NOAA đề xuất các biện pháp chống đánh bắt IUU và lao động cưỡng bức

Tin tức IUU 08:46 18/07/2022 Nguyễn Hà
(vasep.com.vn) Cơ quan Quản Lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã đề xuất các biện pháp mới nhằm vào đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Những thay đổi này đề cập đến 2 công cụ chính, Đạo luật Bảo vệ cấm vận của Mỹ và Hiệp định Các biện pháp của các quốc gia có cảng (PSMA).

Các biện pháp này sẽ nâng cao khả năng của NOAA trong việc chống các hoạt động đánh bắt IUU và chống lại lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng thủy sản. Cơ quan này sẽ lấy ý kiến công chúng về quy định này sau khi nó được công bố.

Quy định được đề xuất này sẽ tăng khả năng của NOAA trong việc giải quyết hoạt động IUU khi thực hiện Đạo luật Bảo vệ Cấm vận của Mỹ. Đây là một công cụ tham gia chính mà NOAA sử dụng để xác định, tham khảo ý kiến, và chứng nhận các quốc gia và các thực thể có tàu đánh bắt liên quan tới các hoạt động đánh bắt IUU, đánh bắt không chủ đích các loài động vật biển được bảo vệ, hoặc đánh bắt cá mập tại các vùng biển ngoài khơi.

NOAA cho biết Đạo luật Bảo vệ cấm vận là một trong những công cụ hiệu quả nhất và có tác động nhất của Mỹ trong việc chống lại các hoạt động đánh bắt IUU.

Đạo luật này mang lại nhiều thành công với việc các quốc gia xác định tăng cường luật thủy của quốc gia họ, thực hiện hành động của quốc gia treo cờ đối với tàu của họ, cải thiện sự tham gia của các nước này vào quy trình tuân thủ các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, và cải thiện các nỗ lực giám sát, kiểm tra và kiểm soát của họ trên quy mô toàn cầu. Đề xuất này thay đổi định nghĩa về đánh bắt IUU trong khi việc thực hiện đạo luật này sẽ mở rộng phạm vi hoạt động mà NOAA có thể xem xét và cung cấp cho NOAA thẩm quyền để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Cụ thể, quy định này đề xuất mở rộng phạm vi hoạt động mà NOAA có thể xem xét khi xác định các quốc gia có đánh bắt IUU bao gồm việc đầu tiên là đánh bắt tại vùng biển thuộc quyền tài phán của một quốc gia, mà không được quốc gia đó cho phép, hoặc vi phạm luật và quy định của quốc gia đó. Thứ hai là các hoạt động đánh bắt tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia có liên quan tới việc sử dụng lao động cưỡng bức.

Hiện tại, các yếu tố kích hoạt để xác định một quốc gia đối với các hoạt động của tàu của quốc gia đó liên quan đến đánh bắt IUU theo Đạo luật dựa trên việc phá hoại hoặc vi phạm các biện pháp của các tổ chức quản lý nghề cá quốc tế, hoặc đánh bắt trong các khu vực hoặc các nguồn lợi hải sản mà không áp dụng biện pháp bảo tồn hoặc các biện pháp quản lý.

Ngoài các yếu tố kích hoạt hiện có, quy định được đề xuất sẽ cho phép Mỹ xác định bất kỳ quốc gia nào theo Đạo luật này đang thất bại trong việc thực hiện quyền kiểm soát hiệu quả của quốc gia mà tàu treo cờ. Sự thất bại này sẽ được chứng minh bằng các hoạt động đánh bắt liên tục và phổ biến của các tàu mang cờ của quốc gia đó, trong vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia khác, mà không có sự cho phép của quốc gia đó hoặc vi phạm luật pháp của quốc gia đó.

Lao động cưỡng bức

Ngày càng có nhiều bằng chứng ghi lại những vụ lạm dụng lao động nghiêm trọng trên tàu cá. Cụ thể, những hành vi lạm dụng và bóc lột như vậy được biết là xảy ra cùng với các vụ đánh bắt IUU nghiêm trọng hơn.

Mỹ lên án mạnh mẽ việc lạm dụng lao động dưới bất kỳ hình thức nào trong toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản.

Vào tháng 12/2020, NOAA và Bộ Ngoại giao đã công bố Báo cáo “Buôn người trong chuỗi cung ứng thủy sản” lên Quốc hội. Báo cáo này đã liệt kê 29 quốc gia có nguy cơ buôn người cao nhất trong chuỗi cung ứng thủy sản của họ.

NOAA và Bộ Lao động đã đồng chủ trì Nhóm công tác liên ngành của Mỹ về nhóm phụ khai thác IUU về chống lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng thủy sản. Nhóm này chú ý đến vai trò quan trọng và những rủi ro mà người lao động phải đối mặt trong toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản.

NOAA cam kết giải quyết vấn đề này và đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức không thâm nhập vào thị trường Mỹ. Do đó, chúng tôi đề xuất bổ sung “lao động cưỡng bức” vào phạm vi các hoạt động được xác định khi thực hiện Đạo luật.

Hiệp định các biện pháp của quốc gia có cảng (PSMA)

NOAA cho biết, PSMA là một công cụ thực thi quan trọng cho phép các quốc gia, như Mỹ, đánh giá rủi ro mà tàu đến có thể tham gia vào các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và quyết định xem có nên cho tàu vào để dỡ hàng đánh bắt hoặc nhận các dịch vụ cảng hay không.

Bằng cách mở rộng tập hợp thông tin mà tàu cá nước ngoài phải nộp khi yêu cầu vào các cảng của Mỹ, thay đổi được đề xuất sẽ tăng cường hơn nữa và hài hòa hóa các biện pháp kiểm soát cảng đối với các tàu mang cờ nước ngoài, và do đó, giúp ngăn chặn cá và sản phẩm cá khai thác IUU ra thị trường thế giới.

Cụ thể, quy định đề ra các thủ tục để chỉ định và công khai các cảng mà tàu cá nước ngoài có thể cập cảng và các thủ tục tiến hành kiểm tra các tàu nước ngoài này khi cập các cảng của Mỹ, đồng thời thiết lập các yêu cầu cung cấp thông tin mở rộng đối với tàu cá nước ngoài và tàu nước ngoài tham gia vào các hoạt động liên quan đến các hoạt động đánh bắt cá khi muốn vào các cảng của Mỹ. Và xác định các tiêu chí theo đó việc vào cảng và tiếp cận các dịch vụ cảng được cho phép hoặc bị từ chối, và các thủ tục công bố về các thông tin như việc ủy quyền hay từ chối.

NOAA là cơ quan chính thực hiện, phối hợp với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ, và tiến hành tất cả các cuộc thanh tra PSMA đối với Mỹ. Mỹ đã sàng lọc các tàu đánh cá có gắn cờ nước ngoài hoặc các tàu liên quan đến đánh bắt để xác định xem họ có nằm trong danh sách tàu IUU hoặc bị nghi ngờ đánh bắt IUU hay không trước khi cho phép họ vào cảng.

chong danh bat iuu

TIN MỚI CẬP NHẬT

Chiến lược của ông Trump dự kiến sẽ làm tăng rào cản cho các nhà nhập khẩu thủy sản

 |  08:31 15/11/2024

(vasep.com.vn) Kế hoạch tăng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã khiến các chuyên gia thương mại và nhóm thương mại thủy sản dự đoán ngành thủy sản sẽ có 4 năm đầy biến động.

Ecuador đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU

 |  08:31 15/11/2024

(vasep.com.vn) Một phần là do nhu cầu và do quy cách sản xuất, nhưng dòng chảy thương mại tôm Ecuador đang thay đổi.

HSBC tài trợ khoản tín dụng thương mại xanh đầu tiên trong lĩnh vực thủy sản

 |  08:30 15/11/2024

HSBC Việt Nam và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vĩnh Hoàn) vừa tham gia ký kết một thỏa thuận tài trợ tín dụng thương mại xanh. Sự kiện này ghi dấu khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sản xuất thủy sản Vĩnh Hoàn, đồng thời là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà ngân hàng tài trợ trong lĩnh vực thủy sản, thể hiện sự hỗ trợ của HSBC đối với Vĩnh Hoàn trên hành trình phát triển bền vững.

Hà Lan tiêu thụ cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

 |  08:25 15/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang EU đạt 7 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt hơn 134 triệu USD, giảm nhẹ 0,01% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thai Union có thể hưởng lợi trước các chính sách mới của ông Trump

 |  09:17 14/11/2024

(vasep.com.vn) Khi Donald Trump tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan ngày càng quan tâm đến tác động tiềm tàng của các chính sách kinh tế của ông đối với thị trường toàn cầu.

Ấn Độ, Oman đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bột cá sau kỷ lục năm 2023

 |  09:15 14/11/2024

(vasep.com.vn) Sản lượng bột cá của Ấn Độ đạt mức kỷ lục 580.000 tấn vào năm 2023, trong khi sản lượng của Oman tiếp tục tăng vọt.

Cua ghẹ Việt Nam hút hàng tại Trung Quốc

 |  09:04 14/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng 9/2024, với mức tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, XK cua ghẹ và giáp xác khác đạt hơn 228 triệu USD, tăng 67%.

Các công ty thức ăn chăn nuôi tham gia Đối tác nuôi tôm bền vững (SSP)

 |  08:35 13/11/2024

(vasep.com.vn) Đối tác nuôi tôm bền vững (SSP) đã chào đón công ty thức ăn chăn nuôi Cargill, nhà sản xuất phụ gia Adisseo và công ty tiên phong về cảm biến vi sinh Tây Ban Nha BIOLAN là các thành viên liên kết, củng cố sứ mệnh thúc đẩy nuôi tôm bền vững, minh bạch và có trách nhiệm trên toàn cầu.

Ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi cá rô phi thâm canh

 |  08:34 13/11/2024

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Lạng Giang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang triển khai mô hình "Ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi cá rô phi thâm canh liên kết sản xuất", quy mô 1ha tại 2 hộ thuộc hai xã Thái Đào và Đại Lâm, huyện Lạng Giang.

Cơ hội, thách thức cho XK cá ngừ sau kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024

 |  08:29 13/11/2024

(vasep.com.vn) Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, truyền thông Mỹ công bố kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ông Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Việc ông Trump đắc cử dự kiến sẽ có nhiều sự thay đổi về thuế, thương mại, đầu tư... Theo đó, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng…

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC