Nông nghiệp tăng trưởng cao nhất 7 năm qua

Sản xuất 14:47 10/01/2019
Năm 2018, GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, cao nhất kể từ năm 2012 đến nay. Kết quả này khẳng định, chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đã và đang phát huy hiệu quả.

Theo công bố tình hình KT-XH năm 2018 của Tổng cục Thống kê, năm 2018, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 đến nay. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của khu vực nông, lâm, thủy sản trong giai đoạn 2012-2018. Đây là kết quả khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đã và đang phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.  

Chuyển từ lượng sang chất

Trong khu vực nông, lâm, thủy sản, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,89%, cũng là mức tăng cao nhất của giai đoạn 2012-2018, đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng tích cực, giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP cho giá trị kinh tế cao. Vì vậy, mặc dù diện tích gieo trồng lúa trên cả nước năm nay giảm 134,8 nghìn ha, nhưng năng suất tăng cao (bình quân cả nước 58,1 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha) nên sản lượng lúa cả năm 2018 ước tính đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm 2017.

 Cùng với lúa, nhiều loại cây lương thực truyền thống, giá thị thấp cũng có xu hướng giảm mạnh về diện tích. Cụ thể, sản lượng ngô đạt 4,91 triệu tấn, giảm 203,7 nghìn tấn so với năm 2017 do diện tích gieo trồng giảm 60,5 nghìn ha). Khoai lang giảm diện tích 3,9 nghìn ha; sắn giảm diện tích 17,3 nghìn ha; đậu tương diện tích giảm 15,3 nghìn ha)...

Trong khi đó, diện tích, sản lượng các loại cây trồng giá trị cao, gắn với tiềm năng XK như rau các loại, cây ăn quả, cây công nghiệp tiếp tục tăng về diện tích.

Cụ thể năm 2018, diện tích rau các loại đạt 17,09 triệu tấn, tăng 622,5 nghìn tấn (diện tích tăng 23,3 nghìn ha). Diện tích cây công nghiệp lâu năm ước tính đạt 3.482,3 nghìn ha, tăng 2,3% so với năm 2017. Trong đó, cà phê diện tích đạt 688,4 nghìn ha, tăng 1,6%; điều diện tích đạt 301 nghìn ha, tăng 0,4%, sản lượng đạt 260,3 nghìn tấn, tăng 20,6%; chè diện tích đạt 123,7 nghìn ha, tăng 0,6%, sản lượng chè búp đạt 987,3 nghìn tấn, tăng 1,6%.

Sản lượng cây ăn quả năm 2018 đạt khá do nhiều cây trồng tăng về diện tích và có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Sản lượng cam, quýt, bưởi đạt 1.697,9 nghìn tấn, tăng 10,9% so với năm trước; xoài đạt 788,5 nghìn tấn, tăng 5,8%; thanh long đạt 1.074,2 nghìn tấn, tăng 12,8%; dứa đạt 674 nghìn tấn, tăng 9,1%. Riêng sản lượng nhãn, vải đạt cao do điều kiện tời tiết thuận lợi...  

Thủy sản, lâm nghiệp, chăn nuôi tăng khá

Cùng với nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp năm 2018 tiếp tục giữ được sự ổn định. Sản lượng thuỷ sản cả năm ước tính đạt 7.756,5 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm trước. Trong đó, nuôi trồng thủy sản tăng khá với sản lượng ước tính cả năm đạt 4,2 triệu tấn, tăng 6,7%, trong đó cá đạt 2.902,5 nghìn tấn, tăng 6,9%; tôm đạt 804,3 nghìn tấn, tăng 8,1%. Đối với cá tra, dù XK rất tốt trong năm 2018, nhưng diện tích nuôi năm 2018 vẫn được kiểm soát theo hướng phát triển bền vững, ước tính đạt 22,4 nghìn ha, giảm 0,9% so với năm trước.

Trong khi đó, sản lượng tôm sú ước tính đạt 274,3 nghìn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; tôm thẻ chân trắng đạt 492,3 nghìn tấn, tăng 10%... Cùng với nuôi trồng, hoạt động khai thác thủy sản năm 2018 cũng tăng khá với sản lượng cả năm ước tính đạt 3.602,7 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2017.

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Sau giai đoạn khủng hoảng giá lợn, chăn nuôi năm 2018 đã lấy lại được đà tăng trưởng khi đàn lợn tăng 3,2%; đàn bò tăng 2,7%; đàn gia cầm tăng 6,1%. Sản lượng thịt hơi các loại năm nay đạt khá. Sản lượng thịt trâu đạt 92,1 nghìn tấn, tăng 4,7% so với cùng thời điểm năm trước; sản lượng thịt bò đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 4%; sản lượng thịt lợn đạt 3,8 triệu tấn, tăng 2,2%; sản lượng thịt gia cầm đạt 1,1 triệu tấn, tăng 6,4%; sản lượng trứng gia cầm đạt 11,6 tỷ quả, tăng 9,5%. Sản lượng sữa bò cả năm 2018 đạt 936 nghìn tấn, tăng 6,2% so với năm 2017.

Về lâm nghiệp, tính chung cả năm 2018, diện tích rừng trồng tập trung của cả nước ước tính đạt 238,6 nghìn ha, giảm nhẹ 1,2% so với năm 2017; tuy nhiên sản lượng gỗ khai thác ước tính đạt 12,8 triệu m3, tăng 9,6%. Công tác bảo vệ rừng tiếp tục được siết chặt với diện tích rừng bị thiệt hại là 1.283,3 ha, giảm 17,8% so với năm 2017, trong đó diện tích rừng bị chặt phá là 544,2 ha, giảm 47,6%.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, mặc dù đối mặt với hàng loạt khó khăn về thị trường, tuy nhiên, XK nông, lâm, thủy sản vẫn ghi dấu ấn và đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch XK 244,72 tỉ USD của cả nước. Trong đó, một số mặt hàng tăng trưởng cao về kim ngạch XK như: Thủy sản đạt 8,8 tỷ USD, tăng 6,3%; rau quả đạt 3,8 tỷ USD, tăng 9,2%; cà phê đạt 3,5 tỷ USD, tăng 1,2% (lượng tăng 20,1%); gạo đạt 3,1 tỷ USD, tăng 16% (lượng tăng 4,6%)... Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản tuy lượng XK tăng nhưng do giá XK bình quân giảm nên kim ngạch giảm so với năm trước như: Hạt điều đạt 3,4 tỷ USD, giảm 3,9% (lượng tăng 6,2%); cao su đạt 2,1 tỷ USD, giảm 6,1% (lượng tăng 14,5%); hạt tiêu đạt 757 triệu USD, giảm 32,2% (lượng tăng 8,1%)....

 

Theo Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ KH-ĐT), liên tiếp trong 3 năm 2016 – 2018, mỗi năm, Việt Nam thành lập mới trên 100.000 DN, trong đó năm 2018 đã ghi nhận số DN thành lập mới kỷ lục với 131.275 DN, tăng 10,2% so với năm 2017. Tuy nhiên, số DN trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm số lượng rất ít ỏi.

Cụ thể trong năm 2018, chỉ có 1.847 DN hoạt động trong ngành nông nghiệp được thành lập mới (không bao gồm DN trong ngành chế biến nông sản), chiếm chưa tới 1% tổng số DN thành lập mới của cả nước, và giảm 5,5% so với năm 2017. Cũng trong năm 2018, có 749 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong nông, lâm, thủy sản, và 1.187 DN tạm ngừng hoạt động. Các DN tạm ngừng hoạt động có 2 trạng thái, đó là tạm ngừng có thời hạn để tái hoạt động trở lại, và tạm ngừng để chờ giải thể. Trong đó trạng thái tạm ngừng để chờ giải thể là rất đáng lo ngại.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá: Nhìn chung, số lượng và quy mô DN hoạt động trong ngành nông nghiệp là rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của ngành. Theo số liệu tổng hợp được của Tổng cục Thống kê nhiều năm qua, số lượng DN trong ngành nông nghiệp chiếm bình quân chưa tới 1% trong tổng số DN cả nước. Ngay đầu năm 2018, Chính phủ đã ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ DN đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Vừa qua, Bộ KH-ĐT cũng đã ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định của Chính phủ về khuyến khích DN đầu tư vào nông, lâm, thủy sản.

(Theo NNVN)

 

Bạn đang đọc bài viết Nông nghiệp tăng trưởng cao nhất 7 năm qua tại chuyên mục Sản xuất của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Xuất khẩu thủy sản đang tiến tới đích 10 tỷ USD

 |  16:28 27/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang tiến gần đến mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2024, nhờ vào đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV. Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã vượt mốc 1 tỷ USD, cho thấy sự tăng tốc ấn tượng của các doanh nghiệp trong ngành. Tính đến cuối tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đã đạt 8,24 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi riêng tháng 10 ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 20%.

Sản phẩm của DN thuỷ sản Cà Mau được nhiều đối tác lớn quan tâm

 |  08:43 27/11/2024

Trong khuôn khổ Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản tỉnh Cà Mau năm 2024 (tổ chức vào ngày 15/11), có 209 lượt giao thương trực tiếp giữa 42 doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thuỷ sản, chủ thể OCOP trong tỉnh với 5 DN bán lẻ hàng đầu trong nước là Central Retail, Saigon Co.op, Kingfood Mart, Bách Hoá Xanh và Siêu thị Satra.

Nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong tháng 10 giảm 13%

 |  08:42 27/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, lượng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 10 xuống còn 70.217 tấn trong bối cảnh thị trường tôm của nước này tiếp tục suy yếu.

Bến Tre: Cá rô phi sả ớt hấp dẫn người tiêu dùng

 |  08:39 27/11/2024

Năm 2024, nhận thấy nguồn cá rô phi thương phẩm tại địa phương dồi dào nhưng giá trị kinh tế thấp, HTX Thủy sản sinh thái Thạnh Phước, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã triển khai sản xuất sản phẩm cá rô phi sả ớt. Nguyên liệu được thu mua hàng ngày từ vùng nuôi của xã viên, sau đó sơ chế kỹ lưỡng, ướp gia vị, đóng gói hút chân không và bảo quản đông lạnh.

Công ty chế biến thủy sản thuộc top 3 Nhật Bản mở nhà máy tại Việt Nam

 |  08:36 27/11/2024

Công ty chế biến thuỷ sản Kyokuyo vừa mở nhà máy chế biến thủy sản tại Việt Nam nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Tại Nhật Bản Kyokuyo giữ vị trí là nhà sản xuất thủy sản lớn thứ ba tại Nhật Bản, sau hai doanh nghiệp là Maruha Nichiro và Nissui.

Câu chuyện con tôm và trái sầu riêng

 |  08:27 27/11/2024

Con dưới nước và trái trên bờ có gì liên quan? Chỉ là những con số làm liên tưởng, so sánh để có cái nhìn xu thế và cách ứng xử tròn hơn.

Thị trường bột cá Peru 'sôi động' khi bắt đầu vụ khai thác thứ hai

 |  08:48 26/11/2024

(vasep.com.vn) Thị trường bột cá của Peru đã chứng kiến hoạt động giao dịch mạnh mẽ trong những tuần đầu tiên của mùa đánh bắt thứ hai với nhu cầu từ các nhà NK Trung Quốc tăng mạnh.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở Bangkok, tăng ở Ecuador

 |  08:46 26/11/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn vẫn ổn định ở cả Bangkok, Thái Lan và Manta, Ecuador, với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng vào tháng 12 tới tại cả hai khu vực này.

Infographic: Xuất khẩu Nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:41 26/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Do đó, tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK vẫn tăng 58% so với cùng kỳ, đạt 173 triệu USD. XK các nhóm sản phẩm nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đều đang tăng, trong đó tăng mạnh nhất là ốc và sò điệp.

Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

 |  16:54 25/11/2024

(vasep.com.vn) Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 ngày 9/11/2024 và Công điện 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 9364/NHNN-TD ngày 14/11/2024 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC