Cùng tìm vốn cho doanh nghiệp
Nông nghiệp công nghệ cao (CNC) được đánh giá là hướng đi mang lại hiệu quả vượt bậc cho nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, bài toán về vốn luôn khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp còn e ngại khi đầu tư vào nông nghiệp.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, thực tế hiện nay năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với đòi hỏi của một nước mới nổi với thu nhập trung bình; phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nông nghiệp trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn.
"Một số địa phương chạy đua trong việc xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC nhưng nguồn lực có hạn, trông chờ chủ yếu vào ngân sách Trung ương. Nhiều địa phương chưa chủ động trong công tác quy hoạch, bố trí đất sạch, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh trên cơ sở khai thác lợi thế, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển các khu đã quy hoạch", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, theo Bộ NN&PTNT, ngoài tập trung phát triển nguồn nhân lực, đầu tư công cho phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp..., nhiều giải pháp liên quan sẽ tập trung vào vấn đề gỡ khó cho doanh nghiệp, thu hút doanh nghiệp.
Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, liên quan tới nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ tại Việt Nam, giải pháp là tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, thực thi các chính sách ưu đãi cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới; hỗ trợ thành lập các công ty bao gồm cả hai khu vực nhà nước và tư nhân về định giá công nghệ, xuất nhập khẩu công nghệ...
Vốn với doanh nghiệp phát triển CNC từ trước tới nay vẫn là vấn đề nan giải. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, định hướng đặt ra còn là mở rộng các loại tài sản để các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC được thế chấp vay vốn; điều chỉnh cơ chế định giá để sát với giá thực tế đối với các tài sản hình thành trên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và các tài sản là sáng chế khoa học công nghệ đã được công nhận.
Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế riêng cho Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các chương trình, dự án đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng CNC, đặc biệt là cơ chế phối hợp của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong công tác thẩm định các dự án đầu tư để quỹ hoạt động hiệu quả, minh bạch, giúp doanh nghiệp tiếp cận cơ hội vay vốn tín dụng một cách thuận lợi nhất.
Giảm tối đa các chi phí
Hiện nay, nông sản Việt đã xuất khẩu đi 180 quốc gia trên thế giới với 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, mở ra thêm cơ hội cho nông, lâm, thủy sản Việt tiếp cận thị trường.
Tuy vậy, xét về tổng thể, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định: Việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tổ chức, quản lý là một hướng đi tất yếu đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.
Thực tế, thời gian qua, các CNC, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng trong từng khâu hoặc trong cả chuỗi sản xuất để mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp.
Cụ thể như, ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ví dụ điển hình, sản xuất rau hoa trong nhà màng, nhà kính như đối với cây rau: Doanh thu đạt từ 2,5 tỷ đồng đến 9 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 1,6 đến 4,9 tỷ đồng/ha; đối với cây hoa: Doanh thu đạt từ 0,5 tỷ đồng đến 9,9 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 0,3 đến 5,4 tỷ đồng/ha.
Với nuôi tôm thẻ chân trắng, việc ứng dụng công nghệ đã nâng cao năng suất chất lượng tôm, năng suất đạt 40 tấn/ha, gấp 40 lần so với sản xuất đại trà, chi phí sản xuất giảm 30-35% so với quy trình cũ; sản xuất bò sữa, năng suất sữa đạt trên 30 lít/bò/ngày, chất lượng tốt…
Đong đếm tổng thể về mặt con số, tính đến hết tháng 6, cả nước đã có 35 khu nông nghiệp ứng dụng CNC do Thủ tướng Chính phủ và UBND các tỉnh thành lập. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ thành lập 3 khu: Hậu Giang, Phú Yên, Bạc Liêu. Đến nay, có 40 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC được cấp giấy chứng nhận còn hiệu lực gồm: 12 doanh nghiệp ứng dụng CNC trong lĩnh vực trồng trọt; 19 doanh nghiệp ứng dụng CNC trong lĩnh vực thủy sản và 9 doanh nghiệp ứng dng CNC trong lĩnh vực chăn nuôi.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn