Theo bài báo trên Tạp chí Nuôi trồng Thủy sản Thế giới, 2019 đánh dấu cột mốc quan trọng trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng động vật đạt 85,4 triệu tấn, thực vật thuỷ sinh đạt 34,7 triệu tấn. Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc tiếp tục thống trị chiếm 92% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu, 8% còn lại đến từ châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương.
Sản lượng nuôi trồng cá có vây toàn cầu đã tăng 170%, từ 20,8 triệu tấn năm 2000 lên 56,3 triệu tấn vào năm 2019. Trong số này, 86% được sản xuất trong đất liền, trong khi 14% là từ nuôi trồng thủy sản biển, chủ yếu được thực hiện ở Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể gần 180% chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm
Cá chép, loài cá từng được nuôi rộng rãi vào 2000 đã giảm dần “sự thống trị” vào 2019. Ngược lại, cá rô phi và cá da trơn đã có sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn này, chiếm lần lượt 5 và 6% vào sản lượng cá có vây toàn cầu. Ngoài ra, cá hồi Đại Tây Dương cho thấy mức tăng khiêm tốn, chiếm 5% sản lượng cá có vây toàn cầu vào năm 2019.
Trong thời điểm này, giáp xác cũng là một loài chứng kiến sự tăng trưởng kinh ngạch từ 1,7 triệu tấn lên 10,5 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng 520%. Giáp xác chiếm 12% sản lượng thủy sản nuôi động vật. Ba loài giáp xác khác chiếm phần lớn sản lượng giáp xác là tôm càng đỏ, cua đồng Trung Quốc và tôm sú.
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS)
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS)
Vai trò của các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) đã mở rộng từ năm 2000 đến năm 2019, với việc tăng cường áp dụng, đa dạng hóa các loài được sản xuất. RAS đã trở thành một thành phần thiết yếu của nuôi trồng thủy sản hiện đại, cung cấp các hệ thống sản xuất bền vững và có kiểm soát cho các loài thủy sản khác nhau. Dù vậy, RAS có một vài nhược điểm nhất định, đặc biệt là tốn kém. Để xây dựng và vận hành RAS đòi hỏi đầu tư đáng kể và lực lượng lao động lành nghề để quản lý thành công.
Ngoài ra, RAS có lượng khí thải carbon cao xét về nhu cầu thức ăn hỗn hợp và năng lượng tại chỗ, đặc biệt nếu có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. RAS nước mặn phải đối mặt với những thách thức bổ sung do ăn mòn thiết bị.
Báo cáo lưu ý để tiếp tục mở rộng và tăng trưởng trong tương lai, ngành nuôi trồng thuỷ sản phải chú trọng đến tính bền vững, đa dạng hóa sản xuất, trao quyền cho các hệ thống thực phẩm địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu và thúc đẩy hợp tác. Ngành cần giải quyết các thách thức do biến đổi khí hậu gây ra và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan để khai thác toàn bộ tiềm năng của nuôi trồng thủy sản.
Thuỳ Linh (Theo undercurrentnews)
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cước vận tải biển quốc tế vẫn biến động khó lường, buộc các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu phải linh hoạt và điều chỉnh chiến lược để thích ứng.
Ngày 17/11, tại Hội trường UBND tỉnh Đồng Tháp diễn ra hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu hải sản của Việt Nam tính đến hết tháng 10/2024 tăng 9%, đtạ hơn 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm mặt hàng hải sản hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, trừ mực và bạch tuộc.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
(vasep.com.vn) Ngày 14/11/2024, Bộ Tài chính đã có Công văn 12433/BTC-TCT về việc xử lý phản ánh, kiến nghị của các thành viên Hội đồng tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính (CCTTHC).
(vasep.com.vn) Tập đoàn thức ăn chăn nuôi BioMar của Đan Mạch chứng kiến doanh số bán hàng giảm trong quý 3 nhưng thu nhập vẫn tăng mạnh.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn