Quảng Ngãi phát triển nuôi trồng thủy sản thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa

Sản xuất 08:36 18/12/2024 Bảo Ngọc
Tỉnh Quảng Ngãi hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Quảng Ngãi có đường bờ biển dài khoảng 130 km cùng với nhiều cửa sông, luồng lạch thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo.

Hiện nay, việc nuôi trồng thủy sản tập trung ở ven biển, ven đảo các địa phương thuộc TP Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ và các huyện: Bình Sơn, Mộ Đức và Lý Sơn. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá biển như cá bớp, cá mú, cá chim, cá bè, hàu, tôm… Các mô hình này đã góp phần cải thiện kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Thế nhưng, hiện phần lớn các hộ đều nuôi trồng theo phương thức truyền thống, ít quan tâm đầu tư hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Môi trường tại các khu vực nuôi biển luôn biến động, chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Nuôi thủy sản vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi

Ngoài ra, việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển và việc giao khu vực biển cho tổ chức cá nhân nuôi biển liên quan đến nhiều sở, ngành và địa phương, dẫn đến việc triển khai nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể như vùng nuôi trồng thủy sản ở đầm nước mặn Sa Huỳnh (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) đã hình thành hơn 15 năm, nhưng ở gần cảng cá, môi trường nước bị ô nhiễm nên nhiều hộ phải chuyển đổi từ nuôi cá bớp, cá mú sang nuôi hàu. Dẫu vậy, mối nguy từ thiên tai, bão lũ vẫn luôn rình rập.

Còn tại huyện đảo Lý Sơn, địa phương đã quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2015 - 2025 tại khu vực biển phía nam đình làng An Hải. Tuy nhiên, khu vực này lại thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn biển Lý Sơn, nên vẫn chưa thể cấp phép cho doanh nghiệp thực hiện dự án.

Bà Phạm Thị Hương - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho rằng, ngoài việc hỗ trợ thủ tục để doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi biển quy mô lớn, công nghiệp, lâu dài với mục đích phát triển kinh tế, huyện mong muốn UBND tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm nghiên cứu các điểm neo trú lồng bè mùa mưa bão, đảm bảo an toàn tài sản cho doanh nghiệp, người dân.

Bè nuôi hài tại thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Theo Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2030 diện tích nuôi biển đạt 180.000m3 lồng, sản lượng đạt 800 tấn, tạo được ít nhất 2 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Cùng đó, có ít nhất 1 dự án nuôi trên vùng biển hở, vùng biển xa bờ quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.Tỉnh phấn đấu đến năm 2045, nuôi trồng thủy sản trên biển thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng giá trị nuôi trồng và chế biến; từng bước giảm dần áp lực khai thác, tăng quy mô, năng suất, sản lượng nuôi biển, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của cộng đồng dân cư ven biển, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển, phục vụ phát triển du lịch.

"Trước mắt, ngành tập trung hoàn thiện các quy hoạch liên quan, làm cơ sở để giao mặt nước cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu nuôi biển theo Luật Thủy sản. Trong số đó, ưu tiên cho những trường hợp đang nuôi thủy sản lồng bè gần bờ, hoặc ngư dân chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, khuyến khích người nuôi chuyển đổi vật liệu từ lồng bè gỗ truyền thống sang composite gắn với cơ cấu và bố trí lại vùng nuôi", ông Hồ Trọng Phương - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi.

Theo báo Người lao động

nuoi trong thuy san

TIN MỚI CẬP NHẬT

Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật ATTP

 |  19:45 21/02/2025

Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).

Những chia sẻ đầu tiên của tân Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

 |  16:34 21/02/2025

Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.

Lượng cá ngừ vằn đánh bắt được của Philippines đạt mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản suy giảm

 |  09:14 21/02/2025

(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.

Thai Union tăng trưởng sau khi rút khỏi Red Lobster

 |  09:01 21/02/2025

(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.

Sản lượng tôm toàn cầu dự báo đạt 6 triệu tấn vào năm 2025

 |  08:45 21/02/2025

(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.

Nhóm nghề cá châu Âu kêu gọi loại cá ngừ khỏi thỏa thuận thương mại EU - Thái Lan

 |  09:00 20/02/2025

(vasep.com.vn) EU và Thái Lan hiện đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhóm nghề cá châu Âu đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) loại cá ngừ khỏi thỏa thuận này.

Nhập khẩu bột cá của Trung Quốc đạt kỷ lục 1,96 triệu tấn

 |  08:57 20/02/2025

(vasep.com.vn) Theo các quan chức hải quan và chuyên gia trong ngành, lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt mức kỷ lục 1,96 triệu tấn vào năm 2024, nhờ sản lượng tăng ở Peru và nhu cầu mạnh mẽ từ nuôi trồng thủy sản.

Nhật Bản sẽ cắt giảm mạnh hạn ngạch cá thu Thái Bình Dương

 |  08:46 20/02/2025

(vasep.com.vn) Ngành cá thu Thái Bình Dương của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc cắt giảm hạn ngạch mạnh, trong khi giá cá thu Đại Tây Dương của Na Uy tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt.

Việt Nam cạnh tranh vị trí nhà cung cấp số 2 với Indonesia trên thị trường Mỹ đối với SP tôm hấp, tẩm gia vị và tẩm bột

 |  08:37 20/02/2025

(vasep.com.vn) Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC