẩu bằng thuế quan đối ứng để khắc phục thâm hụt thương mại hàng hóa lớn và kéo dài nhiều năm của Hoa Kỳ”). Quy định có hiệu lực từ 12:01 sáng giờ EDT ngày 05/04/2025.
(vasep.com.vn) Các nhà sản xuất Nhật Bản, nổi tiếng với những sáng tạo trong ẩm thực, đã bắt đầu tích cực khai thác tiềm năng tiềm ẩn của cá khô. Sản phẩm này vốn đã bị lãng quên từ lâu nhưng hiện đang thu hút sự chú ý của cả các nhà hàng và người nấu ăn tại nhà. Các thí nghiệm ẩm thực với cá khô mở ra chân trời mới cho nền ẩm thực, và các chuyên gia cho rằng đây chỉ là sự khởi đầu.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tăng gấp đôi trong tháng 2/2025 sau khi sụt giảm nhẹ trong tháng đầu năm, đạt 29 triệu USD. Con số này góp phần nâng tổng kim ngạch XK trong 2 tháng đầu năm nay lên hơn 56 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Ngành tôm từ lâu đã khẳng định vị thế là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế nông nghiệp và thủy sản Việt Nam. Với vị thế là một trong bốn quốc gia sản xuất tôm lớn nhất thế giới và nằm trong top 3 các nước xuất khẩu tôm hàng đầu toàn cầu, ngành tôm không chỉ đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và yêu cầu ngày càng khắt khe về phát triển bền vững, việc chuyển đổi sang phát triển xanh không chỉ là một lựa chọn mà đã trở thành một yêu cầu sống còn để ngành tôm Việt Nam tiếp tục duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
(vasep.com.vn) Ngày 2/4/2025 (rạng sáng 3/4/2025 giờ Việt Nam), Tổng thống Trump đã công bố sắc lệnh áp dụng thuế đối ứng với 180 nền kinh tế. Mục đích là nhằm giải quyết thâm hụt thương mại lớn, bảo vệ an ninh kinh tế và quốc gia, đồng thời tái thiết ngành sản xuất trong nước. Một mức thuế 10% sẽ được áp dụng chung cho tất cả các quốc gia từ ngày 5/4/2025. Các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế đối ứng cao hơn, có hiệu lực từ ngày 9/4/2025. Việt Nam chịu mức thuế 46%, cao hơn nhiều nước XK thủy sản cạnh tranh khác như Thái Lan (36%), Ấn Độ (26%), Indonesia (32%), Ecuador (10%)…
(vasep.com.vn) Ngành nuôi trồng và chế biến tôm đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự ứng dụng của công nghệ hiện đại. Những đổi mới này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, và hướng đến một ngành công nghiệp bền vững hơn. Trong bối cảnh nhu cầu tôm toàn cầu ngày càng gia tăng, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển lâu dài của ngành.
(vasep.com.vn) Nga đã ký kết một thỏa thuận đánh bắt cá mới có thời hạn bốn năm với Morocco, thay thế cho thỏa thuận trước đó đã hết hạn vào cuối năm 2024.
Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.
Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.
Bán hàng vào Walmart là mục tiêu của nhiều DN, tuy có nhiều thách thức, nhưng thật sự không quá khó đối với những DN lớn, vì các DN này đã thường xuyên thực hiện các qui định về quản lý sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm, và cũng đã có sẵn các chứng nhận quốc tế cần thiết. Hiện tại, trong tổng số trên 400 DN cá tra, chỉ có 6 DN cung cấp cá Tra vào thị trường Mỹ và cho Walmart do có mức thuế CBPG thấp nhất (0% - 0,18 USD/kg).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn