Ninh Bình: Nuôi giun quế đem lại nguồn lợi kép trong nuôi tôm

Nguyên liệu 14:01 11/11/2019
Từ thực tế nuôi tôm công nghệ cao trong nhà lưới qua nhiều năm, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển thủy sản Bình Minh thấy rằng cần phải tìm ra giải pháp xử lý bùn thải một cách hữu hiệu, khả thi và an toàn hơn với môi trường nuôi tôm nói riêng và môi trường nói chung. Các mô hình nuôi đã góp phần phát triển nghề nuôi tôm ở Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), tạo ra lượng hàng hóa có giá trị cao cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng, phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm trong nhà bạt đã góp phần phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trong vụ đông, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, Công ty xây dựng và thực hiện đề tài “ứng dụng công nghệ nuôi giun quế làm thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn môi trường tại huyện Kim Sơn”.

 

Tìm giải pháp xử lý môi trường

Hiện nay, vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn có hơn 3.500 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, với các đối tượng nuôi chính là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh và ngao. Những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng đang trở thành đối tượng nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế khá cao của vùng.

Năm 2018, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 218 ha, sản lượng đạt 670 tấn. Gần đây các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đã ứng dụng thành công một số công nghệ nuôi như: Nuôi theo công nghệ sinh học, nuôi theo hướng VietGap…

Bên cạnh kết quả đã đạt được của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thì vấn đề xử lý bùn, chất thải của các ao nuôi cũng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Thông thường để giải quyết lượng bùn thải này, các cơ sở nuôi tôm thường xả ra hệ thống kênh mương hoặc thu gom vào các ao chứa bùn thải để xử lý.

Nếu phát triển mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong thời gian dài, lượng bùn thải này sẽ rất lớn và giải pháp xử lý như hiện nay sẽ không hiệu quả. Về lâu dài, nếu không có giải pháp xử lý kịp thời và hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng xấu, trực tiếp đến môi trường của các vùng nuôi.

Thực trạng này đã thôi thúc tập thể cán bộ kỹ thuật của Công ty đi tìm tòi, thử nghiệm nhiều giải pháp xử lý lượng bùn thải này trong quá trình nuôi tôm tại các ao nuôi. Để đảm bảo khả năng áp dụng vào thực tiễn cao, Ban chủ nhiệm đề tài chọn giải pháp và tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, việc chọn lựa phương thức ứng dụng công nghệ nuôi giun quế từ bùn thải ao nuôi tôm và chất thải chăn nuôi là giải pháp tối ưu nhất.

Giải pháp này vừa xử lý hiệu quả lượng bùn thải ao nuôi tôm mà không cần diện tích lớn để chứa và xử lý vừa tạo ra lượng giun quế làm thức ăn cho tôm và phân bón hữu cơ có chất lượng tốt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Nguồn lợi kép

Chất thải sau khi siphon ra từ ao nuôi tôm được tập kết tại một ao lắng, sau đó cho lắng tụ tự nhiên từ 3-4 ngày. Tiến hành gạn bỏ lớp nước mặn trên bề mặt bằng cách đặt bơm trên phao nổi cho bơm cạn sau đó dẫn nước ngọt vào thau rửa nhiều lần để từng bước rửa đi phần nước mặn có trong chất thải này.

Đưa chế phẩm vi sinh EM thứ cấp vào để xử lý mùi và các phần vi sinh vật có hại tồn tại trong chất thải của tôm. Thêm mùn cưa, rơm nghiền nhỏ, phụ phẩm nông nghiệp và các loại vỏ trái cây, hoa quả chín. Giải quyết tất các thứ tưởng chừng bỏ đi, có thể gây ô nhiễm môi trường, Công ty đã thực hiện hoàn thiện quy trình nuôi giun quế từ chất thải của tôm, chất thải chăn nuôi và hoàn thiện quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có bổ sung giun quế làm thức ăn đảm bảo môi trường phù hợp với vùng bãi bồi huyện Kim Sơn.

Một giải pháp công nghệ vừa có nguồn thức ăn cho tôm, xử lý được môi trường, lại có thêm phụ phẩm (phân giun) - đất mùn trồng cây nông nghiệp rất tốt, đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế rất cao.

Giun quế (tên khoa học Peryonyx excavatus) có hàm lượng protein rất cao, chiếm đến 68 -70% vật chất khô và các hàm lượng lipid, hydratcacbon... Do có hàm lượng đạm cao và chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu nên giun quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung rất tốt cho nhiều loại vật nuôi nói chung, nuôi tôm nói riêng. Với tôm, ở giai đoạn ấu trùng, giun quế thủy phân đã được sử dụng như một loại thức ăn chất lượng cao, giúp tôm phát triển nhanh, tăng sức đề kháng.

Hiện nay, nhiều đơn vị, cá nhân đã áp dụng dịch giun quế đưa và trộn cho tôm ăn, liều lượng sử dụng là 10g/1 kg thức ăn khi tôm 20 ngày tuổi và trộn 20g/1 kg thức ăn khi tôm trưởng thành. Theo anh Nguyễn Văn Hóa (Kỹ sư nuôi trồng thủy sản), chủ nhiệm đề tài: Từ chuẩn bị các điều kiện cần thiết (dựng lán nuôi, lựa chọn nguồn giống giun…), từ tháng 2/2019 đến nay, Công ty đã xây dựng thành công bước đầu mô hình (thực hiện trên diện tích 150 m2) nuôi giun quế từ chất thải của tôm và chất thải chăn nuôi, năng suất ước đạt 22 tấn/ha/năm.

Cùng với đó, xây dựng được mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có bổ sung thức ăn bằng giun quế đảm bảo môi trường, quy mô 1,44 ha, năng suất tôm đạt trên 25 tấn/ha/vụ, nuôi 3 vụ/năm, kích cỡ 40-45 con/kg, sản lượng đạt trên 75 tấn/ha/năm.

Để đảm bảo tính khoa học, Công ty tiến hành nuôi thử nghiệm ở 6 ao (diện tích 1,08 ha), 2 ao đối chứng (0,36 ha), nuôi 3 vụ/năm và được thực hiện trên các ao đều mái che bằng ni lon trắng có tác dụng tăng nhiệt vào mùa đông, mùa hè thì dùng lưới lam che để giảm nhiệt độ, ổn định nhiệt độ nước trong môi trường ao nuôi tôm.

Để nhân rộng mô hình, Ban chủ nhiệm đề tài chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn cho các hộ nuôi tôm trong quá trình thực hiện đề tài. Đề tài thành công và mang tính thực tiễn cao, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển thủy sản Bình Minh sẽ tiếp tục áp dụng kết quả của đề tài vào sản xuất, đồng thời chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh.

Sau khi dự án kết thúc, đơn vị tiếp tục mở rộng sản xuất và chuyển giao miễn phí cho nhân dân và các cơ sở nuôi tôm trong vùng theo hướng cầm tay chỉ việc để nhân rộng một cách vững chắc mô hình ra vùng nuôi.

(Theo báo Ninh Bình)

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá dầu cá giảm mạnh khi Peru đối mặt với lượng hàng tồn kho lớn

 |  11:04 31/01/2025

(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.

Dự báo tích cực về giá cá hồi và tôm năm 2025

 |  10:56 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.

Trữ lượng cá ngừ của Somalia bị đe dọa bởi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp

 |  10:55 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Việt Nam vượt Nhật Bản về xuất khẩu thủy sản vào Singapore

 |  10:52 31/01/2025

Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%

Giảm khai thác, tăng nuôi trồng, nâng cao giá trị thủy sản

 |  10:50 31/01/2025

Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Thủy sản thêm động lực

 |  10:48 31/01/2025

Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp năm 2024 cán đích 299 triệu USD

 |  14:05 27/01/2025

(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.

Thị trường nội địa vươn lên dẫn đầu về doanh thu của Vĩnh Hoàn

 |  13:57 27/01/2025

Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.

Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm hơn 100 tấn cá cơm

 |  13:55 27/01/2025

Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.

Hàn Quốc vượt mốc 3 tỷ USD xuất khẩu thủy sản hàng năm, hướng tới EU để tăng trưởng mạnh hơn

 |  08:47 24/01/2025

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC