Năm 2008, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lý Sơn (Agribank Lý Sơn) chính thức có mặt ở huyện đảo Lý Sơn – hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Thời điểm này, tại đây vẫn chưa có hệ thống điện lưới thắp sáng, nên hoạt động của đơn vị gặp vô vàn khó khăn. Với nguồn vốn hạn chế (8 tỷ đồng và dư nợ 15 tỷ đồng), lực lượng mỏng, nhưng các cán bộ, nhân viên của Chi nhánh vẫn tâm huyết gắn bó, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vừa làm nhiệm vụ chính trị.
Năm 2015 có thể nói là bước ngoặt của huyện Lý Sơn cũng như Chi nhánh Agribank tại đây khi hệ thống điện lưới được kéo về đảo. Đây cũng chính là tiền để để Agribank Lý Sơn thể hiện được vai trò hỗ trợ phát triển tam nông, cùng với địa phương xây dựng kinh tế cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Thực tế cho thấy, qua từng năm, vai trò và vị thế của Agribank Lý Sơn ngày càng được khẳng định. Với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, cán bộ và nhân viên tận tình, người dân địa phương tìm đến đơn vị để được tư vấn, vay vốn làm ăn kinh tế ngày càng nhiều hơn.
Từ nguồn vốn vay của Agribank Lý Sơn, không ít hộ gia đình sử dụng để đầu tư đúng mục đích, cho hiệu quả cao, từng bước vươn lên làm giàu với lợi nhuận mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, một trong những thế mạnh của huyện đảo này.
Anh Huỳnh Ngọc Thảo (SN 1975, trú thôn Đông An Hải, Lý Sơn) trước đây làm nghề kinh doanh, buôn bán nhưng thu nhập cũng không đáng kể. Với quyết tâm vươn lên làm giàu, năm 2017, anh Thảo đã mạnh dạn vay vốn của Agribank Lý Sơn với số tiền 2 tỷ đồng để đầu tư nuôi cá lồng bè trên biển.
Sau nhiều năm mở rộng dần diện tích, đến nay, gia đình anh đã có được 1 hệ thống bè nuôi cá bớp với số lượng hơn 50 ao lồng. Thời gian qua, với giá cá bớp thương phẩm đang ở mức cao và ổn định, anh Thảo nhẩm tính, vụ cá năm nay, gia đình a sẽ xuất ra thị trường khoảng 20 tấn, đạt doanh thu trên 3 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mang lại lên đến 1,5 tỷ đồng.
“Nghề nuôi cá lồng bè này quan trọng nhất vẫn là vốn, vì mỗi lần đầu tư với số tiền rất lớn. Do đó, trước khi vay, tôi cũng đã tìm hiểu rất nhiều mới quyết định chọn nguồn vốn của Agribank. So với các ngân hàng khác thì mức lãi suất của ngân hàng này thấp hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có nhiều chính sách ưu đãi cho nông dân nên chúng tôi cũng cảm thấy yên tâm làm ăn hơn. Từ đó tăng được hiệu quả kinh tế và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng”, anh Thảo chia sẻ.
Cũng theo anh Thảo, hiện nay, trên đảo Lý Sơn có khoảng 50 hộ dân nuôi cá lồng bè thì có đến hơn 1/2 số hộ phải vay vốn ngân hàng. Trong đó, nguồn vay chủ yếu từ Agribank Lý Sơn. Anh Huỳnh Văn Nam (SN 1981, trú thôn Đông An Hải, Lý Sơn) cũng là 1 trong những hộ dân vay vốn của Agribank Lý Sơn để đầu tư nuôi cá bớp, tôm hùm, cá mú lồng bè trên biển.
“Trước đây tôi vay ngân hàng khác để đầu tư nuôi thủy sản lồng bè nhưng do lãi suất cao quá nên 2 năm trước chuyển qua vay vốn của Agribank Lý Sơn với số tiền 1,5 tỷ đồng. Ngoài lãi thấp thì thủ tục vay vốn ở ngân hàng Agribank cũng rất nhanh chóng, chỉ trong vòng 2 ngày là xong.
Ông Đặng Tấn Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Việc Ngân hàng Agribank đóng chân trên huyện đảo có vai trò rất lớn, không chỉ giúp huyện phát triển về kinh tế trên tất cả các lĩnh vực mà còn góp sức vào việc đảm bảo vào quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn Agribank tiếp tục khẳng định thương hiệu cùng với sự quan tâm của tỉnh để dành nhiều nguồn vốn hỗ trợ người dân phát triển kinh tế”.
Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên của Agribank Lý Sơn cũng hướng dẫn tận tình các thủ tục, giấy tờ vay, chế độ ưu đãi nên chúng tôi thấy rất hài lòng. Nhờ nguồn vốn của Agribank Lý Sơn, năm nay tôi đầu tư nuôi cá bớp rất thuận lợi, hiệu quả, lợi nhuận sau khi trừ chi phí cũng được hơn 1 tỷ đồng”, anh Nam nói.
Bà Lê Thị Của, Phó Giám đốc Chi nhánh Agribank Lý Sơn cho biết, đến năm 2022, nguồn vốn của đơn vị đã tăng lên 472 tỷ đồng, dư nợ 533 tỷ đồng, nợ xấu rất thấp. Hiện nay, thế mạnh trên đảo Lý Sơn là nuôi trồng thủy sản và phát triển nông nghiệp. Trong đó, nguồn vốn ngân hàng cho vay để người dân đầu tư, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản rất lớn. Các hộ vay vốn làm ăn rất hiệu quả, trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
“Ngoài cho vay để đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp thì chúng tôi còn hỗ trợ nguồn vốn vay cho các hộ dân xây dựng nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ phục vụ du lịch nhằm từng bước thay đổi diện mạo của Lý Sơn. Bên cạnh đó, khi các hộ dân gặp rủi ro như ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản xuất gặp thiên tai, bão lũ, tàu cá gặp sự cố, chúng tôi cũng có chính sách giảm lãi suất, giãn nợ cho khách hàng”, bà Của nói.
Ông Đinh Văn Công, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi: "Đến nay đơn vị có 14 chi nhánh huyện, thành phố và 10 phòng giao dịch trực thuộc huyện, rộng khắp trên địa bàn. Hiện nguồn vốn của Agribank Quảng Ngãi khoảng 16.000 tỷ đồng, dư nợ 12.600 tỷ đồng, trong đó cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm đến 81,3%.
Ở địa bàn Quảng Ngãi có thuận lợi như người dân rất chất phác và chịu khó làm ăn. Có tiềm năng sản xuất hàng hóa nông nghiệp, ngư nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, địa bàn này cũng thường xuyên gặp thiên tai, bão lũ, đất đai hẹp nên khó sản xuất được hàng hóa quy mô lớn, chưa có nhiều doanh nghiệp đảm bảo bao tiêu đầu ra, phục vụ xuất khẩu.
Do đó, để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, hiện nay Agribank Quảng Ngãi đang thực hiện khuyến khích, tăng cường việc đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt hướng đến đầu tư cho các hợp tác xã, tổ hợp tác cũng như các doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, mang lại giá trị lớn”.
Mỹ Hạnh (Theo Báo Nông nghiệp)
Ngày 09/04/2025, Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) ban hành bản tin CSMS # 64701128, hướng dẫn về thuế đối ứng theo Lệnh Hành pháp ngày 02/04/2025 (“Điều chỉnh nhập khẩu bằng thuế quan đối ứng để khắc phục thâm hụt thương mại hàng hóa lớn và kéo dài nhiều năm của Hoa Kỳ”). Quy định có hiệu lực từ 12:01 sáng giờ EDT ngày 10/04/2025.
Việt Nam đang tích cực tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường Halal toàn cầu với quy mô ước tính 4,5 nghìn tỷ USD năm 2030. Các chuyến thăm trong năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới một số quốc gia Trung Đông như UAE, Qatar và Ả Rập Xê-út cho thấy ưu tiên của Việt Nam trở thành nguồn cung cấp nông thủy sản Halal cho khu vực.
(vasep.com.vn) Tháng 2/2025, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, với mức tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt gần 53 triệu USD. Con số này nâng tổng giá trị XK trong 2 tháng đầu năm 2025 lên hơn 105 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, XK mực, bạch tuộc cũng đang đối mặt với thách thức lớn từ các quy định mới của Mỹ và EU, đặc biệt là Đạo luật Bảo vệ Động vật có vú ở Biển (MMPA).
(vasep.com.vn) Động thái của Trung Quốc vào thứ Tư (ngày 9/4) nhằm áp dụng mức thuế bổ sung 50% đối với Hoa Kỳ, nâng tổng mức thuế lên 84%, sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm hùm sống, bột cá và mực nang/mực ống.
(vasep.com.vn) Trump tạm hoãn áp thuế quan đối ứng 90 ngày để đàm phán với hơn 75 quốc gia, tạo “đòn bẩy tối đa” trong thương mại. Động thái này khiến các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia tạm yên tâm, trong khi Ecuador và Chile mất lợi thế thuế quan ngắn hạn trong xuất khẩu thủy sản.
(vasep.com.vn) Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang với các mức thuế chưa từng có (Mỹ áp 125% cho hàng NK từ Trung Quốc, Trung Quốc trả đũa với mức thuế 84% cho hàng Mỹ) là cơ hội để Việt Nam củng cố vị thế tại Mỹ, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn từ sự chuyển hướng của Trung Quốc. Ngành thủy sản Việt Nam cần hành động nhanh, linh hoạt và minh bạch để tận dụng “cửa sổ vàng” này, đồng thời cũng cần thận trọng để tránh bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh tiêu cực.
(vasep.com.vn) Rạng sáng 10/4 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày với tất cả các đối tác thương mại không trả đũa Mỹ, trong khi mức thuế quan áp với Trung Quốc được nâng lên 125%.
(vasep.com.vn) Hiện đang có nhiều nhầm lẫn trong ngành thủy sản Hoa Kỳ liên quan đến mức thuế quan áp dụng cho các sản phẩm phi lê được chế biến tại châu Á từ nguyên liệu thô có xuất xứ từ Hoa Kỳ. Một số doanh nghiệp cho rằng họ không phải chịu bất kỳ loại thuế nào, trong khi những người khác tin rằng toàn bộ lô hàng phải chịu mức thuế đầy đủ. Lại có những ý kiến khác cho rằng cách tính thuế phức tạp hơn, đòi hỏi phải có công thức tính toán chi tiết.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn