Ruộng hoang hóa: Nuôi trồng thủy sản thu lợi gấp ba

Sản xuất 08:42 20/11/2023 Bảo Ngọc
Nhờ chuyển đổi những diện tích đất cấy lúa xen kẹt, kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã có thu nhập cao, đồng thời khắc phục được tình trạng bỏ hoang đất. 1ha nuôi trồng thủy sản có thể cho thu nhập trên 400 triệu đồng/năm, cao gấp ba đến bốn lần so với canh tác lúa và trồng màu.

Ông Trần Hữu Thương, ở xóm Thành Lập, xã Lục Ba (Đại Từ) đánh bắt cá bán cho khách hàng.

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá của gia đình ông Trần Hữu Thương, ở xóm Thành Lập, xã Lục Ba (Đại Từ) đúng lúc gia đình đang đánh bắt cá. Mặc dù chỉ dùng vó để cất cá nhưng chưa đầy 30 phút ông Thương đã bắt đủ 1 tạ cá để giao cho khách hàng đặt mua.

Giao cá cho khách xong, ông Thương dẫn chúng tôi đi tham quan 4 ao nuôi cá với tổng diện tích gần 4.000m2 của gia đình. Vừa đi ông Thương vừa chia sẻ: Trong số 4 ao nuôi cá của gia đình hiện nay thì có 3 ao trước đây là ruộng cấy lúa, với diện tích khoảng 3.000m2, nhưng gặp khó khăn về nước tưới, lại nằm xen kẹt với khu dân cư nên thường xuyên bị chuột bọ phá hoại, dẫn đến năng suất lúa bấp bênh, có vụ được khoảng 70kg thóc/sào, có vụ thì gần như mất trắng. Cách đây khoảng 4 năm, tôi đã quyết định xây tường và đắp bờ bao quanh các thửa ruộng để nuôi các loại cá.

Hiện nay, ông Thương thường nuôi các loại cá như trắm cỏ, chép, rô phi đơn tính và cá rô đồng theo hướng an toàn. Hàng năm, gia đình thả khoảng 10 nghìn con cá giống các loại, trong đó số lượng cá rô đồng chiếm 50%. Ông Thương thường thả cả vào khoảng tháng 2 và thu hoạch từ tháng 11 đến hết tháng 12 âm lịch. Trung bình mỗi năm gia đình bán ra thị trường khoảng 4 tấn cá, với giá bán từ 40-70 nghìn đồng/kg (tùy từng loại cá), sau khi trừ chi phí còn thu về hơn 200 triệu đồng/năm.

Trung bình mỗi năm, Xí nghiệp thủy sản Núi Cốc xuất bán ra thị trường 25 triệu con cá giống các loại, đáp ứng nhu cầu nuôi cá thương phẩm của nhân dân. Ảnh: T.L

 

 

 

 

 

 

 

Chia tay với ông Thương, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm với tổng diện tích 3.600m2 của gia đình chị Nguyễn Thị Bình, ở xóm Minh Tiến, xã Minh Lập (Đồng Hỷ). Trong 2 năm qua, mô hình này đã đem về thu nhập cho gia đình chị khoảng 200 triệu đồng/năm.

Được biết, diện tích nuôi ốc của gia đình chị Bình hiện nay vốn là ruộng cấy lúa của một số hộ dân trong xóm nhưng do khó canh tác vì đất nằm xen kẹt giữa các đồi trồng keo, thu không đủ chi nên các hộ đành bỏ hoang. Nhận thấy những chân ruộng này có thể nuôi được ốc nên năm 2021 chị Bình đã mượn lại của các hộ, sau đó đầu tư tu sửa lại các bờ ruộng, phát dọn cỏ, khử vôi bột, đồng thời khoan giếng để dẫn nước ra ruộng nuôi ốc nhồi.

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi ốc nhồi của gia đình, chị Bình cho biết: Tôi chia diện tích khu ruộng ra thành 12 ao nhỏ để nuôi theo hình thức gối vụ, mực nước trong ao luôn duy trì từ 1-1,5m. Thức ăn cho ốc hoàn toàn từ tự nhiên (như các loại lá cây, củ, quả, bèo tấm...), nhưng lượng thức ăn hàng ngày chỉ cho vừa đủ, tránh tình trạng dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước.

Ông Thương, chị Bình chỉ là 2 trong số nhiều gia đình chuyển đổi thành công từ đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Những thửa ruộng trước đây chỉ cấy được một vụ lúa, năng suất lại bấp bênh hoặc để cỏ dại mọc thì nay đã trở thành ao nuôi trồng thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân. Qua đó góp phần tạo sự chuyển biến về hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Nếu như năm 2022, diện tích nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh đạt hơn 6.000ha mặt nước, sản lượng thủy sản đạt 17.241 tấn (trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 16.916 tấn, sản lượng thủy sản khai thác đạt 325 tấn), thì qua 10 tháng năm 2023, diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng thêm gần 100ha, sản lượng đạt trên 18.000 tấn.

Mô hình nuôi ốc bươu đen mang lại cho gia đình ông Nguyễn Văn Dào, ở xóm Văn Hữu, xã Hóa Thượng (Đồng Hỷ) nguồn thu trên 200 triệu đồng/năm. Ảnh: T.L

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2022, giá trị sản xuất ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt trên 515 tỷ đồng, vượt 6,5% so với năm 2021. Về sản xuất giống đạt 600 triệu con cá bột, 60 triệu con cá giống các loại, đáp ứng nhu cầu nuôi cá thương phẩm của nhân dân. Với kết quả sản xuất 10 tháng năm 2023, giá trị kinh tế từ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 600 tỷ đồng.

Với hiệu quả kinh tế từ các mô hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản được tổ chức sản xuất khoa học và phù hợp với quy hoạch của ngành, chắc chắn tiềm năng về diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ được khai thác, mở rộng, sản lượng, chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế được nâng lên. Khi đó, thu nhập từ 1ha ruộng cấy lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng thủy sản sẽ không dừng ở mức bình quân 100 triệu đồng/năm như hiện nay.

Theo báo Thái Nguyên

nuoi trong thuy san

TIN MỚI CẬP NHẬT

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Na Uy cấm dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi

 |  08:55 17/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

Yuehai Feed của Trung Quốc thua lỗ trong nửa đầu năm

 |  08:52 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong khi một nhà sản xuất thức ăn thủy sản Trung Quốc báo cáo rằng họ kỳ vọng đạt lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm thì một nhà sản xuất khác lại dự đoán mức lỗ lớn hơn, do tình hình thị trường nuôi trồng thủy sản Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức. Guangdong Yuehai Feeds Group đã nêu lý do thời tiết khắc nghiệt, thị trường hải sản ảm đạm và giá thức ăn chăn nuôi giảm là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất suy yếu.

Đóng cửa ngư trường: Thúc đẩy nghề cá bền vững

 |  08:50 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong một động thái mang tính bước ngoặt, ba quốc gia Tây Phi: Benin, Bờ Biển Ngà và Ghana đã hợp lực để bảo vệ tài nguyên biển của họ bằng cách thực hiện các mùa đóng cửa toàn diện cho toàn bộ nghề cá của họ. Nỗ lực phối hợp này đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc thiết lập một mùa đánh bắt cá khép kín trong khu vực, đảm bảo tính bền vững lâu dài của nghề cá.

Xuất khẩu cá tra sang UAE tiếp tục tăng khá

 |  08:06 16/07/2024

(vasep.com.vn) Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất UAE là 1 trong những khách hàng tiêu thụ nhiều cá tra Việt Nam. Việt Nam đồng thời là nguồn cung cá tra lớn nhất tại thị trường này, chiếm 40 - 50% thị phần tại UAE. XK cá tra sang quốc gia Tây Á này tiếp tục nhận được sự đón nhận và tăng trưởng mạnh mẽ, ngay cả khi Hiệp định thương mại CEPA - Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam đàm phán với một nước ở khu vực Trung Đông và châu Phi chưa được ký kết.

Nga: Sản lượng hải sản nửa đầu năm tăng 1%

 |  08:03 16/07/2024

(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản liên bang Rosrybolovstvo, 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng hải sản đánh bắt tự nhiên cũng như khối lượng chế biến của Nga tăng nhẹ.

Argentina: Xuất khẩu thủy sản tăng trong tháng 5/2024

 |  08:02 16/07/2024

(vasep.com.vn) Sự tăng trưởng doanh số này chủ yếu nhờ vào mức tăng 75% doanh số bán mực với giá tăng và mức tăng 19% doanh số bán phi lê. Doanh số bán đuôi tôm hiện giảm 26% so với năm 2023.

Các công ty nhập khẩu Mỹ, EU lo lắng vì cước vận tải tăng vọt

 |  08:00 16/07/2024

(vasep.com.vn) Cước vận tải cho một container đông lạnh 40 feet đi từ châu Á tới châu Âu đã tăng gấp ba lên khoảng 9.000 USD kể từ đầu năm, khiến các nhà nhập khẩu hết sức lo lắng.

Scotland: Báo cáo sản lượng và giá trị ngành động vật có vỏ năm 2023

 |  08:49 15/07/2024

(vasep.com.vn) Chính phủ Scotland vừa công bố một báo cáo chi tiết về năng suất, giá trị và tình hình việc làm của ngành động vật có vỏ trong năm 2023. Báo cáo này được xây dựng dựa trên thông tin từ 103 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoạt động hợp pháp và 294 trang trại đang hoạt động tại Scotland.

Trung Quốc: Thương mại thủy sản giảm sâu

 |  08:47 15/07/2024

(vasep.com.vn) Từ đầu năm 2024 tới nay, tình hình thương mại thủy sản của Trung Quốc khá ảm đạm, giá trị nhập khẩu giảm sâu và nhanh hơn xuất khẩu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC