Theo đó, một số vấn đề kiến nghị quan trọng của Hiệp hội VASEP đã được Chính phủ chỉ đạo tới các Bộ Ngành liên quan giải quyết. Đây là bước quan trọng để các Bộ Ngành liên quan quan tâm, giải quyết, tháo gỡ nhiều vấn đề lớn cho DN thủy sản và ngành hàng.
Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và đề xuất, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật. Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế; phù hợp với đặc điểm vị trí, địa lý hoặc đặc thù của dự án, công trình, phương tiện. Hoàn thành trong tháng 3 năm 2024.
Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ gồm Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
- Đối với các sản phẩm, hàng hóa được cắt giảm, quản lý theo nguyên tắc cơ quan có thẩm quyền quy định tiêu chuẩn an toàn, người sản xuất, kinh doanh tự tuân thủ. Việc rà soát, sửa đổi danh mục mặt hàng thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng: (i) Cắt giảm các mặt hàng có mức độ rủi ro rất thấp hoặc gần như không có rủi ro; (ii) Bổ sung danh mục mặt hàng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành.
- Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng: (i) Áp dụng đầy đủ nguyên tắc về quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa; phân biệt những vi phạm nhỏ mang tính hành chính, không ảnh hưởng đến giá trị và chất lượng của hàng hóa; và (ii) Đơn giản hóa hồ sơ, quy trình, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
- Nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt đã được chứng minh hiệu quả về cách thức quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Trong đó, đặc biệt chú trọng nhân rộng quy định về áp dụng quản lý rủi ro; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng: (i) Miễn kiểm tra chuyên ngành đối với các mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu số lượng nhỏ để sử dụng nội bộ và các sản phẩm, hàng hóa đã sản xuất theo quy trình, công nghệ tiên tiến; (ii) Thừa nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền của các nước có công nghệ tiên tiến; trao đổi, chia sẻ, chấp nhận chứng từ quản lý, kiểm tra chuyên ngành điện tử với các nước như Giấy chứng nhận kiểm dịch (e-phyto), Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS),…;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành sau khi hàng hóa thông quan, lưu thông trên thị trường. Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan hải quan đối với hàng hoá sau thông quan; giảm thiểu kiểm tra đối với những doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt và không có lịch sử vi phạm các quy định pháp luật.
Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương:
- Khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng; giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng kịp thời cho doanh nghiệp, người nộp thuế đảm bảo đúng đối tượng, chính sách, quy định.
- Nghiên cứu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ chế biến thủy sản là “hoạt động chế biến” để thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp theo tinh thần đã nêu tại Văn bản số 2550/BTC-TCT ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Bộ Tài chính về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Hoàn thành trong tháng 9 năm 2024.
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan:
- Tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Trong đó, nghiên cứu một số nội dung sau: (i) Doanh nghiệp được thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm cho cùng một loại bao bì, sản phẩm thải bỏ; (ii) Doanh nghiệp nộp đóng góp tái chế trên cơ sở quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm và thời hạn nộp đến hết quý I của năm tiếp theo; và (iii) Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi đối với bao bì thân thiện với môi trường hoặc sử dụng vật liệu tái chế.
- Nghiên cứu đưa bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản vào loại chất thải rắn thông thường có khả năng tái chế và cấp ký hiệu (TT-R) như quy định tại khoản 3, Điều 24, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường để các nhà máy thủy sản có thể giao cho các nhà máy sản xuất phân bón làm nguyên liệu sản xuất.
• Nghị quyết số 02/NQ-CP xác định quan điểm chỉ đạo là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, cải cách theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp. • Một trong những mục tiêu của Nghị quyết là giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. • Một trong các nhóm giải pháp trọng tâm được Chính phủ chú trọng thực hiện đó là tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp. • Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; kịp thời nắm bắt các phản hồi chính sách và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của DN. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo; không cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của DN. |
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con ngư dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tích cực vươn khơi bám biển để phát triển kinh tế và kỳ vọng có chuyến biển bội thu vào cuối năm, để có một cái Tết sung túc, đầy đủ hơn.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
(vasep.com.vn) Trong một động thái quan trọng nhằm bảo vệ ngành đánh bắt quan trọng của Guam, Hội đồng Quản lý Nghề cá Khu vực Tây Thái Bình Dương đã công bố các biện pháp mới để tái thiết trữ lượng cá đáy, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về sự tham gia của cộng đồng vào việc thu thập dữ liệu và quản lý nghề cá.
(vasep.com.vn) Francisco Aldon là Giám đốc Điều hành của MarinTrust, một chương trình chứng nhận nguyên liệu biển quốc tế.
(vasep.com.vn) Ngành tôm của Ecuador đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2024 đầy biến động và mặc dù có vị thế vững chắc trên thị trường, nhưng ngành này sẽ kết thúc với mức tăng trưởng hằng năm rất thấp hoặc không tăng trưởng.
(vasep.com.vn) Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum có thể tìm đến đối thủ kinh tế lớn nhất của Washington vào thời điểm Bắc Kinh đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Mỹ Latinh.
(vasep.com.vn) Nếu như năm 2023, XK cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha vẫn chưa được đều đặn, năm 2024 các đơn hàng XK sang thị trường này đã thường xuyên hơn. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ sang Bồ Đào Nha trong năm 2024 chỉ đạt khoảng 10 triệu USD, tăng 379% so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Hàng năm, USDA công bố các yêu cầu mua hàng mở đối với hơn 200 sản phẩm để phân phối thông qua các chương trình thực phẩm trong nước. Vào năm 2024, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã chi gần 260 triệu USD cho thủy sản, phân bổ cho ít nhất 9 nhóm loài.
(vasep.com.vn) Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2025, hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế đối với cá và hải sản từ Na Uy vào Liên minh Châu Âu sẽ chính thức có hiệu lực. Quyết định này được đưa ra sau các cuộc đàm phán kéo dài giữa Na Uy và EU trong khuôn khổ thỏa thuận Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA), có hiệu lực từ 1 tháng 5 năm 2021 đến 30 tháng 4 năm 2028. Những hạn ngạch này được kỳ vọng sẽ tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu của Na Uy cũng như thị trường cá và hải sản tại Châu Âu.
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy các khu vực bảo vệ biển quy mô lớn (MPAs) có thể làm tăng tỷ lệ bắt cá, ngay cả khi có sự lan tỏa ra ngoài ranh giới của các khu vực này, đặc biệt là đối với các loài di cư như cá ngừ mắt to.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn