Phổ biến các quy định về SPS cho thị trường châu Âu

Sản xuất 10:47 02/12/2021 Kim Thu
Ngày 1/12, Văn phòng SPS Việt Nam phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức buổi phổ biến các quy định, cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA với châu Âu.

Hiểu rõ để đáp ứng thị trường

Các địa phương tham gia buổi làm việc ngày 1/12 có 5 tỉnh Bắc Trung Bộ là: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và 6 địa phương ở ĐBSCL gồm: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Bằng 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến kết hợp, các đại diện của Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT), Viện Nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KH-CN), Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT) đã trình bày các quy định và một số công nghệ sơ chế, bảo quản phù hợp với nội dung của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Có hiệu lực từ 1/8/2020, EVFTA là Hiệp định có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Hiệp định này là một lợi thế của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khi tiếp cận thị trường châu Âu.

EVFTA đi vào thực thi là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản, cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh và thị trường châu Âu cũng có nhu cầu rất lớn.

Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng các sản phẩm nhập khẩu. “Bên cạnh những ưu đãi về thuế, thị trường châu Âu cũng đưa ra những hạn ngạch cũng như hàng rào kỹ thuật với các loại nông sản Việt Nam”, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết.

Văn phòng SPS nhận thấy, mặc dù có vi phạm về mức dư lượng nhưng lượng hàng hóa xuất khẩu vào châu Âu thời gian qua đã tăng lên gấp từ 4-5 lần. Việc vi phạm khó tránh khỏi, nhưng để làm tốt hơn các đơn vị chuyên môn, địa phương cần có hướng dẫn cụ thể hơn để nông dân sản, doanh nghiệp xuất đáp ứng tốt hơn các quy định của thị trường châu Âu.

Do đó, hội nghị phổ biến các cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA sẽ giúp các địa phương, đặc biệt là những nơi có vùng nguyên liệu lớn phục vụ xuất khẩu sang châu Âu nắm được các quy định để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường này.

Nông sản Việt Nam xuất khẩu châu Âu có nhiều lợi thế sau khi EVFTA có hiệu lực nhưng đi cùng với đó là nhiều yêu cầu từ phía đối tác. Ảnh: Tùng Đinh.

Nâng cao chất lượng và thay đổi tư duy

Tại hội nghị, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam trình bày tổng quan về Hiệp định SPS/WTO, một số cam kết SPS trong EVFTA và những vấn đề cần lưu ý.

Theo ông Ngô Xuân Nam, hiện nay nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi tiêu thụ tại châu Âu, ví dụ như sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và chịu nhiều nguy cơ từ biến đổi khí hậu, môi trường và dịch bệnh.

Ngoài ra, nông sản Việt Nam còn phải cạnh tranh với nhiều quốc gia khác chưa kể thị trường nhập khẩu liên tục gia tăng bảo hộ cho sản xuất trong nước thông qua hệ thống hàng rào kỹ thuật.

Để giải quyết được những vướng mắc này, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng chúng ta cần phải thay đổi nhận thức về an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng hàng nông sản. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ chuyên môn cho các đối tượng có liên quan.

“Các nhà sản xuất và doanh nghiệp cần nắm chắc các quy định, hiểu rõ về tổ chức bộ máy liên quan đến SPS và đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm đúng với các quy trình từ canh tác cho đến chế biến, đóng gói và vận chuyển”, ông Ngô Xuân Nam lưu ý.

Trong khi đó, ông  Nguyễn Mạnh Hiểu, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho rằng, muốn thâm nhập được vào thị trường châu Âu thì phải có sản phẩm tốt, công nghệ bảo quản, vận chuyển tốt; kiểm soát mã vùng trồng tốt.

Châu Âu quan tâm tới sản xuất theo GlobalGAP và việc vận hành sản xất GlobalGAP rất khó với bà con nông dân. Không chỉ trong sản xuất, quy trình thu hái, sơ chế, đóng gói, bảo quản, xử lý kiểm dịch cho đến xuất khẩu phải được kiếm soát chặt chẽ; xưởng sơ chế đảm bảo được tiêu chuẩn của châu Âu.

Đại diện Bộ KH-CN, ông Nguyễn Đắc Bình Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng lưu ý, nhà sản xuất cần tìm hiểu rõ yêu cầu truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm; quy trình liên quan để phát triển yêu cầu phát triển thị trường. Châu Âu yêu cầu lớn truy xuất sản phẩm hàng hoá. Sản xuất hàng hóa phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn, số lượng đủ lớn mới thành hàng hóa.

(Theo nongnghiep.vn) 

Mời Quý DN thủy sản tham gia khảo sát về khả năng tiếp cận các gói hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid - 19

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá cá tuyết H&G của Na Uy tăng kỷ lục

 |  08:59 02/05/2024

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến Trung Quốc đang phải trả mức giá cao kỷ lục cho cá tuyết Đại Tây Dương và cá tuyết haddock bỏ đầu, bỏ ruột (H&G) của Na Uy do các nhà NK của Mỹ đối với các sản phẩm cuối cùng không sử dụng cá của Nga nữa.

Thêm cơ hội tăng trưởng cho thị trường thủy sản có vỏ sống tại Trung Quốc

 |  08:54 02/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cua sống của Trung Quốc tăng 26% lên mức ấn tượng 1,63 tỷ USD vào năm 2023, trong khi nhập khẩu tôm hùm sống tăng vọt 29% đạt 790 triệu USD. Tôm hùm sống và cua sống, cùng với động vật thân mềm và động vật thân mềm, chiếm hơn 3/4 lượng hải sản sống nhập khẩu của Trung Quốc từ các nguồn toàn cầu.

Nga chú ý tăng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới

 |  08:46 02/05/2024

(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản Nga Rosrybolovstvo, Nga đặt mục tiêu tăng cường nỗ lực tăng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường quốc tế mới vào năm 2024. Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Algeria và Nigeria được xem là thị trường xuất khẩu cá ưu tiên cho các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Nga. Các sản phẩm thủy sản chất lượng cao cũng sẽ được bán trên thị trường Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và các nước vùng Vịnh.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  08:39 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

 |  08:51 29/04/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Tồn kho cá minh thái ở Trung Quốc giảm

 |  08:00 29/04/2024

(vasep.com.vn) 2 tháng đầu năm 2024, cả NK và XK cá minh thái của Trung Quốc đều có xu hướng giảm. Tháng 1/2024, Trung Quốc NK hơn 17 nghìn tấn cá minh thái, giảm 43% so với cùng kỳ.

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC