Sáng kiến đánh bắt hải sản bền vững đã được 14 nước thông qua

Tin tức IUU 10:57 13/01/2021 Nguyễn Hà
(vasep.com.vn) Chính phủ các nước chịu trách nhiệm 40% đường biển trên thế giới đã cam kết chấm dứt hoạt động lạm thác và khôi phục lại trữ lượng hải sản đang bị suy giảm, đồng thời ngăn chặn việc xả rác thải nhựa ra biển trong vòng 10 năm tới.

Các nhà lãnh đạo của 14 nước đã đưa ra một loạt cam kết vào ngày 02/12/2020, đánh dấu việc phát triển bền vững đại dương lớn nhất thế giới, trong trường hợp không có hiệp ước chính thức nào của Liên hợp quốc về sinh vật biển.

Các nước gồm: Australia, Canada, Chile, Fiji, Ghana, Indonesia, Jamaica, Nhật Bản, Kenya, Mexico, Namibia, Na Uy, Palau và Bồ Đào Nha sẽ chấm dứt các khoản trợ cấp góp phần vào thúc đẩy các hoạt động lạm thác, đây là mục tiêu chính mà các nhà vận động hướng tới. Các nước này cũng sẽ hướng tới xoá bỏ hoạt động khai thác bất hợp pháp thông qua việc thực thi và quản lý tốt hơn, cũng như giảm thiểu hoạt động đánh bắt không chủ đích và thải loại hải sản, cũng như thực hiện các kế hoạch nghề cá quốc gia dựa trên các khuyến cáo khoa học.

Mỗi quốc gia, thành viên của Uỷ ban Cao cấp Kinh tế biển bền vững cũng đã cam kết đảm bảo rằng tất cả các khu vực biển trong phạm vi tài phán quốc gia của mình (hay còn gọi là vùng đặc quyền kinh tế), được quản lý bền vững vào năm 2025. Khu vực đại dương này có diện tích gần bằng Châu Phi.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu các đại dương được quản lý bền vững, chúng ta có thể cung cấp lượng thức ăn gấp 6 lần so với hiện tại, trong khi nhiều loài đang bị đánh bắt đến và vượt qua giới hạn để có thể khôi phục lại nguồn lợi của chúng. Các nhà kinh tế học cũng tính toán rằng cứ 1 USD đầu tư vào phát triển bền vững, các đại dương sẽ thu lại được 5 USD về lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và sức khoẻ, và quản lý bền vững các đại dương trên thế giới sẽ tạo ra khoảng 12 triệu việc làm mới.

Bà Jane Lubchenco, Quản lý của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), cho biết sáng kiến này là “một việc thực sự lớn” và có thể khôi phục được sức khoẻ của các đại dương trên thế giới, cũng như mang lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội toàn cầu.

14 nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới muốn các quốc gia khác tham gia vào hội đồng, để tạo ra một kế hoạch phát triển bền vững đại dương toàn cầu mà họ cho rằng điều này có thể ảnh hưởng lớn tới khí hậu. Theo uỷ ban, giảm bớt 1/5 lượng khí thải là điều cần thiết để đáp ứng mục tiêu của Thoả thuận Paris, giữ nhiệt độ toàn cầu không thêm 1,5oC so với mức tiền công nghiệp, có thể đến từ các đại dương bằng cách cải thiện khả năng hấp thụ carbon của đại dương và bằng cách đầu tư vào công nghệ như năng lượng gió ngoài khơi.

Cam kết của 14 nước bao gồm: mục tiêu bảo vệ 30% đại dương trên thế giới vào năm 2030, cùng với việc đề ra kế hoạch quốc gia vào năm 2025 sẽ đảm bảo tính bền vững của địa phương; sử dụng công nghệ để cải hiện việc giám sát hoạt động đánh bắt; xoá bỏ việc xử dụng các ngư vụ ma; đầu tư vào cơ sở hạ tầng quản lý nước thải và chất thải ở các nước đang phát triển; đặt ra các mục tiêu quốc gia về việc giảm thiểu khí thải carbon trong quá trình vận chuyển hàng hoá; và mở rộng quy mô các hình thức nuôi thuỷ sản có trách nhiệm với môi trường.

Một số công việc phục hồi sức khoẻ cho các đại dương cũng cần phải diễn ra trên đất liền. Trong một báo cáo, các nhà lãnh đạo đã đặt ra trường hợp chuyển sang một nền kinh tế tuần hoàn để ngăn chặn ô nhiễm nhựa bị đổ ra biển, và cải thiện các quy định nông nghiệp trên đất liền để ngăn chặn sự lan rộng của “vùng chết” do phân bón và phân thải tràn ra.

Báo cáo cho thấy hơn 3 tỷ người đang sống dựa vào nguồn thức ăn từ các đại dương mỗi ngày, và một đại dương khoẻ mạnh đóng góp 1,5 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu, cũng như hấp thụ ¼ lượng khí thải carbon dioxide và sản xuất một nửa lượng oxy trên thế giới.

#iuu #khai thac bat hop phap #phat trien ben vung nguon loi thuy san

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

 |  08:51 29/04/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Tồn kho cá minh thái ở Trung Quốc giảm

 |  08:00 29/04/2024

(vasep.com.vn) 2 tháng đầu năm 2024, cả NK và XK cá minh thái của Trung Quốc đều có xu hướng giảm. Tháng 1/2024, Trung Quốc NK hơn 17 nghìn tấn cá minh thái, giảm 43% so với cùng kỳ.

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC