Nigeria mất 600 triệu USD/năm vì đánh bắt bất hợp pháp

Tin tức IUU 15:10 30/09/2019 711
(vasep.com.vn) Theo điều tra của THISDAY, Nigeria mất 600 triệu USD mỗi năm vì các đội tàu nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp và không khai báo, đây là kết quả của việc thiếu thiết bị như Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) và Hệ thống Giám sát tàu (VMS), và nhân lực phù hợp để kiểm soát bờ biển rộng lớn của nước này.

Nigeria cũng đã chi 800 triệu USD mỗi năm để nhập khẩu cá, hiện đang là nước nhập khẩu cá lớn thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Nigeria nhập khẩu các loài cá đông lạnh gồm: cá thu, cá trích, cá sòng, cá tuyết xanh, cá trích Bắc Đại Tây Dương và cá lù đù.

Cuộc điều tra cũng tiết lộ rằng các nhà cung cấp hàng đầu cho nước này là Mỹ và Chile, nhưng cá cũng cũng có nguồn gốc từ châu ÂU, châu Á cũng như một số nước châu Phi, bao gồm: Mauritania, Algeria và Mauritius.

Nhu cầu tiêu thụ cá hàng năm của Nigeria ước tính khoảng 3,32 triệu tấn trong khi sản lượng khai thác trong nước chỉ khoảng 1,12 triệu tấn. Điều này cho thấy sự thâm hụt 2,2 triệu tấn, con số này được bù đắp thông qua NK.

Tài liệu “Các hoạt động tội phạm nghề cá tại khu vực ven biển Tây Phi” cho thấy Nigeria đã chi khoảng 800 triệu USD để nhập khẩu cá bù đắp vào lượng thiếu hụt này. Theo tài khoản này, Nigeria trong năm 2018 đã NK 74 triệu USD từ Iceland, 56 triệu USD từ Nga, 43 triệu USD từ Na Uy và 174 triệu USD từ Hà Lan.

Tài liệu này cũng cho thấy Tây Phi vẫn là điểm nóng về đánh bắt bất hợp pháp với thiệt hại ước tính 2,9 tỷ USD.

Ngoài ra, tài liệu này còn tiết lộ hơn 450 tàu Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp tại Nigeria và bờ biển Tây Phi, thêm vào đó, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Nhóm đặc trách Tây Phi cho thấy hơn 37% số cá được đánh bắt tại Tây Phi bị đánh bắt trái phép bở các tàu của Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Pháp và Thái Lan.

Nigeria có đường bờ biển dài 853 km, giáp với Đại Tây Dương ở vịnh Guinea.

Giới hạn vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nigeria lần lượt là 12 hải lý và 200 hải lý.

Tổng diện tích của thềm lục địa tại khu vực EEZ là khoảng 37.900 km².

THISDAY kết luận rằng Nigeria cần các thiết bị như AIS và VMS, cả hai thiết bị đều sử dụng theo dõi bằng vệ tinh để truyền các vị trí của tàu.

Tài liệu này cho biết AIS được thiết kế như một công cụ để tránh va chạm và được yêu cầu phải lắp đặt đối với các tàu có kích thước nhất định theo luật pháp quốc tế và một số tàu nhỏ hơn theo quy định quốc gia. VMS là một hệ thống quản lý nghề cá được quy định ở cấp quốc gia và khu vực. Theo thông lệ, dữ liệu VMA là độc quyền nhưng các Chính phủ đang ngày càng tăng cường chia sẻ những dữ liệu này để minh bạch hơn về nghề cá của mình.

Một quan chức của Bộ Thủy sản nước này đang kêu gọi chính phủ thành lập Bộ Thủy sản và Tài nguyên biển để có thể khai thác hiệu quả tài nguồn lợi biển phong phú của Nigeria.

Theo ông, bất kỳ tàu nào được cấp giấy phép hoặc giấy bảo đảm để đưa tàu vào vùng biển của Nigeria phải đến Cơ quan Quản lý Hàng hải và An toàn Hàng hải của Nigeria (NIMASA) để đăng ký. Điều này đã được đưa vào trong Đạo luật Nghề cá biển. Nigeria cũng đang cộng tác về vấn đề số định danh tàu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), đây là số định danh duy nhất được cấp cho các tàu suốt đời cho đến khi tàu bị loại bỏ. Chính nhờ con số này mà Nigeria phát hiện ra các tàu đang sử dụng để đánh bắt bất hợp pháp.

Ngoài ra, ông cho biết nghề cá trên thế giới đang bị khai thác bất hợp pháp, làm suy yếu sự bền vững của nguồn lợi sinh vật biển và đe dọa an ninh lương thực cũng như sự ổn định về kinh tế, xã hội và chính trị của các quốc gia ven biển.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Các nhà sản xuất surimi Ấn Độ đối mặt với thách thức

 |  08:41 07/11/2024

(vasep.com.vn) Các nhà sản xuất surimi Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trên thị trường vì giá surimi nhiệt đới vẫn giữ nguyên.

Nhu cầu về các bữa ăn nhanh, dễ chế biến đang định hình lại thị trường thực phẩm đông lạnh

 |  08:39 07/11/2024

(vasep.com.vn) Nhu cầu ngày càng tăng đối với các bữa ăn nhanh đang thúc đẩy sự đổi mới trong các danh mục thủy sản đông lạnh và thủy sản bảo quản được lâu.

Peru: Lượng cập cảng giảm mạnh, nhu cầu sản phẩm đông lạnh tăng

 |  08:37 07/11/2024

(vasep.com.vn) Tính đến tháng 8/2024, Peru ghi nhận sụt giảm sản lượng thủy sản so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 118.000 tấn, trị giá 173,9 triệu PEN (46,2 triệu USD, giảm 57% về sản lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Đề xuất gỡ ‘vòng kim cô’ muối i-ốt cho doanh nghiệp thủy sản

 |  11:12 06/11/2024

Quy định phải bổ sung i-ốt vào muối dùng trong chế biến thực phẩm hiện vẫn đang tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam.

Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm

 |  11:02 06/11/2024

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, ngành tôm Việt Nam cần nâng cao chất lượng và giảm chi phí để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Người dân EU ủng hộ thông tin truy xuất nguồn gốc minh bạch cho thủy sản

 |  10:50 06/11/2024

(vasep.com.vn) Một cuộc khảo sát mới do tổ chức phi chính phủ Oceana thực hiện cho thấy 84% công dân tại Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha và Síp yêu cầu tăng cường tính minh bạch về các sản phẩm thủy sản chế biến, bao gồm cả các sản phẩm đóng hộp và đông lạnh.

Thủy sản có vỏ Ireland thâm nhập thị trường Trung Quốc

 |  10:48 06/11/2024

(vasep.com.vn) Theo một giám đốc điều hành của Bord Bia, Hội đồng Thực phẩm Ireland, các loại thủy sản có vỏ của Ireland, chẳng hạn như cua nâu và tôm càng, đã thâm nhập vào thị trường bán lẻ và ăn uống cao cấp của Trung Quốc và đạt được doanh số bán hàng mạnh mẽ.

XK cá tra sang Canada: Giữ đà ổn định trong 3 quý đầu năm

 |  10:46 06/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang Canada đạt hơn 1 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.

Công ty Sa Giang và Bích Chi "về đích" lợi nhuận sớm chỉ sau 9 tháng

 |  08:52 05/11/2024

CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang và CTCP Thực phẩm Bích Chi đều "về đích" lợi nhuận sớm chỉ sau 9 tháng, không chỉ do sản lượng bán hàng cải thiện mà còn nhờ tỷ giá USD tăng cao.

Nhiều sáng kiến đổi mới có thể giúp ngành thủy sản chuyển đổi xanh

 |  08:50 05/11/2024

Ngày 2/11, Sở KH-CN Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức vòng chung kết và trao giải cuộc thi 'Đổi mới sáng tạo ngành thủy sản' tỉnh năm 2024.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC