Argentina, Chile và Peru đã chỉ trích các tàu do Trung Quốc điều hành vì đánh bắt cá xâm lấn quy mô lớn trong lãnh hải của họ mà không có quy định, điều mà các nước Nam Mỹ cho rằng đang làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản và làm tổn hại đến đa dạng sinh học tự nhiên của tây nam Đại Tây Dương. Đây là khu vực làm tổ quan trọng của các loài chim biển và khu vực kiếm ăn của các loài động vật có vú ở biển.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ cử tàu khu trục USS James đến làm việc với các tàu Argentina để hạn chế các hoạt động đánh bắt cá này.
Theo dữ liệu từ tổ chức phi chính phủ (NGO) Global Fishing Watch, gần 3.000 tàu đánh cá ngoài khơi hoạt động dưới cờ Trung Quốc trên toàn cầu, trong đó có khoảng 400 chiếc ở Tây Nam Đại Tây Dương, thường nhắm vào mực Argentina và cá răng Patagonia. Tổ chức phi chính phủ này cho biết hoạt động của tàu Trung Quốc ở tây nam Đại Tây Dương đã tăng từ 61.727 giờ trên 500 km2 vào năm 2013 lên 384.046 giờ vào năm 2023.
Kể từ năm 1986, chính quyền Argentina đã bắt giữ 80 tàu thuyền treo cờ nước ngoài đánh cá trong vùng biển của họ, bao gồm cả việc đánh chìm tàu Trung Quốc và Đài Loan.
Hành trình chung sắp tới giữa Mỹ và Argentina nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), chủ yếu do các tàu cá Trung Quốc thực hiện, là một phần trong nỗ lực toàn cầu và đang diễn ra nhằm tăng cường quan hệ đối tác an ninh hàng hải. Năm 2020, Mỹ đã đưa ra chiến lược mới để chống khai thác IUU và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đang dẫn đầu nỗ lực đó. Tại Nam Mỹ, nước này đã tăng cường hợp tác với Ecuador, Peru và Chile.
(vasep.com.vn) Lần đầu tiên, quốc gia không giáp biển Lào đã vận chuyển cá tra nuôi sang Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Ngành cá Tây Ban Nha kêu gọi biện pháp khẩn cấp đối phó thuế 20% từ Mỹ, lo ngại ảnh hưởng xuất khẩu và việc làm. Cepesca đề xuất giảm thuế, mở rộng thị trường, cắt giảm quan liêu, hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Tâm lý thị trường bạch tuộc toàn cầu đang ổn định bất chấp những biến động về thuế quan và nguồn cung. Ngoại trừ giá sản phẩm bạch tuộc từ Indonesia có biến động, các thị trường khác đều giữ mức giá tương đối ổn định.
(vasep.com.vn) Donald Trump vừa ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Hoa Kỳ, trong một buổi lễ có sự tham dự của các đại diện ngành đánh bắt cá. Các sắc lệnh nhắm đến việc nới lỏng quy định trong nước, mở rộng khu vực khai thác và siết chặt kiểm soát đối với thủy sản nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
(vasep.com.vn) Theo Alexei Nikolayev, sản lượng thức ăn cho cá của Nga ước tính đạt 100.000 tấn vào năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 48.300 tấn vào năm 2023.
Thị trường Mỹ từng chiếm tới 50% doanh thu xuất khẩu, song từ năm 2015, Camimex đã cơ cấu lại toàn bộ chiến lược, chuyển trọng tâm sang thị trường Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Canada – những khu vực vẫn duy trì mối quan hệ thương mại ổn định và không chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ.
(vasep.com.vn) Quý đầu năm 2025, XK thủy sản của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Top 5 thị trường nhập khẩu đều ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Nga đang đẩy mạnh khai thác tôm tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với loại hải sản có vỏ này, cả trong nước lẫn quốc tế.
(vasep.com.vn) Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký lệnh gia hạn thêm một năm lệnh trừng phạt đối với Nga, lệnh đầu tiên được người tiền nhiệm Joe Biden áp đặt vào năm 2021 sau khi nổ ra chiến tranh Nga- Ukraine.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn