Nuôi trồng thủy sản từng bước tiến ra xa bờ là hướng đi tất yếu

Sản xuất 08:47 17/05/2023 Thu Hằng
VOV.VN - Nuôi trồng thủy sản trên biển được ngư dân Nam Trung bộ thực hiện trong thời gian dài nhưng đa số vẫn quanh quẩn ven bờ, nhiều nguy cơ. Từng bước tiến xa ra biển, nuôi biển xa bờ là hướng đi tất yếu để hình thành ngành công nghiệp nuôi biển.

Hơn 20 năm nay với lợi thế nhiều đầm, vịnh kín nên các tỉnh ven biển từ Bình Định - Ninh Thuận phát triển nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè gỗ trên biển theo kiểu truyền thống. Do phát triển tự phát, thiếu kiểm soát dẫn đến các vùng nuôi bị ô nhiễm, gây thiệt hại cho người chăn nuôi và môi trường biển. Tại vịnh Vân Phong, phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, thay vì sát các khu dân cư, ngư dân đã chủ động di dời ra xa bờ, các vùng nước vắng để đảm bảo môi trường, chi phí vận hành dù có tăng nhưng an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Anh Nguyễn Quốc Bảo, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, bè thả nuôi ở gần đảo, xa khu dân cư nên nước trong và sạch hơn. Cùng đó là dòng chảy của biển ra vào rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. “Khu vực này ít người dân và cũng ít có tàu thuyền qua lại nên hiệu quả của việc thả nuôi sẽ tốt hơn gần bờ 1,5 lần. Nhiều người nuôi đang tiến dần xa bờ khi khu vực biển gần bờ nước đục, ô nhiễm môi trường nếu dân cư tiếp tục xả rác và cả chất thải sinh hoạt”, ông Bảo cho biết.

Mô hình nuôi cá tại vùng biển vịnh Vân Phong.

Hiện nay, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, DN ở nước ta đã chủ động sản xuất con giống thương phẩm, thức ăn và công nghệ nuôi một số loài hải sản như cá chim, cá bớp, cá hồng, cá chẽm… Một số DN đã mạnh dạn đầu tư nuôi biển theo công nghiệp hiện đại tại vịnh Vân Phong với quy mô cả chục ngàn tấn cá mỗi năm. Đây là những cơ sở tạo tiền đề để Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai các mô hình khuyến nông nhằm góp phần thay đổi phương thức nuôi, trồng trên của ngư dân.

Ông Huỳnh Kim Khánh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa cho biết, ngư dân còn gặp khó khăn để tiếp cận, chuyển đổi từ phương thức nuôi truyền thống sang nuôi biển theo hướng hiện đại. Trung tâm đã thực hiện các mô hình lồng nuôi bằng nhựa HDPE quy mô nhỏ, đầu tư vừa phải, sử dụng 2 - 3 lao động, không cần máy cẩu vận hành để phù hợp quy mô nông hộ. Ông Khánh cũng cho biết, sau 4 năm từ mô hình 1 - 2 lồng nuôi ban đầu, đến nay đã có hơn 10 hộ dân nuôi bằng nhựa HDPE, giúp cho ngư dân tự tin dịch chuyển vùng nuôi xa bờ hơn.

“Quy trình và kỹ thuật nuôi cùng các biện pháp khuyến nông đã được trung tâm đào tạo cho người dân nắm vững. Tuy nhiên việc chuyển đổi vẫn còn chậm do người dân vẫn đang sử dụng lồng gỗ sẵn có, nếu chuyển sang lồng HDPE sẽ phải bỏ vốn lớn, nhưng lâu dài vẫn rẻ hơn lồng gỗ nếu làm mới. Do vậy cần có sự hỗ trợ về vốn vay, giãn nợ mới giúp người dân đầu tư mới lồng HDPE”, ông Khánh lý giải.

Mô hình nuôi biển hiện đại tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.

Nghị Quyết số 09/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có định hướng “Phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, nhất là nuôi biển công nghệ cao, thân thiện với môi trường”. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đang xây dựng Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao. Mục tiêu đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 1.500 ha, sản lượng đạt 30.000 tấn. Trong đó, nuôi biển xa bờ phạm vi ngoài 3 hải lý đạt 18.000 tấn.

Tỉnh sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghệ nuôi từ vật liệu truyền thống sang công nghệ vật liệu mới, nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút các DN đầu tư nuôi biển công nghiệp xa bờ, công nghiệp hỗ trợ, chế biến sản phẩm để tạo sản phẩm có giá trị gia tăng.

Việc nuôi trồng thủy sản ở nhiều vịnh, đầm vẫn manh mún, nhỏ lẻ.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam cho rằng, trước mắt tỉnh Khánh Hòa cần liên kết các DN để hình thành chuỗi sản xuất. Lâu dài phát huy lợi thế của các đảo vòng san hô tại huyện đảo Trường Sa để tổ chức nuôi, trồng các loài thủy sản có giá trị cao.

“Không chỉ giao vùng biển cho DN, trước hết cần phải có cái nhìn tổng quát để thấy những mắt xích cần thiết và quan trọng nhất, cần phát triển sớm để tạo dựng nên ngành hàng này. Khánh Hòa có thuận lợi rất lớn và nhiều mô hình nuôi biển thành công nên nhân rộng. Ngoài những lồng nổi HDPE, sản xuất thêm loại lồng chìm hay trên các tàu lớn sẽ hoàn toàn có thể kiểm soát được môi trường”, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng gợi mở.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá tiềm năng rất lớn của nuôi biển, khi có tới 500.000 km2 có thể đưa vào nuôi biển. Hiện nay, diện tích nuôi biển ước đạt 80.000 ha mặt nước, sản lượng trên 750.000 tấn, nên ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, sản lượng đạt 1,45 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Trong đó, hướng tới hình thành các vùng nuôi biển xa bờ tại các tỉnh trọng điểm như Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận... để có thể phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, cần thực hiện đồng bộ những cơ chế, chính sách về tín dụng, bảo hiểm, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực và sơ chế chế biến.

Một số ngư dân đã chuyển đổi công nghệ nuôi trồng với mô hình lồng nuôi bằng nhựa HDPE.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, cần kêu gọi các DN lớn đầu tư vào nuôi biển tạo ra một hệ sinh thái nuôi biển cả vùng khơi, vùng lộng và vùng bờ đảm bảo bền vững, giảm dần khai thác để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. “Nên gắn nuôi biển với du lịch để du khách có thể ngắm biển, xem quy trình nuôi, công nghệ nuôi… Tạo môi trường thuận lợi cho các DN đầu tư vào nuôi biển mang tính hệ thống và công nghệ cao, mới khai thác mặt nước biển có hiệu quả. Muốn vậy phải huy động đội ngũ lao động trên biển có trình độ cao, hướng đến sản lượng nuôi biển đạt mục tiêu của năm 2030 và những năm tiếp theo”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến định hướng./.

Theo VOV

nuoi trong thuy san tien ra xa bo phuong phap nuoi trong thuy san

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ tiếp tục giảm

 |  08:37 20/11/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.

EU chấm dứt thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal

 |  08:36 20/11/2024

(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.

Đảo Cocos của Costa Rica dẫn đầu cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:31 20/11/2024

(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.

Xuất khẩu cá ngừ tháng 10 lập đỉnh sau hơn 2 năm

 |  08:29 20/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá cước vận tải biển vẫn biến động khó lường

 |  08:44 19/11/2024

Giá cước vận tải biển quốc tế vẫn biến động khó lường, buộc các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu phải linh hoạt và điều chỉnh chiến lược để thích ứng.

Giá trị sản xuất ngành hàng cá tra tại Đồng Tháp năm 2024 ước đạt 8.802 tỷ đồng

 |  08:39 19/11/2024

Ngày 17/11, tại Hội trường UBND tỉnh Đồng Tháp diễn ra hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Infographic: Xuất khẩu Hải sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:37 19/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu hải sản của Việt Nam tính đến hết tháng 10/2024 tăng 9%, đtạ hơn 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm mặt hàng hải sản hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, trừ mực và bạch tuộc.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

 |  08:30 19/11/2024

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của VASEP về áp trần chi phí lãi vay

 |  08:26 19/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 14/11/2024, Bộ Tài chính đã có Công văn 12433/BTC-TCT về việc xử lý phản ánh, kiến nghị của các thành viên Hội đồng tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính (CCTTHC).

BioMar (Đan Mạch): Doanh số bán thức ăn nuôi tôm cho Ecuador tăng mạnh

 |  08:25 18/11/2024

(vasep.com.vn) Tập đoàn thức ăn chăn nuôi BioMar của Đan Mạch chứng kiến doanh số bán hàng giảm trong quý 3 nhưng thu nhập vẫn tăng mạnh.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC